HOT Kinh nghiệm chọn Ngân hàng cho người mới vào nghề.

  • Bắt đầu Bắt đầu hungviet
  • Ngày bắt đầu Ngày bắt đầu
Hi mọi người.

Hnay xin chia sẻ với mọi người một số quan điểm trong việc Lựa chọn Ngân hàng dành cho người mới vào nghề.
Thời gian gần đây, mình nhận được một số câu hỏi của các bạn về việc nên lựa chọn Ngân hàng trong số "một số" ngân hàng đã đỗ.
Nói thật, đây là vấn đề khó và nhạy cảm, mình không thể đưa ra lời khuyên là nên chọn ngân hàng nào, bỏ ngân hàng nào (chẳng may sau này các bạn gặp vướng mắc khi làm việc lại cứ đè đầu mình ra mà .. chửi thì chết :">)

Mình chỉ xin đưa ra vài gợi ý như sau:

Ngành Ngân hàng là một ngành đặc trưng, có độ biến động về nhân sự khá cao, nhân sự muốn lên được (lương/chức) thì hầu hết đều phải luân chuyển (ít nhất một vài lần) nên nếu bạn là sv mới ra trường hoặc dân ngoại đạo đang băn khoăn trong việc lựa chọn Ngân hàng đầu tiên thì tôi khuyên bạn nên làm như sau:

Xác định rõ mục tiêu. (nếu bạn thật sự yêu thích công việc trong ngành, thì bạn phải xác định mục tiêu nghề nghiệp cho mình trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn).
Đối với mục tiêu theo mình nên đi theo chu trình như sau:

Hội nhập => Học hỏi kinh nghiệp => Thay đổi/ Gắn bó=> Thăng tiến

Theo chu trình này, bước đầu tiên quan trọng nhất là: Học hỏi kinh nghiệm, vì thế, nếu có thể hãy chọn ngân hàng nào mà bạn có thể học hỏi được nhiều nhất. Đa phần những ngân hàng này thường là các ngân hàng lớn lớn một chút, sản phẩm đa dạng một chút, áp lực cao một chút, ở đó, bạn sẽ có nhiều việc để làm, nhiều cái để va vấp => kinh nghiệm sẽ nhiều hơn. Tôi đánh giá rất cao ảnh hưởng của tổ chức đầu tiên tới cách hành xử, làm việc của một nhân viên ngân hàng trong suốt quá trình làm việc của họ trong hệ thống.

Tuy nhiên, việc học hỏi được nhiều hay ít còn phụ thuộc vào nhận thức của chính bạn, nếu bạn xác định thời gian đầu (khoảng 2-3 năm) là học hỏi thì thiết nghĩ không nên đặt lợi ích lên hàng đầu, và đừng so đo "vắt chanh" hay "bất công" mà nếu có tình huống đó, thì cứ bám chắc mục tiêu học hỏi, cứ làm nhiều đi, bạn sẽ học được nhiều và nếu, sau quá trình công hiến, kinh nghiệm đã đủ mà bạn không được đãi ngộ một cách thỏa đáng bạn có thế chuyển ngân hàng khác.

Cũng xin lưu ý, nếu bạn đã có kinh nghiệm, việc chuyển ngân hàng khác (đặc biệt là chuyển ngang) rất dễ, chỉ đơn giản đi nói chuyện, phỏng vấn 15-20 phút là xong, ko chật vật như lúc đầu.

Một chú ý nhỏ: Trong quá trình làm việc, một người làm việc khoa học sẽ luôn ghi chép những kinh nghiệm cá nhân của mình, tích lũy thành tài sản riêng của chính mình, và nó, là vũ khí để bạn có thể tấn công lên các vị trí cao hơn với mức thu nhập lớn hơn ở các ngân hàng khác (nếu chuyển). Đặc biệt trong giai đoạn "tích lũy kinh nghiệm" hành động này càng đặc biệt quan trọng. Nó sẽ giúp bạn hệ thống hóa được những kiến thức đã học, từ đó giúp bạn tổng hợp lại những kinh nghiệm đã có một cách có hệ thống và logic hơn.

Trên đây là vài ý kiến cá nhân, bạn nào có ý kiến cùng hoàn thiện nhé :)
 
mình thấy mỗi ngân hàng có ưu điểm riêng của mình và họ hướng vào những mục tiêu đã xác định ban đầu
ví dụ như ngân hàng agrbank hướng về nông nghiệp , nông thôn , phát triển ổn định
hay như eximbank thì hướng về xuất nhập khẩu và kinh doang vàng bạc
.... mỗi ngân hàng đều có định hướng riêng và hoạt động theo những kế hoạch . qua đó có thể chọn ra những ngân hàng yêu thích cho bản thân mỗi người
 
A Hưng nói chuận lun,.. híc híc,... mình cũng xác định sv mới ra trường phải lăn lộn, xông xáo,,.. làm càng nhiều càng tốt,.. ko ngại việc, ko ngại khổ,... tích lũy kinh nghiệm như vậy sau này mới có thể nghĩ đến chuyện thăng tiến,...
 
Nhưng e mún lăn lộn mãi mà chẳng được làm đúng chuyên ngành nè, e học ngân hàng ra mà làm kế toán được gần 1 năm rùi đấy.hichic
 
Anh chị biết vị trí sales specialist trong ngân hàng Standard Chartered là làm gì và lương thông thường cho nhân viên mới khoảng bao nhiêu không ạ? Rất mong các anh chị tư vấn giúp em?
 
theo kinh nghiệm xương máu của mình, các bạn sinh viên mới ra trường thì làm ở bất kì ở ngân hàng nào cũng được ( miễn là được mời ) vào bất kì vị trí nào liên quan đến chuyên ngành (GDV, tín dụng, hỗ trợ ... ) trừ hành chính, bảo vệ, lễ tân... ra vì thứ nhất là bạn đã có kinh nghiệm làm ở ngân hàng, thứ 2 là liên hệ được kiến thức với thực tế để hình thành cho mình biết là làm ngân hàng thì làm những cái gì, trong thời gian đó thì cứ trau dồi kiến thức nghiệp vụ mình muốn hướng tới rồi chuyển sau, chứ cứ lựa chọn nhiều thì sau này lỡ cơ hội đấy. Các bạn tham khảo nhé
 
Back
Bên trên