Trả nợ và giải ngân ngay trong ngày!

kenfntnkg

Super Moderator
Super Mod
Vấn đề này mình đã hỏi trên ub.com.vn rồi nhưng không thấy ai tham gia nhiệt tình hết.:(

Nguyên tắc làm việc thì mình biết là không được để tình huống trên xảy ra, chỉ được tất toàn hồ sơ vay trong ngày hôm nay thì hôm sau mới được giải ngân lại (trừ cho vay HMTD)

Nhưng đó giờ mình cũng ngu nghê không biết có các văn bản nào quy định phần này không? Cũng tính hỏi kiểm soát nội bộ nhưng mà thôi, lên đây nhờ các anh em cùng thảo luận cho vui.;)

Việc chúng ta trả nợ và giải ngân ngay trong ngày thì có ảnh hưởng gì không (cái này thì cứ hiểu là đảo nợ phải không ta).


Ông Trần Xuân Châu, Phó vụ trưởng Vụ Tín dụng NHNN cho rằng, chưa có một khái niệm chính thức về đảo nợ. Đảo nợ được hiểu thông thường là vay NHTM này để trả ngân hàng khác. (http://cafef.vn/20120517102752168CA34/ngan-hang-ai-cuu-cuu-ai.chn)
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Vấn đề này mình đã hỏi trên ub.com.vn rồi nhưng không thấy ai tham gia nhiệt tình hết.:(

Nguyên tắc làm việc thì mình biết là không được để tình huống trên xảy ra, chỉ được tất toàn hồ sơ vay trong ngày hôm nay thì hôm sau mới được giải ngân lại (trừ cho vay HMTD)

Nhưng đó giờ mình cũng ngu nghê không biết có các văn bản nào quy định phần này không? Cũng tính hỏi kiểm soát nội bộ nhưng mà thôi, lên đây nhờ các anh em cùng thảo luận cho vui.;)

Việc chúng ta trả nợ và giải ngân ngay trong ngày thì có ảnh hưởng gì không (cái này thì cứ hiểu là đảo nợ phải không ta).

Cái này đơnn giản thôi.
Đầu tiên nhắc lại khái niệm đảo nợ: Đảo nợ là việc giải ngân cho KH để trả nợ khoản vay trước đó trong trạng thái KH không có khả năng trả nợ.
Việc giải ngân và thu nợ trong ngày nếu trên cùng 1 HĐTD (giải ngân bằng nhiều KUNN) thì cũng không phải là chuyện hiếm. Áp đặt là đảo nợ cũng khó chính xác.

Một số nơi, KTNB hoặc KSNB bắt rằng chứ giải ngân, thu nợ trong ngày là đảo nợ. Để tránh trường hợp bị bắt kiểu này các bạn có thể tác nghiệp như sau:

  • Bước 1: Cho khách hàng nộp tiền mặt hoặc CK vào để thanh lý khoản vay cũ trước. (Nếu chuyển khoản từ nơi khác thì rõ ràng rồi, trong trường hợp KH có tiền mặt mang theo thì cho KH viết giấy nộp tiền, bảng kê ... nộp tiền vào TK để cắt nợ)
  • Bước 2: Sau khi cắt nợ xong, giải ngân cho KH như bt.
Có 02 chú ý thi thao tác nghiệp vụ:
  • Trên phiếu hạch toán sẽ hiển thị ngày giờ, vì vậy, buộc phải cho KH nộp tiền vào trả nợ trước (phiếu sẽ hiển thị giờ hạch toán trả nợ) sau đó mới giải ngân khoản vay tiếp theo (phiếu sẽ hiển thị giờ giải ngân). Giờ giải ngân phải sau giờ trả nợ;
  • Mặt khác, bảng kê tiền nộp vào trả nợ phải khác bảng kê tiền nhận khi nhận tiền giải ngân.
Trong trường hợp KH không có tiền (thật sự không có tiền) để mang tới nộp trc , các bạn cho trả nợ & giải ngân (bù trừ tại quỹ) khống là chắc chắn các bạn sẽ bị bắt là "đảo nợ". Hết sức chú ý vấn đề này nhé.

