Thẩm định khách hàng cá nhân???

  • Bắt đầu Bắt đầu ntphuong60
  • Ngày bắt đầu Ngày bắt đầu
thẩm định cá nhân thì bạn nên chú ý 4 điểm chính. còn các điểm khác bạn phải tự tìm hiểu đánh giá kh:
1. Mục đích vay của khách hàng là j? Quan trọng là khách hàng sử dụng tiền của bank dùng để làm j.
2. Năng lực tài chính của khách hàng. Điều này ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của kh trong quá trình vay.
3. Đánh giá đạo đức, uy tín của khách hàng có thể thông qua lịch sử vay vốn của họ, ...
4. Bất động sản có đủ thế chấp cho khoản vay ko, rồi khả năng thanh khoản.
...
Good luck.
 
1. Lý lịch pháp lý ( có tiền án , tiền sự ? Hộ khểu , tình trạng hôn nhân , giấy phép hành nghề ..)

2. Tình hình tài chính và Phương Án Kinh Doanh( có dư nợ tín dụng tại các Ngân hàng nào ? , tình hình trả nợ , thu nhập cá nhân , thu nhập người đồng trả nợ , kế hoạch sử dụng vốn , phương án kinh doanh có khả thi ...)

3. Tài sản đảm bảo ( có tranh chấp , phong toả , giải toả , thuộc diện đền bù ??? Tài sản chung hay riêng ...)

Quan Trọng Nhất theo mình là nên gọi hỏi trực tiếp người đó để kiểm tra tính xác thực đã khai trong hồ sơ.
Mình thấy ý này hay đấy. Like cái!
 
Mình xin chia sẻ đôi điều
1. Tư cách của khách hàng ( Năng lực pháp luật, hành vi dân sự? tiểu sử? trình độ học vấn ? sức khỏe? quan hệ với mọi người trong nhà cũng như hàng xóm láng giềng ra sao...)
2. Năng lực tài chính của khách hàng
3. Phương án vay vốn và nguồn trả nợ ( vốn có sủ dụng đúng mục đích không, có bị pháp luật cấm không...Nguồn thu nhập từ hoạt động kinh doanh đó có ổn định hay không ổn định,có đủ đảm bảo trả nợ gốc và lãi cho ngân hàng không. Tùy từng ngành nghề và quy mô khác nhau sẽ tính ra được mức thu nhập hợp lý thôi ---> cái này thì phải làm nhiều mới nắm đc)
4 Tài sản đảm bảo(theo quy định của từng ngân hàng)
 
Mình nghĩ,khi thẩm định khách hàng,tiêu chí nào cũng quan trọng nhưng quan trọng nhất là nguồn trả nợ và uy tín khách hàng vì nếu KH có uy tín, có thiện chí trả nợ nhưng không biết đào đâu ra tiền để trả cũng như không,ngược lại, khách hàng vẫn có nguồn thu nhập ổn định, đủ trả nợ nhưng do bản tính tham lam, vay xong rồi không muốn trả thì NH cũng vất vả trong việc đôn đốc thu hồi nợ. Có thể sắp xếp các tiêu chí trên theo thứ tự:
1. Nguồn thu nhập ổn định, đủ đảm bảo cho nghĩa vụ trả nợ.
2. Uy tín
3. TSĐB -> Nhiều người quan niệm, có tài sản đảm bảo là 1 tiêu chí quan trọng để cho vay nhưng theo mình thì nguồn trả nợ từ việc xử lý TSĐB chỉ là 1 nguồn dự phòng khi không còn cách nào khác, thực tế việc khởi kiện và xử lý tài sản tốn rất nhiều thời gian và chi phí, đôi khi rủi ro thua kiện rất lớn, hoặc nếu thắng kiện thì việc thanh lý TSĐB (chủ yếu là BĐS) trong thời điểm thị trường BDS im ắng như thế này cũng là 1 thách thức.
 
Bac hisoga cho em hoi cai SGK ap dung la nhu nao dc khong ah.em moi nen cung dang tim hieu.bac chi cho em voi nhe.thank bac

