Trả nợ và giải ngân ngay trong ngày!

  • Bắt đầu Bắt đầu kenfntnkg
  • Ngày bắt đầu Ngày bắt đầu

kenfntnkg

Super Moderator
Super Mod
Vấn đề này mình đã hỏi trên ub.com.vn rồi nhưng không thấy ai tham gia nhiệt tình hết.:(

Nguyên tắc làm việc thì mình biết là không được để tình huống trên xảy ra, chỉ được tất toàn hồ sơ vay trong ngày hôm nay thì hôm sau mới được giải ngân lại (trừ cho vay HMTD)

Nhưng đó giờ mình cũng ngu nghê không biết có các văn bản nào quy định phần này không? Cũng tính hỏi kiểm soát nội bộ nhưng mà thôi, lên đây nhờ các anh em cùng thảo luận cho vui.;)

Việc chúng ta trả nợ và giải ngân ngay trong ngày thì có ảnh hưởng gì không (cái này thì cứ hiểu là đảo nợ phải không ta).


Ông Trần Xuân Châu, Phó vụ trưởng Vụ Tín dụng NHNN cho rằng, chưa có một khái niệm chính thức về đảo nợ. Đảo nợ được hiểu thông thường là vay NHTM này để trả ngân hàng khác. (http://cafef.vn/20120517102752168CA34/ngan-hang-ai-cuu-cuu-ai.chn)
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Bạn làm bên nào, tớ làm bên NH Quốc Tế, trả nợ và GN ra khi full Hạn mức là bị tuýt còi đảo nợ ngay, KTNB kiểu gì nó cũng biết và sau khổ cả mình cả khách hàng

- - - Updated - - -



Mình làm bên Hàng Hải bạn ạ! Mình nghĩ việc quy kết cứ giải ngân thu nợ trong ngày là đảo nợ là không đúng và không đủ cơ sở. Bạn có thể hỏi ngược lại kiểm toán là cơ sở nào anh (chị) nói Giải ngân thu nợ trong ngày là đảo nợ? (điều này mình thường làm khi chưa hiểu, rất tốt bạn ạ. Từ đó mình có thể hiểu được hơn nghiệp vụ và cũng nắm chắc được nghiệp vụ hơn). Chỉ có cơ cở khi nói rằng khả năng đảo nợ khi thực hiện nghiệp vụ này là lớn thôi. Còn nếu Bank quy định không được giải ngân thu nợ trong ngày thì mình cứ thế mà thực hiện thui.:)

Khẳng định với trường hợp hạn mức full, thu nợ và giải ngân ngay trong ngày là đảo nợ, bạn không tin hả. Cái này không fai là lý thuyết nữa rồi mà người thật việc thật nhé. Trên lý thuyết thì là tất toán deal này và phát sinh deal khác nên giải ngân để làm luôn >> lý thuyết thôi
Không bí tiền thì sao fai vội thế, mình là quản lý KH, đọc vị KH ngay, chưa vụ nào thoát. nếu nhận và giải trình được thì sẽ làm, thường KH mình ok việc để hsau giải ngân.
Cơ sở của việc cho nó đảo nthe bởi vì nắm được hoạt động và dòng tiền nó về liên tục :)
 
