Trả nợ và giải ngân ngay trong ngày!

  • Bắt đầu Bắt đầu kenfntnkg
  • Ngày bắt đầu Ngày bắt đầu

kenfntnkg

Super Moderator
Super Mod
Vấn đề này mình đã hỏi trên ub.com.vn rồi nhưng không thấy ai tham gia nhiệt tình hết.:(

Nguyên tắc làm việc thì mình biết là không được để tình huống trên xảy ra, chỉ được tất toàn hồ sơ vay trong ngày hôm nay thì hôm sau mới được giải ngân lại (trừ cho vay HMTD)

Nhưng đó giờ mình cũng ngu nghê không biết có các văn bản nào quy định phần này không? Cũng tính hỏi kiểm soát nội bộ nhưng mà thôi, lên đây nhờ các anh em cùng thảo luận cho vui.;)

Việc chúng ta trả nợ và giải ngân ngay trong ngày thì có ảnh hưởng gì không (cái này thì cứ hiểu là đảo nợ phải không ta).


Ông Trần Xuân Châu, Phó vụ trưởng Vụ Tín dụng NHNN cho rằng, chưa có một khái niệm chính thức về đảo nợ. Đảo nợ được hiểu thông thường là vay NHTM này để trả ngân hàng khác. (http://cafef.vn/20120517102752168CA34/ngan-hang-ai-cuu-cuu-ai.chn)
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
hi, mình cũng đã từng gặp trường hợp là Sếp ngâm hồ sơ, đã lên kế hoạch đồng ý này nọ, nhưng cuối cùng lại ngâm không giải ngân ra, khách hàng lên khóc lóc thảm thiết, nói vay nóng bên ngoài, không cho ra là chết.
Còn tình huống mình thấy chủ yếu là trả hôm nay, hôm sau giải ngân, đó là an toàn nhất nhất, trừ trường hợp cho vay HMTD thui!
Mình chỉ muốn biết có văn bản nào quy định cụ thể cái vụ này, để nếu có trường hợp xảy ra, anh em Banker mình còn biết đường mà dựa theo đó để sống sót!
 
anh Hưng ah, thế nếu khách hàng trả trước một phần tiền vay (giả sử là lúc 14h ngày 18/05/2012) rồi tới lúc 16h mình giải ngân cho khách, khách dùng tiền đó để trả nốt nợ vay còn lại thì thế nào ah? có là đảo nợ không?

Cái này cũng hơi khó. Thông thường thì DN khi giải ngân thì hết 90% là chuyển khoản. Giải ngân tiền mặt ít và số tiền cũng ko nhiều. Nếu như KH trả 1 phần, giải ngân để trả phần còn lại thì còn vướng thêm 1 chỗ: đó là phải có chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn. Lúc đó thì NH sẽ giải ngân xong và chuyển thẳng cho đối tác của KH thì lấy đâu tiền cho KH dùng tiền giải ngân để trả khoản nợ còn lại.
 
Cái này cũng hơi khó. Thông thường thì DN khi giải ngân thì hết 90% là chuyển khoản. Giải ngân tiền mặt ít và số tiền cũng ko nhiều. Nếu như KH trả 1 phần, giải ngân để trả phần còn lại thì còn vướng thêm 1 chỗ: đó là phải có chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn. Lúc đó thì NH sẽ giải ngân xong và chuyển thẳng cho đối tác của KH thì lấy đâu tiền cho KH dùng tiền giải ngân để trả khoản nợ còn lại.

Nếu KH cá nhân thì vẫn có TH giải ngân bằng tiền mặt được.
Đối với KH DN thì cũng đơn giản, đã làm ăn thì mối quan hệ đầy ra, kí 1 cái HĐ khống dễ vô cùng, giải ngân xong có hóa đơn đỏ mang lên cho NH kiểm tra luôn :)
 
Nếu KH cá nhân thì vẫn có TH giải ngân bằng tiền mặt được.
Đối với KH DN thì cũng đơn giản, đã làm ăn thì mối quan hệ đầy ra, kí 1 cái HĐ khống dễ vô cùng, giải ngân xong có hóa đơn đỏ mang lên cho NH kiểm tra luôn :)

NH giải ngân chuyển khoản cho đối tác của KH, nhờ đối tác rút tiền mặt (từ tài khoản của đối tác đó), KH cầm tiền mặtlại nộp lại để trả nợ NH. => đảo như rang lạc ấy ... he!!!
 
