Thẩm định khách hàng cá nhân???

Liên quan đến tài sản đảm bảo, kinh nghiệm nào để thẩm định giá trị tài sản đảm bảo tốt nhất cho khách hàng mà vẫn theo đúng quy định của ngân hàng?
 
Thanks các bác. Trong 4 yếu tố tdkhcn yếu tố nào quan trọng nhất ạ
 
Thanks các bác. Trong 4 yếu tố tdkhcn yếu tố nào quan trọng nhất ạ
Trong các yếu tố thẩm định thì thẩm định TSBĐ là ít quan trọng nhất, còn các yếu tố còn lại đều quan trọng và tùy thuộc vào từng trường hợp :) đối vs cá nhân anh thì là thẩm định tư cách KH
 
A zải thích dùm e được ko
Nếu KH có tư cách tốt thì dù ng ta có kẹt tiền thì cũng sẽ tìm mọi cách để trả nợ, còn ko có thì dù có tiền họ ko chịu trả thì mình dọa dẫm, đòi cũng mệt lắm!
 
ó rất nhiều yếu tố quan trọng để thẩm định khách hàng vì thực tế bạn không thể biết được rốt cuộc yếu tố nào sẽ biến quyết định cấp tín dụng của bạn khiến bạn lâm và hoàn cảnh lâm ly bi đát. Nhiều khi, yếu tố mà bạn cho là quan trọng nhất để cấp tín dụng hoàn toàn ok, nhưng rủi ro lại tới từ một lý do hoàn toàn khác. Vì thế khi thẩm định cần rất nhiều kinh nghiệm thực tế mà bạn phải học hỏi và tích lũy. Kinh nghiệm mình không nhiều nhưng nếu có gì hay bạn có thể tham khảo, pro đừng ném gạch nha:
Trước tiên vẫn là lý thuyết thẩm định: 5C
Character: Nói nôm na là tư cách khách hàng, ý thức trả nợ.
- Kinh nghiệm của mình khi thẩm định yếu tố này đó là:
o Trước khi thẩm định: Tra CIC, từ đó sẽ đặt trước được những câu hỏi-yếu tố quan trọng và cần nhiều kinh nghiệm-, hẹn gặp, và tới trước khi gặp 30-60 phút ngồi quán nước gần nhà để tìm hiểu thêm về khách hàng: Về tài sản tranh chấp hay không? Về quan hệ khách hàng với hàng xóm lối sống và tư cách khách hàng một cách sơ bộ…
o Khi thẩm định: Một yếu tố quan trọng cho các bạn tín dụng đó là khả năng chém gió mà muốn chém được thì phải biết được khách hàng làm gì, ra sao, mình tư vấn sản phẩm gì, sản phẩm đối thủ,…? Trong khi chém hãy lồng những câu hỏi của bạn vào và quan sát cách trả lời của khách hàng cái này là kinh nghiệm nếu khách hàng tự tin và trung thực bạn sẽ cảm nhận được qua cách trả lời tất nhiên là bạn cần có kinh nghiệm để nhận ra điều đó. Mình nói là chém gió là yếu tố quan trọng bởi lẽ: Không chém được, bạn sẽ biến việc tư vấn khách hàng của bạn thành buổi tra khảo thông tin khách hàng, trong thời buổi hiện nay đó là yếu tố biến bạn thành kẻ bại trận, cho dù bạn có sản phẩm tốt và tiện chí của bạn tới đâu. Câu nói vui của thẩm định khách hàng, tư vấn khách hàng là: "Bán bạn cầu vinh" Làm đi để hiểu thêm câu này nhé ^^
o Sau thẩm định: Thường thì sẽ kiểm chứng lại thông tin khách hàng đã cung cấp.