- - - Updated - - -

Em không muốn là múa rìu qua mắt thợ, em biết đến đâu chia sẻ đến đấy có gì chưa đúng các bác sửa giúp em nhé.:D
( tản mạn 1 chút thôi mà )
Câu hỏi này có lẽ khi đi pv hay sau này khi làm thực tế chúng ta sẽ gặp, tùy quan điểm thì với mỗi người khi thẩm định khách hàng sẽ chú ý vào điều mà mình cho là quan trọng nhất. ( vd: Tài sản, mục đích, nguồn trả nợ, nhân thân....)
Bạn dungthumon đã chia sẻ đầy đủ những điểm cần chú ý e k bổ xung gì thêm nữa. Ở đây em muốn chia sẻ thêm 1 chút chút thôi quan điểm của cá nhân em:
- Nắm được bản chất của vấn đề: KH dùng tiền để làm gì?
=>Bạn sẽ quyết định cv hay k? VD kh đến NH vay vốn để kd nhưng bản chất là dùng tiền đó để đi đầu tư đất. KH sẽ muốn trả lãi hàng tháng và gốc cuối kỳ khi nó bán đất đi để trả nợ. Vào thời điểm đất giao dịch qua lại tốt thì đây có vẻ là 1 món hời. Nhưng thời điểm khó khăn như hiện tại, khoản vay kd là khoản ngắn hạn quá 12 tháng khách k trả đc, đất k bán đc thì CBTD sẽ bị vướng vào rủi ro k thu hồi đc khoản vay. Vấn đề ở đây là gì: bạn là CBTD bạn sẽ tính được kd nó cần vốn là bn,có phải đang vào vụ k, có phải nó cần tiền để kd thật k. Việc nhận biết nó k khó, cứ đúng như SGK áp dụng vào là bạn tính được thôi. Rủi ro có thể xảy ra khi: 1. CBTD tiếp tay cho KH 2. Hiểu biết của CBTD cũng có hạn chưa nắm đc vấn đề 3. KH là thằng siêu lừa
- Nguồn trả nợ của KH. Cái này thì bạn sẽ đc đào tạo, nhưng qua tg và qua những hs đã tiếp xúc bạn sẽ cảm nhận đc mức thu nhập như thê nào là hợp lý.
- Vấn đề TS bạn dungthumon đã chia sẻ khá chi tiết rồi ạ.
( đang trong giờ làm nên em tạm viết thế thôi ạ )
Chỗ nào chưa đúng các bác gạch em nhẹ thôi nhé :)
Bac cho em hoi SGK cu the dc ko ah.em moi nen cung muon tim hieu them.thanhk bac
 
To congtddn: Mình chưa rõ ý của bạn là cần mình hỗ trợ thêm ở đâu.
Nếu về ví dụ của HKD mình nêu bên trên thì mình gửi cho bạn 1 bảng tính hạn mức của mình bạn xem thử. Toàn công thức trường lớp đã đào tạo.
Cần thêm thông tin gì thì ới mình
Sr anh em do máy vp chỉ nén được file định đạng *.zip thôi!
View attachment PHƯƠNG ÁN VAY VỐN HẠN MỨC (AD CHO HO KD & SME).zip
 
Theo mình, khi bạn đi thẩm định thực tế khách hàng thì có 3 thứ quan trọng nhất cần lưu ý tới:
Thứ nhất là về khả năng trả nợ của khách hàng hay có thể gọi nôm na là độ khỏe về tài chính của khách hàng ( Điều này có thể biểu hiện rõ rệt nhất khi bạn đến nhà khách hàng thẩm định nhìn vào gia cảnh của khách hàng thì có thể thấy rõ điều này)
Thứ 2 là về Tài sản đảm bảo ( Về giá trị tài sản đảm bảo, tài sản đảm bảo có tranh chấp hay không?) cái này là do bộ phận thẩm định giá định giá tài sản, còn có tranh chấp hay không thì cán bộ tín dụng phải tìm hiểu
Thứ 3 là thông tin ngoài luồng hay gọi là luồng thông tin thứ 3 tức là ngoài thông tin khách hàng cung cấp cho ngân hàng và thông tin ngân hàng đang có của khách hàng thì bạn phải có trách nhiệm thu thập thông tin này để xem khách hàng cung cấp thông tin cho ngân hàng có xác thực hay không
 
Bạn hỏi cái này thì quả thật khó trả lời vì mọi yếu tố đều quan trọng. Theo mình thấy thì 4 yếu tố sau là đáng chú ý nhất :

1. Lý lịch pháp lý ( có tiền án , tiền sự ? Hộ khểu , tình trạng hôn nhân , giấy phép hành nghề ..)

2. Tình hình tài chính và Phương Án Kinh Doanh( có dư nợ tín dụng tại các Ngân hàng nào ? , tình hình trả nợ , thu nhập cá nhân , thu nhập người đồng trả nợ , kế hoạch sử dụng vốn , phương án kinh doanh có khả thi ...)

3. Tài sản đảm bảo ( có tranh chấp , phong toả , giải toả , thuộc diện đền bù ??? Tài sản chung hay riêng ...)

Quan Trọng Nhất theo mình là nên gọi hỏi trực tiếp người đó để kiểm tra tính xác thực đã khai trong hồ sơ.
Sếp mình có tư vấn 1 điều mà mình thấy rất nể phục, rằng khi thẩm định 1 Cá nhân, thì tốt nhất khoác ngoài áo bình thường rồi ra ngồi quán trà đá gần đó hỏi thăm về cá nhân đó :)))
 
Back
Bên trên