Nếu KH cá nhân thì vẫn có TH giải ngân bằng tiền mặt được.
Đối với KH DN thì cũng đơn giản, đã làm ăn thì mối quan hệ đầy ra, kí 1 cái HĐ khống dễ vô cùng, giải ngân xong có hóa đơn đỏ mang lên cho NH kiểm tra luôn :)

NH giải ngân chuyển khoản cho đối tác của KH, nhờ đối tác rút tiền mặt (từ tài khoản của đối tác đó), KH cầm tiền mặtlại nộp lại để trả nợ NH. => đảo như rang lạc ấy ... he!!!
 
hi, mình cũng đã từng gặp trường hợp là Sếp ngâm hồ sơ, đã lên kế hoạch đồng ý này nọ, nhưng cuối cùng lại ngâm không giải ngân ra, khách hàng lên khóc lóc thảm thiết, nói vay nóng bên ngoài, không cho ra là chết.
Còn tình huống mình thấy chủ yếu là trả hôm nay, hôm sau giải ngân, đó là an toàn nhất nhất, trừ trường hợp cho vay HMTD thui!
Mình chỉ muốn biết có văn bản nào quy định cụ thể cái vụ này, để nếu có trường hợp xảy ra, anh em Banker mình còn biết đường mà dựa theo đó để sống sót!

Văn bản chung, do cơ quan nhà nước/bộ ngành/nhnn ban hành hay tham chiếu Luật dân sự...thì mình không biết....
Còn văn bản do chính ngân hàng ban hành thì...mình cũng không biết luôn...lười đọc văn bản bà cố...hix, chỉ có làm và làm...khi nào thi nghiệp vụ mới lôi văn bản ngan hàng ban hành ra đọc
 
Giải ngân bằng tiền mặt sắp bị tịt ngòi luôn òi...bây giờ chỉ còn dưới 100 triệu mới được giải ngân bằng tiền mặt.
 
Việc giải ngân và thu nợ trong cùng một ngày là hết sức nhạy cảm, nên hầu hết các ngân hàng cấm việc này, mà khi đã cấm thì CBTD không được làm.
Thực tế kinh nghiệm tại đơn vị mình trước đây đã gặp trường hợp tương tự. Một nhân viên quản lý hồ sơ khách hàng, sáng hôm đó giải ngân cho khách hàng 1 tỷ để trả tiền hàng, vì khách hàng phải thanh toán tiền hàng trước khi giao hàng mà khách hàng chưa thu kịp tiền. Chiều cùng ngày khách hàng gọi điện đến nói nhân viên tín dụng vào tài khoản khách hàng thu 1,5 tỷ vào hợp đồng tín dụng khác.
Qua giám sát từ xa KSNB yêu cầu nhân viên tín dụng phải giải trình.
Khi phân tích nguồn thu và mục đích sử dụng vốn đúng, phù hợp, không có hiện tượng đảo nợ gì nên cuối cùng NVTD bị nhắc nhở, rút kinh nghiệm.
Đúng như các bạn nói, việc giải ngân và cho vay trong cùng một ngày không hẳn là hình thức đảo nợ,nếu minh chứng nguồn tiền thu nợ không phải là nguồn tiền đã cho vay ra, trong trường hợp này nguồn thu nợ của khách hàng là từ doanh thu chưa thu được và khách hàng nhận tiền vay đã chuyển khoản thanh toán tiền mua hàng cho người khác. Nếu quy định cứng nhắc thì sẽ ảnh hưởng đến sự linh hoạt trong kinh doanh của khách hàng.
Cho vay đảo nợ cũng không phải là hình thức cấm nhưng đúng là chưa có hướng dẫn cụ thể. Khi ngân hàng cho khách hàng vay để trả nợ vay tại ngân hàng khác nhằm tái cơ cấu lại khoản vay là hết sức cần thiết và hiện đang là sản phẩm tín dụng của nhiều ngân hàng.
Do sự cứng nhắc của KSNB nên nhiều anh em tín dụng phải nói nhỏ khách hàng vay nóng ở đâu đó, chính là điều làm khó cho khách hàng.
Do có sự nhạy cảm trong việc giải ngân và thu nợ trong ngày nên các nhân viên tín dụng hết sức thận trọng trong công việc, và việc gì ngân hàng đã cấm thì đừng làm, còn nếu ngân hàng bạn làm không cấm thì trước khi thu nợ và giải ngân trong ngày phải xin ý kiến của lãnh đạo thống nhất thì làm.
 
Nếu KH cá nhân thì vẫn có TH giải ngân bằng tiền mặt được.
Đối với KH DN thì cũng đơn giản, đã làm ăn thì mối quan hệ đầy ra, kí 1 cái HĐ khống dễ vô cùng, giải ngân xong có hóa đơn đỏ mang lên cho NH kiểm tra luôn :)

Nhưng ít ra thì QLKH cũng ko bị khép vào tội "đảo nợ". Còn việc nhận ra HĐ khống hay ko thì lại là 1 vấn đề khác nửa :(. Ai có kinh nghiệm trong vấn đề này thi share luôn nhé.
 
Vấn đề tất toán nợ vay và giải ngân trong cùng 1 ngày mình làm suốt, làm chứng từ khống nộp tiền vào để tất toán nợ cho khách, sau đó giải ngân rút đúng món tiền đó ra để cân bằng quỹ. Một ngày làm mấy cái chứng từ như vậy là chuyện thường. Khách hàng đến làm thủ tục đơn giản là ký vào hợp đồng mới, ký 1 phiếu giấy nộp tiền và ký một phiếu lĩnh tiền rồi đi về thôi, cực kỳ nhanh gọn.
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Back
Bên trên