Khẳng định với trường hợp hạn mức full, thu nợ và giải ngân ngay trong ngày là đảo nợ, bạn không tin hả. Cái này không fai là lý thuyết nữa rồi mà người thật việc thật nhé. Trên lý thuyết thì là tất toán deal này và phát sinh deal khác nên giải ngân để làm luôn >> lý thuyết thôi
Không bí tiền thì sao fai vội thế, mình là quản lý KH, đọc vị KH ngay, chưa vụ nào thoát. nếu nhận và giải trình được thì sẽ làm, thường KH mình ok việc để hsau giải ngân.
Cơ sở của việc cho nó đảo nthe bởi vì nắm được hoạt động và dòng tiền nó về liên tục :)
1. Ví dụ như sau: Vào ngày thứ 6 trong tuần, khách hàng đến hạn thanh toán quốc tế cho 1 đối tác nước ngoài, thanh toán T/T. Để giữ uy tín và lời hứa, khách hàng bắt buộc phải chuyển tiền vào thứ 6 để chứng minh rằng mình thanh toán đúng hẹn với đối tác nước ngoài. Đồng thời thứ 6 cũng là ngày khách hàng có 1 khoản đến hạn tại ngân hàng bạn, ngân hàng bạn không làm việc vào sáng thứ 7, mọi giao dịch phải chờ đến thứ 2 tuần tiếp theo, khách hàng đang quan hệ duy nhất với ngân hàng của bạn...Khách hàng có nguồn tiền chuyển về vào sáng thứ 6 tại ngân hàng bạn, đủ để tất toán khoản vay, và còn dư để thanh toán 1 phần T/T. Trong tình huống trên khách hàng có 2 cách ứng xử như sau:
Cách 1. Để quá hạn tại ngân hàng, sử dụng toàn bộ số tiền đã về tài khoản vào sáng thứ 6 có được để thanh toán T/T cho đối tác nước ngoài nhằm giữ uy tín. Với cách này, thứ 1 khách hàng sẽ bị quá hạn tại ngân hàng (hên thì thứ 2 khách hàng có thêm nguồn tiền để tất toán khoản nợ cho ngân hàng bạn, xui thì phải chờ thêm mấy ngày, và có thể bị nảy nợ nhóm 2 --> ảnh hưởng đến cả khách hàng và cả đánh giá của cán bộ tín dụng) và có thể sẽ không được giải ngân tiếp vì bị nợ quá hạn.
Cách 2. Sử dụng nguồn tiền về buổi sáng để tất toán khoản vay tại ngân hàng, đồng thời chuẩn bị hồ sơ giải ngân để buổi chiều giải ngân thanh toán T/T cho đối tác. Cách này đáp ứng được 3 mục tiêu là: thanh toán tiền đúng hạn giữ uy tín; trả nợ ngân hàng đúng hẹn cũng giữ được uy tín; có thời gian quay vòng vốn lưu động.
Với trường hợp ứng xử thứ 2 trên bạn thấy có đảo nợ ở điểm nào không ạ?
 
1. Ví dụ như sau: Vào ngày thứ 6 trong tuần, khách hàng đến hạn thanh toán quốc tế cho 1 đối tác nước ngoài, thanh toán T/T. Để giữ uy tín và lời hứa, khách hàng bắt buộc phải chuyển tiền vào thứ 6 để chứng minh rằng mình thanh toán đúng hẹn với đối tác nước ngoài. Đồng thời thứ 6 cũng là ngày khách hàng có 1 khoản đến hạn tại ngân hàng bạn, ngân hàng bạn không làm việc vào sáng thứ 7, mọi giao dịch phải chờ đến thứ 2 tuần tiếp theo, khách hàng đang quan hệ duy nhất với ngân hàng của bạn...Khách hàng có nguồn tiền chuyển về vào sáng thứ 6 tại ngân hàng bạn, đủ để tất toán khoản vay, và còn dư để thanh toán 1 phần T/T. Trong tình huống trên khách hàng có 2 cách ứng xử như sau:
Cách 1. Để quá hạn tại ngân hàng, sử dụng toàn bộ số tiền đã về tài khoản vào sáng thứ 6 có được để thanh toán T/T cho đối tác nước ngoài nhằm giữ uy tín. Với cách này, thứ 1 khách hàng sẽ bị quá hạn tại ngân hàng (hên thì thứ 2 khách hàng có thêm nguồn tiền để tất toán khoản nợ cho ngân hàng bạn, xui thì phải chờ thêm mấy ngày, và có thể bị nảy nợ nhóm 2 --> ảnh hưởng đến cả khách hàng và cả đánh giá của cán bộ tín dụng) và có thể sẽ không được giải ngân tiếp vì bị nợ quá hạn.
Cách 2. Sử dụng nguồn tiền về buổi sáng để tất toán khoản vay tại ngân hàng, đồng thời chuẩn bị hồ sơ giải ngân để buổi chiều giải ngân thanh toán T/T cho đối tác. Cách này đáp ứng được 3 mục tiêu là: thanh toán tiền đúng hạn giữ uy tín; trả nợ ngân hàng đúng hẹn cũng giữ được uy tín; có thời gian quay vòng vốn lưu động.
Với trường hợp ứng xử thứ 2 trên bạn thấy có đảo nợ ở điểm nào không ạ?

