Trả nợ và giải ngân ngay trong ngày!

  • Bắt đầu Bắt đầu kenfntnkg
  • Ngày bắt đầu Ngày bắt đầu

kenfntnkg

Super Moderator
Super Mod
Vấn đề này mình đã hỏi trên ub.com.vn rồi nhưng không thấy ai tham gia nhiệt tình hết.:(

Nguyên tắc làm việc thì mình biết là không được để tình huống trên xảy ra, chỉ được tất toàn hồ sơ vay trong ngày hôm nay thì hôm sau mới được giải ngân lại (trừ cho vay HMTD)

Nhưng đó giờ mình cũng ngu nghê không biết có các văn bản nào quy định phần này không? Cũng tính hỏi kiểm soát nội bộ nhưng mà thôi, lên đây nhờ các anh em cùng thảo luận cho vui.;)

Việc chúng ta trả nợ và giải ngân ngay trong ngày thì có ảnh hưởng gì không (cái này thì cứ hiểu là đảo nợ phải không ta).


Ông Trần Xuân Châu, Phó vụ trưởng Vụ Tín dụng NHNN cho rằng, chưa có một khái niệm chính thức về đảo nợ. Đảo nợ được hiểu thông thường là vay NHTM này để trả ngân hàng khác. (http://cafef.vn/20120517102752168CA34/ngan-hang-ai-cuu-cuu-ai.chn)
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Không ok hết đâu, KTNB về sau đều phải xem xét đến dòng tiền của DN thực sự sử dụng. Nếu bạn chỉ đơn thuần đảo món vay vốn cho khách thì chắc chắn sẽ bị phát hiện, việc hóa đơn giấy tờ chỉ là hình thức, KTNB nhìn là biết khoản vay này có dùng thực hay không ( giấy tờ đầy đủ vẫn nghi ngờ như thường). Cái chính là hoạt động của DN thế nào, lịch sử vay nợ ra sao. Năm 2012 vừa rùi, nhiều DN là ngôi sao trên thị trường còn chết vì các khoản vay đầu tư sai mục đích, nên chắc chắn hiện tại KTNB rất cảnh giác. Bạn nào mà làm NH mình đang làm thì xác định đi... hi hi
 
Cái này đơnn giản thôi.
Đầu tiên nhắc lại khái niệm đảo nợ: Đảo nợ là việc giải ngân cho KH để trả nợ khoản vay trước đó trong trạng thái KH không có khả năng trả nợ.
Việc giải ngân và thu nợ trong ngày nếu trên cùng 1 HĐTD (giải ngân bằng nhiều KUNN) thì cũng không phải là chuyện hiếm. Áp đặt là đảo nợ cũng khó chính xác.

Một số nơi, KTNB hoặc KSNB bắt rằng chứ giải ngân, thu nợ trong ngày là đảo nợ. Để tránh trường hợp bị bắt kiểu này các bạn có thể tác nghiệp như sau:

  • Bước 1: Cho khách hàng nộp tiền mặt hoặc CK vào để thanh lý khoản vay cũ trước. (Nếu chuyển khoản từ nơi khác thì rõ ràng rồi, trong trường hợp KH có tiền mặt mang theo thì cho KH viết giấy nộp tiền, bảng kê ... nộp tiền vào TK để cắt nợ)
  • Bước 2: Sau khi cắt nợ xong, giải ngân cho KH như bt.
Có 02 chú ý thi thao tác nghiệp vụ:
  • Trên phiếu hạch toán sẽ hiển thị ngày giờ, vì vậy, buộc phải cho KH nộp tiền vào trả nợ trước (phiếu sẽ hiển thị giờ hạch toán trả nợ) sau đó mới giải ngân khoản vay tiếp theo (phiếu sẽ hiển thị giờ giải ngân). Giờ giải ngân phải sau giờ trả nợ;
  • Mặt khác, bảng kê tiền nộp vào trả nợ phải khác bảng kê tiền nhận khi nhận tiền giải ngân.
Trong trường hợp KH không có tiền (thật sự không có tiền) để mang tới nộp trc , các bạn cho trả nợ & giải ngân (bù trừ tại quỹ) khống là chắc chắn các bạn sẽ bị bắt là "đảo nợ". Hết sức chú ý vấn đề này nhé.

Còn ở đâu cấm cho vay đảo nợ bạn có thể xem 1627 - Điều 9 nhé.

Như thế này em nghĩ vẫn xảy ra trường hợp khách hàng mượn tạm tiền ở đâu trả vào trước (vay nóng), rồi khi ngân hàng giải ngân (vào tài khoản ma) thì lại sử dụng tiền đó trả cho bên kia. Hơi giống kiểu cho vay bù đắp ấy.
 