o Kinh nghiệm: Khách hàng quan tâm nhiều tới lãi suất, điều kiện vay, thời gian vay, cách thức trả nợ, điều kiện trả nợ, biên độ lãi suất, rủi ro gặp phải với tài sản đảm bảo của họ đó là những khách hàng có thiện chí trả nợ tốt.
- Một số thực tế khi thẩm định yếu tố này mà mình đã gặp:
o VD1: Khi mình tiếp nhận hồ sơ của một khách hàng vay 500tr để mua căn hộ theo diện nhà ở xã hội 30k tỷ. Điều kiện đầu tiên là chưa có nhà, đất, tra CIC có khoản vay dài hạn đã tất toán phát sinh vào năm 2013: 500tr. Câu hỏi anh chị đã từng có sở hữu nhà đất hay chưa? Câu trả lời: chưa ^^. Vậy vay 500 tr làm gì? Câu trả lời sau một hồi là: mua đất. Trên đây mình chỉ tóm gọn là những ý chính thôi nhưng rõ ràng tra CIC trước khi thẩm định đã cho bạn một đầu mối quan trọng cho quyết định tín dụng và thẩm định khách hàng của bạn.
o VD2: Khi mình thẩm định khách hàng vay 800tr tại quận 4 HCM, với nhu cầu vay để sửa chữa nhà. Mình hẹn 9h và tới lúc 8h lân la café biết được khách hàng này là đối tượng bất hảo, uýnh lộn bá đạo tùm lum, cho vay nặng lãi, vợ chồng lục đục tranh cãi nhau về tài chính của chung của riêng như cơm bữa. Mặc dù trước đó mình đã gặp người này thấy mặt mũi khô ngô, nói chung dễ thương…. Khi gặp lại hai vợ chồng kh vẫn niềm nở tiếp đón, kh này mình từ chối nhưng thằng bạn mình dính vào và thôi rồi được vài tháng hai bắt đầu trễ nải, và mấy tháng sau thì lặn luôn, vk ck ly thân, dòi nợ thì vk bảo hỏi ck, ck bảo hỏi vk, nhà đem cho thuê,Vk Ck ai về nhà bố mẹ người ấy, đăng tin bán nhà mà chưa ai mua. Bạn mình khi hỏi bị anh hỏi ngược lại: Bên em có tuyển bảo vệ không anh đi làm trả nợ cho em? Không thì đợi anh bán được nhà anh trả.
o VD3: Có thể đây là bài học mà mình nhớ mãi về độ rủi ro của yếu tố đầu tiên này. Kh của mình là người mẹ đơn thân gần 30 năm rồi chăm 2 con khôn lớn bị nhà chồng hắt hủi do tranh chấp tài sản. Nói chung là lâm ly bi đát. Nhưng bà ấy vẫn xây dựng được một tiệm tạp hóa khá khang trang tại chợ, kinh doanh sản phẩm tạp hóa theo lối bỏ mối cho các đầu mối, chuyên cung cấp mì gói, thực phẩm khô cho nhà chùa làm từ thiện. Nói chung, khách hàng khá trung thực về cuộc sống, và nguồn thu nhưng lại giấu nhẹm về tài sản mà bà ấy định mua đang có tranh chấp ngầm và bà ấy đang tham gia vào một đường dây gọi là đẩy cục nợ về phía ngân hàng (Mình sẽ chia sẻ kĩ hơn trong phần về yếu tố tài sản đảm bảo), nói chung khi thẩm định yếu tố này mình đã lân la ở chợ, rồi ăn sáng ở gần nhà KH tìm hiểu mọi người đều cho ra một đánh giá là: tốt. Sếp mình đi, tái thẩm định đi kết luận: Tốt.