Bạn lại ko đọc kỹ những cmt trước rồi, trang 4 mình đã viết
">>> Sếp mình khuyến cáo sẽ ko ký bất cứ hồ sơ nào thu nợ và giải ngân trong ngày, vớt vát thì giải ngân cho hồ sơ số tiền GN nhỏ hơn số tiền thu nợ
anh em thảo luận tiếp nha, trường hợp này rất nhạy cảm nên mình nói ra những kinh nghiệm của mình thui"
Sếp mình vẫn ký nhưng duy chỉ trong cái NOTE ấy và thực sự là rất gấp, số tiền GN lách đi sẽ nhỏ hơn số tiền trả nợ.
Thêm vào đó, mình đang nói chuyên sâu về vốn lưu động bạn ạ, KH đảo và dòng tiền đi trong nước chứ việc thực hiện thông qua 1 đối tác nước ngoài quá lằng nhằng vì còn vướng AML, thông tư 03...
>> Vấn đề mình đưa ra liên quan đến chủ đề quay vòng vốn trong nước như chủ topic nói và là thực tế để ae làm tín dụng để ý, tiêu chí ở đây là càng thực tế càng tốt và hay phát sinh vì nhiều ae sẽ gặp phải trong quá trình tác nghiệp, hơn nữa việc đọc kỹ trước khi trả lời là điều rất cần thiết
 
Bạn lại ko đọc kỹ những cmt trước rồi, trang 4 mình đã viết
">>> Sếp mình khuyến cáo sẽ ko ký bất cứ hồ sơ nào thu nợ và giải ngân trong ngày, vớt vát thì giải ngân cho hồ sơ số tiền GN nhỏ hơn số tiền thu nợ
anh em thảo luận tiếp nha, trường hợp này rất nhạy cảm nên mình nói ra những kinh nghiệm của mình thui"
Sếp mình vẫn ký nhưng duy chỉ trong cái NOTE ấy và thực sự là rất gấp, số tiền GN lách đi sẽ nhỏ hơn số tiền trả nợ.
Thêm vào đó, mình đang nói chuyên sâu về vốn lưu động bạn ạ, KH đảo và dòng tiền đi trong nước chứ việc thực hiện thông qua 1 đối tác nước ngoài quá lằng nhằng vì còn vướng AML, thông tư 03...
>> Vấn đề mình đưa ra liên quan đến chủ đề quay vòng vốn trong nước như chủ topic nói và là thực tế để ae làm tín dụng để ý, tiêu chí ở đây là càng thực tế càng tốt và hay phát sinh vì nhiều ae sẽ gặp phải trong quá trình tác nghiệp, hơn nữa việc đọc kỹ trước khi trả lời là điều rất cần thiết

Đúng là mình đang hỏi khách hàng đang vay 1 món, ví dụ là vay sửa chữa nhà 1 năm, 100 triệu. Đến ngày 00 khách hàng đến hạn, khách hàng trả vào, CBTD làm sẵn hồ sơ mới, khách hàng đi công chứng, xóa + đăng ký giao dịch đảm bảo mới. Qua hôm sau thì giải ngân hồ sơ mới, mục đích mới, cái đó bình thường rồi.
Nhưng nếu tình huống như vậy, mà xử lý trong ngày thì sao nhỉ? Nếu như nhiều ý kiến là được, thì phải trả sáng, chiều giải ngân và số tiền nộp khác với số tiền chi ra cho khách hàng.

Còn về phần thanh toán Quốc tế, xuanphong nói mình mới biết, chứ mình chưa phát sinh nghiệp vụ này nhiều.
Còn longvd công nhận có kinh nghiệm nhiều ghê!
 
Đúng là mình đang hỏi khách hàng đang vay 1 món, ví dụ là vay sửa chữa nhà 1 năm, 100 triệu. Đến ngày 00 khách hàng đến hạn, khách hàng trả vào, CBTD làm sẵn hồ sơ mới, khách hàng đi công chứng, xóa + đăng ký giao dịch đảm bảo mới. Qua hôm sau thì giải ngân hồ sơ mới, mục đích mới, cái đó bình thường rồi.
Nhưng nếu tình huống như vậy, mà xử lý trong ngày thì sao nhỉ? Nếu như nhiều ý kiến là được, thì phải trả sáng, chiều giải ngân và số tiền nộp khác với số tiền chi ra cho khách hàng.

Còn về phần thanh toán Quốc tế, xuanphong nói mình mới biết, chứ mình chưa phát sinh nghiệp vụ này nhiều.
Còn longvd công nhận có kinh nghiệm nhiều ghê!

