Trả nợ và giải ngân ngay trong ngày!

  • Bắt đầu Bắt đầu kenfntnkg
  • Ngày bắt đầu Ngày bắt đầu

kenfntnkg

Super Moderator
Super Mod
Vấn đề này mình đã hỏi trên ub.com.vn rồi nhưng không thấy ai tham gia nhiệt tình hết.:(

Nguyên tắc làm việc thì mình biết là không được để tình huống trên xảy ra, chỉ được tất toàn hồ sơ vay trong ngày hôm nay thì hôm sau mới được giải ngân lại (trừ cho vay HMTD)

Nhưng đó giờ mình cũng ngu nghê không biết có các văn bản nào quy định phần này không? Cũng tính hỏi kiểm soát nội bộ nhưng mà thôi, lên đây nhờ các anh em cùng thảo luận cho vui.;)

Việc chúng ta trả nợ và giải ngân ngay trong ngày thì có ảnh hưởng gì không (cái này thì cứ hiểu là đảo nợ phải không ta).


Ông Trần Xuân Châu, Phó vụ trưởng Vụ Tín dụng NHNN cho rằng, chưa có một khái niệm chính thức về đảo nợ. Đảo nợ được hiểu thông thường là vay NHTM này để trả ngân hàng khác. (http://cafef.vn/20120517102752168CA34/ngan-hang-ai-cuu-cuu-ai.chn)
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Bây giờ bên mình không cho làm nữa rồi, chỉ có nộp vài ngày sau giải ngân lại, hoặc là tài sản họ còn hạn mức cho chồng vay trả nợ cho vợ hoặc ngược lại :))
Vấn đề tất toán nợ vay và giải ngân trong cùng 1 ngày mình làm suốt, làm chứng từ khống nộp tiền vào để tất toán nợ cho khách, sau đó giải ngân rút đúng món tiền đó ra để cân bằng quỹ. Một ngày làm mấy cái chứng từ như vậy là chuyện thường. Khách hàng đến làm thủ tục đơn giản là ký vào hợp đồng mới, ký 1 phiếu giấy nộp tiền và ký một phiếu lĩnh tiền rồi đi về thôi, cực kỳ nhanh gọn.
 
Vấn đề này mình đã hỏi trên ub.com.vn rồi nhưng không thấy ai tham gia nhiệt tình hết.:(

Nguyên tắc làm việc thì mình biết là không được để tình huống trên xảy ra, chỉ được tất toàn hồ sơ vay trong ngày hôm nay thì hôm sau mới được giải ngân lại (trừ cho vay HMTD)

Nhưng đó giờ mình cũng ngu nghê không biết có các văn bản nào quy định phần này không? Cũng tính hỏi kiểm soát nội bộ nhưng mà thôi, lên đây nhờ các anh em cùng thảo luận cho vui.;)

Việc chúng ta trả nợ và giải ngân ngay trong ngày thì có ảnh hưởng gì không (cái này thì cứ hiểu là đảo nợ phải không ta).


Ông Trần Xuân Châu, Phó vụ trưởng Vụ Tín dụng NHNN cho rằng, chưa có một khái niệm chính thức về đảo nợ. Đảo nợ được hiểu thông thường là vay NHTM này để trả ngân hàng khác. (http://cafef.vn/20120517102752168CA34/ngan-hang-ai-cuu-cuu-ai.chn)

Theo mình, dữ liệu chủ topic đưa ra vẫn chưa đầy đủ và cũng có ý kiến đóng góp thế này.
Mình cũng chưa từng thấy quy định nào về việc thu nợ và giải ngân trong ngày. Tuy nhiên việc này chủ yếu là thường xảy ra đối với các HDTD hạn mức, qua thời gian làm việc mình cũng rút ra được một số vấn đề:
1. Điều quan trọng nhất đối với một khoản giải ngân là biết được tiền đi đâu, có phục vụ hoạt động SXKD hay không -> thể hiện qua việc thu thập chứng từ sử dụng vốn.
- Thu nợ, giải ngân chuyển khoản (trên cơ sở có hóa đơn, chứng từ, hợp đồng): OK. Không ai đi bắt cái này cả.
- Thu nợ, giải ngân tiền mặt: Nếu có chứng từ cũng OK luôn. (Ví dụ: Hôm nay đến hạn một khoản vay và cũng là ngày phát lương công nhân hoặc thu mua nguyên liệu để sản xuất -> Không thể nói người lao động chờ ngày mai hoặc đóng của nhà máy để ngày mai mua nguyên liệu hoạt động được)
- Thu nợ, giải ngân tiền mặt: Không có chứng từ. Cái này chính xác là đảo nợ. Kiểm toán hỏi thì cũng bó chân luôn không thể giải thích được. Và về nguyên tác là giải ngân sai quy định.
2. Thu nợ, ngày hôm sau giải ngân: Vẫn bị bắt bình thường nếu không có chứng từ Sử dụng vốn.
Một trường hợp đặc biệt lộ liễu: Khách hàng có khoản vay 1 tỷ tới hạn (hoặc sắp tới hạn) trả nợ nhưng khách hàng chỉ có 200 trđ thì sao? Cách giải quyết là hôm nay trả 200, chờ mai giải ngân 200, dùng tiền trả tiếp,... 5 vòng là hết 1 tỷ. (Cái này đúng với yêu cầu chủ topic: Thu nợ - NGày hôm sau giải ngân)-> Kiểm toán đập cho thấy thương luôn.
Kết luận của mình: Quan trọng nhất là thu thập chứng từ sử dụng vốn, kể cả làm nghiệp thu thu nợ - giải ngân khống cho khách hàng trong ngày vẫn được.
 