Nếu nói về đảo nợ thì nói với mấy ông thanh tra NHNN là chính xác nhất. Vì chưa có quy định rõ ràng nên mấy bác đấy nói sao thì tin vậy
 
Bạn trả nợ và giải ngân trong ngày được thì tốt quá chứ sao, bạn mà làm được thế thì khách nào cũng hài lòng.
Đảo nợ tức là khách hàng vay ngân hàng này để trả ngân hàng khác hoặc trả nợ vay bên ngoài.
 
Chẳng có quy định nào cấm việc đó cả và cũng chưa có quy định nào định nghĩa được thế nào là "đảo nợ". Vấn đề bạn cần quan tâm ở đây là giải ngân ra có đúng mục đích, đúng quy định của pháp luật hay không? (ít nhất là trên hồ sơ)
 
Thường thì cứ 1 thời gian thì các NH sẽ in cho ta cái Báo cáo vay trả nợ trong ngày với biến động số tiền vay trả 5-15 % trong vòng từ 2-3 ngày và bắt CBTD phải báo cáo lý do.
Theo kinh nghiệm của mình thì để tránh phiền phức sau này: thì nên yêu cầu KH trả nợ từ nguồn tiền từ đối tác trả tức là dòng tiền về từ phương án kinh doanh, nên hạn chế nộp tiền mặt vào TK để trả nợ, nộp tiền mặt rất bị nghi ngờ là đảo nợ (trừ trường hợp đặc thù của KH là thu tiền mặt). Số tiền vay và trả nên chênh lệch nhau từ 15-20 % trở lên. Số tiền vay lớn và giống nhau y hệt mà trả trước rồi vay sau ra trong ngày rất dễ bị KTNB bắt lỗi
 
Hi chơi trò kêu trả đi rồi giải ngân lại, mà khách trả rồi, không giải ngân, coi chừng ra đường khách hàng "bụp". Vì thường người ta đã không có tiền, thì người ta sẽ phải vay nóng. Do đó, nhân viên Tín dụng đã hứa thì phải giữ lời, nhất là chuyện giải ngân sau khi trả.

:D ha ha. Mấy ông KH lìu tìu sự thật là mình phải lừa nó mà bạn, hồi trước chỗ mình cũng có trường hợp thế rồi. Có ông KH vay vốn ko giữ uy tín, thường xuyên chậm trả gốc, lãi, anh làm cùng phòng bị đau đầu lắm. Nếu mà bảo là trả nợ đi ko cho vay nữa thì còn lâu nó mới trả hết cho. Các trường hợp cho vay hạn mức thì có thể xem xét, nhưng đã cho vay từng lần mà ko có uy tín với NH thì đừng mong vay tiếp
 
:D ha ha. Mấy ông KH lìu tìu sự thật là mình phải lừa nó mà bạn, hồi trước chỗ mình cũng có trường hợp thế rồi. Có ông KH vay vốn ko giữ uy tín, thường xuyên chậm trả gốc, lãi, anh làm cùng phòng bị đau đầu lắm. Nếu mà bảo là trả nợ đi ko cho vay nữa thì còn lâu nó mới trả hết cho. Các trường hợp cho vay hạn mức thì có thể xem xét, nhưng đã cho vay từng lần mà ko có uy tín với NH thì đừng mong vay tiếp

Ừm, cái đó cũng tùy khách thôi! hi hi
 
Cho em hỏi khi HMTD full, thu nợ và giải ngân trong ngày sao lại là đảo nợ được? Trường hợp bên em chứng minh được nguồn tiền có trong TK khách hàng là từ tiền của đối tác chuyển khoản qua, khi thu nợ mình thu bằng tiền đó. Sau đó GN lại và chuyển khoản đi cho đối tác của khách hàng. Mình đều chứng minh được hết về tiền thu nợ và tiền GN thì sao gọi là đảo nợ được. Em ko hiểu ý anh/chị?

Khẳng định với trường hợp hạn mức full, thu nợ và giải ngân ngay trong ngày là đảo nợ, bạn không tin hả. Cái này không fai là lý thuyết nữa rồi mà người thật việc thật nhé. Trên lý thuyết thì là tất toán deal này và phát sinh deal khác nên giải ngân để làm luôn >> lý thuyết thôi
Không bí tiền thì sao fai vội thế, mình là quản lý KH, đọc vị KH ngay, chưa vụ nào thoát. nếu nhận và giải trình được thì sẽ làm, thường KH mình ok việc để hsau giải ngân.
Cơ sở của việc cho nó đảo nthe bởi vì nắm được hoạt động và dòng tiền nó về liên tục :)[/QUOTE]
 
Back
Bên trên