Cái trường hợp Nhựt nói thì theo bên mình làm thì vẫn làm được, tuy nhiên là Giám đốc sẽ kiểm tra đúng bản chất việc giải ngân sau đó có được sử dụng đúng mục đích hay không hay là đảo.
Thường thì đối với quản lý KH, việc KH đảo nợ hay không QLKH thường nắm được, tùy ngưỡng chấp nhận được hay không, tương tự Giám đóc cũng chấp nhận hay không, còn vì sao biết là đảo thì do nghiệp vụ của từng quản lý KH, trên quan điểm mình thì đã QLKH thì phải nắm được KH, dòng tiền đi đâu về đâu, mánh khóe kiếm tiền DN thế nào ( đối với SME, còn với BigCorp thì không thảo luận ở đây vì nó còn bị chi phối bởi nhiều mối quan hệ vĩ mô )
Trước đây mình làm mối giới bất động sản :) tốt nghiệp Học viện Ngân hàng tuy nhiên ra làm trái nghề, môi giới chán chê rồi mới bơi vào ngân hàng được 15 tháng thôi :)
 
hihi tình huống giải ngân trả nợ trong ngày này hơi bị nguy hiểm hà nha..hehehe..mình nghĩ tốt nhất nên cho kh trả trước 1 ngày, hôm sau giải ngân lại. với lại KH vay nóng bên ngoài, theo mình biết thì vay 1 cũng tính thành 3 (tức là tính tiền lãi tối thiểu của 3 ngày dù cho kh có trả trước đi chăng nữa) nên mình nghĩ chuyện Kh vay nóng trả nợ cũng k bị ảnh hưởng nhiều đâu...
 
Quan điểm của tớ thì tốt nhất là bảo KH vay nóng nguội bên ngoài rồi mình GN cho. Chứ Cán bộ nhà ta hỗ trợ thì mình thấy ăn không ngon ngủ không yên, nhỡ có vấn đề gì thì chết.
Đành phải an toàn cho bản thân mình trước đã.
 
anh Hưng ah, thế nếu khách hàng trả trước một phần tiền vay (giả sử là lúc 14h ngày 18/05/2012) rồi tới lúc 16h mình giải ngân cho khách, khách dùng tiền đó để trả nốt nợ vay còn lại thì thế nào ah? có là đảo nợ không?

Vụ này mà mình túm được là sẽ ghi nhận là "có thành tích" trong việc theo sát hoạt động tín dụng của Ngân hàng đi kiểm tra đấy :D
Tốt nhất, nếu khả năng khách hàng được vay lại là chắc chắn thì bảo họ "mượn nóng" tiền để cắt nợ trước rồi mới tác nghiệp :))
 
Nếu KH cá nhân thì vẫn có TH giải ngân bằng tiền mặt được.
Đối với KH DN thì cũng đơn giản, đã làm ăn thì mối quan hệ đầy ra, kí 1 cái HĐ khống dễ vô cùng, giải ngân xong có hóa đơn đỏ mang lên cho NH kiểm tra luôn :)
A toàn nói chuẩn của chuẩn ấy,nhưng nếu xét về mặt quy trình thì GN chhuyển khoản kiểu này KSNB không thể quy ra cái tội"đảo nợ" đuợc nhỷ :D
 
:):) Cảm ơn bạn. Tại Bank mình làm việc nếu giải ngân thu nợ trong ngày sẽ không thực hiện được trong trường hợp đã full hạn mức lý do vì sao? Khi đã full hạn mức thì chắc chắn khách hàng phải trả nợ vào thì mới giải ngân được (để giảm dư nợ - tái lại hạn mức có thể giải ngân), tuy nhiên, trên hệ thống tin học thì bắt buộc phải để qua đêm (sau 23h:59:59) việc trả nợ mới được ghi nhận là đóng tài khoản, hạn mức từ đó mới được nới ra để có thể giải ngân. Như vậy, chắc chắn không thể thu nợ - giải ngân trong ngày. Trong những trường hợp đặc biệt thì phải trình các cấp thẩm quyền phê duyệt, tức là cũng có thể giải ngân, nhưng thủ tục rườm rà hơn. Mình muốn nhấn mạnh là việc Giải ngân - thu nợ trong ngày là hợp pháp. Tuy nhiên, như có bạn đã nói việc này nhạy cảm và tùy từng chính sách và quy trình quản lý của từng ngân hàng mà cán bộ tín dụng có thực hiện được hay không. :)

Đấy là nếu a/c để TK quét tư động thu lãi cuối ngày, chứ TH muốn thu nợ ùi GN ra ngay trong ngày thì mình phải nhờ bên thu nợ thu tay cho chứ ạ ^^
 
Back
Bên trên