- Theo mình hiểu bạn đang nói về cho vay theo hạn mức, có nhiều giấy nhận nợ. Và như vậy, nếu khoản vay chưa để trễ hạn trả (ví dụ ngày đáo hạn là ngày 10/11/2012) thì trước đó bạn có thể cho khách hàng trả một phần rồi tiếp tục dùng tiền đó để trả nốt phần còn lại ( có thể chia làm nhiều đợt). Tuy nhiên, việc này phải được thực hiện hết sức khéo léo. Tốt nhất là trả hôm trước và giải ngân vào ngày hôm sau ( trong trường hợp thời gian quá gấp thì nên trả buổi sáng rồi buổi chiều giải ngân lại).

- Ngoài ra, bạn nên chú ý tính toán thật kỹ số lần giải ngân và số tiền mỗi lần giải ngân, số tiền giải ngân ra và số tiền nộp trở lại nên có sự chênh lệch nhất định ( tránh trường hợp giải ngân hôm nay 10 tỷ, sáng mai khách hàng lại nộp đúng 10 tỷ hoặc 9,5 tỷ thì rất dễ bị bắt).
- Hiện nay, theo thông tư 09 thì việc giải ngân tiền mặt khá khó khăn ( một số nơi có thể lách việc giải ngân nhưng theo mình nghĩ với các khoản vay số tiền lớn sau này thanh tra ngân hàng nhà nước rất dễ vịn vào). Cho nên tốt nhất nên nhờ khách hàng mượn tài khoản của một ai đó thân quen và uy tín để thực hiện giải ngân chuyển khoản ( tốt nhất là tài khoản của người nhận khác hệ thống của người vay) ( à mình làm bên tín dụng Doanh Nghiệp)^^.
- Chủ đề này thật hay, vì vừa rồi mình cũng đã làm giúp một khách hàng giải quyết một số giấy nhận nợ lớn ( khoảng 40 tỷ) và mọi chuyện đều đúng kế hoạch, hy vọng mai mốt không bị thanh tra phát hiện ( bla bla...)
 
Trả nợ và giải ngân trong ngày vẫn OK. Miễn là chứng từ sử dụng vốn không trùng lắp, phù hợp với nhu cầu vay và sát với ngày nhận nợ/ngày ký hợp đồng.
Quy định hiện nay là chuyển khoản với các món trên 100 trđ nên phần nào cũng hạn chế được rủi ro.
 
Giải ngân chuyễn khoản: mươn "TK người quen có KD trong lĩnh vực đó", nhờ họ ký dùm luôn UNC, rồi GNN vào "TK người quen" có UNC đó KH có thể rút tiền ngay luôn. cách này thấy mấy anh chị đi trước làm cũng hay.

Giải ngân Tiền mặt:
- Em thấy mình xin hóa đơn của người quen, ngành nghề nào cũng xin hết, khi Giải ngân nếu KH không có thì mình đưa ra kêu họ kê dùm. (như vậy không biết có bị bắt gì k nưa)
- Còn đối với những ngành nghề không thể nào xin được hóa đơn (như KH vay lấy tiền thu mua nông sản từ các hộ nông dân) thì lập ra "bảng kê người thụ hưỡng" đưa cho KH, kêu họ thu mua từ ai thì kêu họ ký vào - cái này có cái sợ họ ký khống thì sao?

Em biết đc mấy chiêu đối phó chứng từ này từ các anh chị đi trc, nhưng thật tình không biết những việc này có bị kiểm toán hỏi k nữa?

Chổ em cũng Sáng KH đem tiền lại trả, chiều giải ngân cho họ lại, có gì lôi cái bảng kê tiền ra, như sáng KH nộp loại tiền này, chiều nộp tiền khác! có kèm Chứng từ

Mấy cách trên đây em điều học hỏi các anh chị đi trc...nêu ra cho mọi người nhận xét!
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Như Ngân hàng mình là không được phép trong ngày.Ít nhất là phải sang ngày hôm sau, mà như thế đã bị soi rồi nói j là sang trả nợ chiều giải ngân luôn.
 