Còn ở đâu cấm cho vay đảo nợ bạn có thể xem 1627 - Điều 9 nhé.
 
anh Hưng ah, thế nếu khách hàng trả trước một phần tiền vay (giả sử là lúc 14h ngày 18/05/2012) rồi tới lúc 16h mình giải ngân cho khách, khách dùng tiền đó để trả nốt nợ vay còn lại thì thế nào ah? có là đảo nợ không?
 
anh Hưng ah, thế nếu khách hàng trả trước một phần tiền vay (giả sử là lúc 14h ngày 18/05/2012) rồi tới lúc 16h mình giải ngân cho khách, khách dùng tiền đó để trả nốt nợ vay còn lại thì thế nào ah? có là đảo nợ không?
Chẹp, cái này sẽ rơi vào trạng thái nhạy cảm, nếu KSNB nào mà "thoáng", hiểu bản chất vấn đề thì họ nhắc nhở, không thì sẽ "được" ghi nhận.

Tốt nhất là nên nói KH, mượn "nóng" bên ngoài tầm vài tiếng thôi, rồi trả, không nên tự cho mình vào thế khó làm gì :D
 
thực tế trong thời thời gian gần đây, có nhiều trường hợp là Ngân hàng hứa hẹn với KH là trả nợ vào đi thì sẽ cho vay ra tiếp ... nhưng sau đó xù luôn. Khách hàng truyền tai nhau kinh nghiệm này. Chính vì thế họ đàm phán với Ngân hàng chắc chắn giải ngân ra đc thì họ sẽ trả nợ vào ngay...1 số trường hợp còn nhất quyết ko trả nợ ấy chứ! Nhiều khi, để an toàn cho khoản vay, Ngân hàng cũng nên có thiện chí với KH thôi. Hoàn toàn ko phải là chiều KH quá đáng đâu!
Làm tín dụng thì phải tính nước an toàn cho chính mình trước mới đc! he he!
 
thực tế trong thời thời gian gần đây, có nhiều trường hợp là Ngân hàng hứa hẹn với KH là trả nợ vào đi thì sẽ cho vay ra tiếp ... nhưng sau đó xù luôn. Khách hàng truyền tai nhau kinh nghiệm này. Chính vì thế họ đàm phán với Ngân hàng chắc chắn giải ngân ra đc thì họ sẽ trả nợ vào ngay...1 số trường hợp còn nhất quyết ko trả nợ ấy chứ! Nhiều khi, để an toàn cho khoản vay, Ngân hàng cũng nên có thiện chí với KH thôi. Hoàn toàn ko phải là chiều KH quá đáng đâu!
Làm tín dụng thì phải tính nước an toàn cho chính mình trước mới đc! he he!

Hi chơi trò kêu trả đi rồi giải ngân lại, mà khách trả rồi, không giải ngân, coi chừng ra đường khách hàng "bụp". Vì thường người ta đã không có tiền, thì người ta sẽ phải vay nóng. Do đó, nhân viên Tín dụng đã hứa thì phải giữ lời, nhất là chuyện giải ngân sau khi trả.
 
Nếu thấy khách hàng tốt, kinh doanh thật sự mà do các yếu tố khách quan dẫn tới việc chưa thể thu hồi vốn đầu tư khi đến hạn khoản vay thì nên tạo điều kiện cho khách hàng. Có thể bảo KH vay nóng trả vào rồi giải ngân ra trong ngày. Tuy nhiên trước khi quyết định nên báo cáo trưởng đơn vị để cho chắc ăn vì mình không thể quyết được việc này :).
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,577
Số bình luận
528,088
Tổng số thành viên
351,502
Thành viên mới nhất
dagathomocam
Back
Bên trên