Bác kinh nghiệm nhiều quá nhỉ, em mới vào làm ở ngân hàng, khi nào gặp bác cafe cà pháo giao lưu nha
Phone em: 01217890996
 
VD4: Lân la với anh pháp chế cơm trưa, café mình được nghe câu chuyện thú vị mà cũng nhiều đau thương cho anh bạn trong câu chuyện. Khách hàng đi vay và được bảo lãnh bởi chính cha ruột của KH, người cha này đã góa vợ do vk đã mất cách đây 2 năm, cò giấy chứng tử giấy xác nhận độc thân, tài sản là BĐS được cấp giấy chứng nhận cách thời điểm cho vay chưa đầy 1 năm và thể hiện là của mình người cha trên sổ. Nhiều bạn thắc mắc thế thì tài sản này có vấn đề gì? Không trả được nợ kêu cha bán nhà trả nợ là ok! Thực tế diễn ra như sau: Khi người con không trả được nợ, NH tiến hành xử lý tài sản, người cha cũng đồng ý thanh lý tài sản trả nợ nhưng lúc này, 3 người con còn lại can thiệp không cho bán và đưa ra bằng chứng chứng minh tài sản này hình thành khi người mẹ còn sống, kể cả ngôi nhà mới xây trên đó cũng là do tiền tích cóp của cả gia đình nên khi mẹ mất người cha và các con là người thừa kế hợp pháp, chứ không phải mình cha. Tòa tuyên án: hợp đồng thế chấp, cầm cố bị vô hiệu hóa do người cha không đủ điều kiện để tham gia hợp đồng cầm cố thế chấp, tài sản là của chung của ông và các con, yêu cầu ai ở đâu về nguyên vị trí đó. Thế là tiêu anh tín dụng.
Mình xin dừng đối với TSĐB là BĐS tại đây, có time mình chia sẻ thêm về Cầm cố, bảo lãnh bằng sổ tiết kiệm và những rủi ro không thể tin được….^^
vãi thật , nghe mà lạnh sống lưng - ngồi mát ăn cơm tù là đây chứ đâu
 
Mình cũng mới làm KHCN được vài năm.
Có 5 yếu tố để ra quyết định cho vay gồm, đồng thời mình cũng phân tích tầm quan trong của từng mục.
1. Mục đích vay: Trước hết ta phải xem mục đích vay của KH có đúng quy định của ngân hàng hay không, nếu mục đích vay vốn của KH ko đúng quy định của NH, nhưng bạn cố tình làm hoặc cơ cấu sang mục đích khác cho KH, khi xảy ra thất thoat vốn, bạn sẽ bị quy trách nhiệm trước PL, tiếp đó xem mục đích của KH có đúng PL hay ko, cuối cùng yếu tố quan trong nhất để quyết định Kh có trả nợ hay ko là xem hiệu quả của mục đích vay vốn.Nếu KH vay vốn đầu tư vào những mục đích viển vông, không hiệu quả thất thoát, thậm trí lỗ vốn, trong khi vẫn cứ phải trả nợ ngân hàng thì bản thân họ sẽ ỳ, không muốn trả nợ. VD tôi cho bạn vay 10 tr bạn mua 1 chiếc ĐT thì cho dù bạn khó khăn tới đâu, bạn cũng vẫn có ý thức trả, vì rõ ràng ĐT bạn vẫn được dùng, còn nếu tôi cho bạn vay 10 tr, bạn mở của hàng KD và bị lỗ mất 10 tr, tiền mất trong khi nợ vẫn phải trả thì động lực trả nợ của bạn sẽ kém hơn.
2. Nguồn thu nhập trả nợ: Cái này thi dễ rồi, k cần bàn nữa nhỉ.
3 TSĐB:Đây la cái rất quan trọng nhưng thường thì lúc cho vay các bạn QHKH rất máu nên chỉ nghĩ cách làm sao cho TSĐB được nhận, tới khi KH Qúa hạn đi đòi nợ khách ko trả lúc ấy mới nghỉ tới việc đi kiện để đòi TSĐB, lúc này ngồi phân tích lại mới thấy, nhiều TSĐB ko thanh lý được, do có tranh chấp, hoặc giá trị thấp, tọa lạc tại chỗ ko có giao dich mua bán, nói chung bán ko ai mua, hoặc những mảnh đất tranh chấp ko thể khởi kiện được, khiến quá trình xử lý nợ kéo dài nhiều năm.
4. Giấy tờ pháp lý: giấy tờ pháp lý là thông tin được thể hiện trên các giấy tờ kí với NH như HDTD, HĐTC.... Nếu giấy tờ pháp lý sai, thì sẽ gây khó khăn khi đi khởi kiện.
5. ý thức trả nợ: Vấn đề này thể hiện qua thông tin tín dụng, cái này thì tra cic đã rõ rồi.
Khi đánh giá hồ sơ vay vốn, không phải lúc nào cả 5 yếu tố trên cũng đúng, và đủ theo quy trình. Nhưng đến cuối cùng, khi khách hàng không trả nợ, ngân hàng chỉ còn cách nhìn vào TSĐB xem có bán được hay không, có thu hồi được hay không.
Nên theo mình cái TSĐB là quan trọng nhất.
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,574
Số bình luận
528,077
Tổng số thành viên
351,225
Thành viên mới nhất
Miss Peaches Me
Back
Bên trên