Cái này đơnn giản thôi.
Đầu tiên nhắc lại khái niệm đảo nợ: Đảo nợ là việc giải ngân cho KH để trả nợ khoản vay trước đó trong trạng thái KH không có khả năng trả nợ.
Việc giải ngân và thu nợ trong ngày nếu trên cùng 1 HĐTD (giải ngân bằng nhiều KUNN) thì cũng không phải là chuyện hiếm. Áp đặt là đảo nợ cũng khó chính xác.

Một số nơi, KTNB hoặc KSNB bắt rằng chứ giải ngân, thu nợ trong ngày là đảo nợ. Để tránh trường hợp bị bắt kiểu này các bạn có thể tác nghiệp như sau:

  • Bước 1: Cho khách hàng nộp tiền mặt hoặc CK vào để thanh lý khoản vay cũ trước. (Nếu chuyển khoản từ nơi khác thì rõ ràng rồi, trong trường hợp KH có tiền mặt mang theo thì cho KH viết giấy nộp tiền, bảng kê ... nộp tiền vào TK để cắt nợ)
  • Bước 2: Sau khi cắt nợ xong, giải ngân cho KH như bt.
Có 02 chú ý thi thao tác nghiệp vụ:
  • Trên phiếu hạch toán sẽ hiển thị ngày giờ, vì vậy, buộc phải cho KH nộp tiền vào trả nợ trước (phiếu sẽ hiển thị giờ hạch toán trả nợ) sau đó mới giải ngân khoản vay tiếp theo (phiếu sẽ hiển thị giờ giải ngân). Giờ giải ngân phải sau giờ trả nợ;
  • Mặt khác, bảng kê tiền nộp vào trả nợ phải khác bảng kê tiền nhận khi nhận tiền giải ngân.
Trong trường hợp KH không có tiền (thật sự không có tiền) để mang tới nộp trc , các bạn cho trả nợ & giải ngân (bù trừ tại quỹ) khống là chắc chắn các bạn sẽ bị bắt là "đảo nợ". Hết sức chú ý vấn đề này nhé.

Còn ở đâu cấm cho vay đảo nợ bạn có thể xem 1627 - Điều 9 nhé.

Bước 1: Cho khách hàng nộp tiền mặt hoặc CK vào để thanh lý khoản vay cũ trước. (Nếu chuyển khoản từ nơi khác thì rõ ràng rồi, trong trường hợp KH có tiền mặt mang theo thì cho KH viết giấy nộp tiền, bảng kê ... nộp tiền vào TK để cắt nợ)
Bước 2: Sau khi cắt nợ xong, giải ngân cho KH như bt.
>> Vẫn là đảo nợ bạn ạ, mặc dù ko có định nghĩa chính xác tuy nhiên hơn ai hết những người làm tín dụng trong chúng ta đều biết đây là đảo nợ, dù có nói giảm nói tránh như nào thì vẫn là đảo nợ.
THeo kinh nghiệm của mình thì có thể chỉ là 1 làn, hoặc lâu lâu mới tái diễn tuy nhiên những hồ sơ này sẽ gặp rất nhiều bất lợi khi đánh giá KH, chắc chắn việc tái cấp sẽ rất khó khăn đối với KH.
Để tránh việc bị nhận diện thì chúng ta có thể lách bằng việc nhờ KH trả nợ sớm 1 rồi giải ngân ra đối với số tiền nhỏ và KH đi vay nóng hay xoay sở đâu đó để trả nợ, 1 ngày ko chết được ai
CÒn với trường hợp đã quá bí fai giải ngân trong ngày thì mình khuyên là đừng có làm
Thêm vào đó, bạn nói trường hợp nhận tiền khi giải ngân thì mình nhớ ko rõ là thông tư 20 hay thông tư 09 là chỉ giải ngân tiền mặt đối với món dưới 100 ( nó có nhiều trường hợp nhưng con số chính ở đây là 100tr ). việc bảng kê nthe thì không vấn đề gì, trùng nhau cũng được tuy nhiên khi nta ktra bút toán thì vẫn nhận ra thui.
>>> Sếp mình khuyến cáo sẽ ko ký bất cứ hồ sơ nào thu nợ và giải ngân trong ngày, vớt vát thì giải ngân cho hồ sơ số tiền GN nhỏ hơn số tiền thu nợ
anh em thảo luận tiếp nha, trường hợp này rất nhạy cảm nên mình nói ra những kinh nghiệm của mình thui
 
Không biết các ngân hàng khác thế nào, chứ bank của tui phải đòi khách hàng chứng minh vốn tự có 30% nữa nè. Mỗi lần giải ngân làm việc với KSNB, scan hồ sơ mệt nghỉ luôn.
 
Back
Bên trên