HOT Kinh nghiệm chọn Ngân hàng cho người mới vào nghề.

Hi mọi người.

Hnay xin chia sẻ với mọi người một số quan điểm trong việc Lựa chọn Ngân hàng dành cho người mới vào nghề.
Thời gian gần đây, mình nhận được một số câu hỏi của các bạn về việc nên lựa chọn Ngân hàng trong số "một số" ngân hàng đã đỗ.
Nói thật, đây là vấn đề khó và nhạy cảm, mình không thể đưa ra lời khuyên là nên chọn ngân hàng nào, bỏ ngân hàng nào (chẳng may sau này các bạn gặp vướng mắc khi làm việc lại cứ đè đầu mình ra mà .. chửi thì chết :">)

Mình chỉ xin đưa ra vài gợi ý như sau:

Ngành Ngân hàng là một ngành đặc trưng, có độ biến động về nhân sự khá cao, nhân sự muốn lên được (lương/chức) thì hầu hết đều phải luân chuyển (ít nhất một vài lần) nên nếu bạn là sv mới ra trường hoặc dân ngoại đạo đang băn khoăn trong việc lựa chọn Ngân hàng đầu tiên thì tôi khuyên bạn nên làm như sau:

Xác định rõ mục tiêu. (nếu bạn thật sự yêu thích công việc trong ngành, thì bạn phải xác định mục tiêu nghề nghiệp cho mình trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn).
Đối với mục tiêu theo mình nên đi theo chu trình như sau:

Hội nhập => Học hỏi kinh nghiệp => Thay đổi/ Gắn bó=> Thăng tiến

Theo chu trình này, bước đầu tiên quan trọng nhất là: Học hỏi kinh nghiệm, vì thế, nếu có thể hãy chọn ngân hàng nào mà bạn có thể học hỏi được nhiều nhất. Đa phần những ngân hàng này thường là các ngân hàng lớn lớn một chút, sản phẩm đa dạng một chút, áp lực cao một chút, ở đó, bạn sẽ có nhiều việc để làm, nhiều cái để va vấp => kinh nghiệm sẽ nhiều hơn. Tôi đánh giá rất cao ảnh hưởng của tổ chức đầu tiên tới cách hành xử, làm việc của một nhân viên ngân hàng trong suốt quá trình làm việc của họ trong hệ thống.

Tuy nhiên, việc học hỏi được nhiều hay ít còn phụ thuộc vào nhận thức của chính bạn, nếu bạn xác định thời gian đầu (khoảng 2-3 năm) là học hỏi thì thiết nghĩ không nên đặt lợi ích lên hàng đầu, và đừng so đo "vắt chanh" hay "bất công" mà nếu có tình huống đó, thì cứ bám chắc mục tiêu học hỏi, cứ làm nhiều đi, bạn sẽ học được nhiều và nếu, sau quá trình công hiến, kinh nghiệm đã đủ mà bạn không được đãi ngộ một cách thỏa đáng bạn có thế chuyển ngân hàng khác.

Cũng xin lưu ý, nếu bạn đã có kinh nghiệm, việc chuyển ngân hàng khác (đặc biệt là chuyển ngang) rất dễ, chỉ đơn giản đi nói chuyện, phỏng vấn 15-20 phút là xong, ko chật vật như lúc đầu.

Một chú ý nhỏ: Trong quá trình làm việc, một người làm việc khoa học sẽ luôn ghi chép những kinh nghiệm cá nhân của mình, tích lũy thành tài sản riêng của chính mình, và nó, là vũ khí để bạn có thể tấn công lên các vị trí cao hơn với mức thu nhập lớn hơn ở các ngân hàng khác (nếu chuyển). Đặc biệt trong giai đoạn "tích lũy kinh nghiệm" hành động này càng đặc biệt quan trọng. Nó sẽ giúp bạn hệ thống hóa được những kiến thức đã học, từ đó giúp bạn tổng hợp lại những kinh nghiệm đã có một cách có hệ thống và logic hơn.

Trên đây là vài ý kiến cá nhân, bạn nào có ý kiến cùng hoàn thiện nhé :)
 
anh chị ơi, em cũng săp ra trưởng rồi. hiện em đang học năm 3 học viện ngân hàng nhưng thuộc khoa kế toán, kiểm toán. em muốn làm việc trong ngành ngân hàng thì cần chuận bị gi ạ? và em đi thi tuyển có bị phân biệt so với các bạn bên khoa tài chính ngân hàng ko ạ ?

Em rất mong nhận được những lời khuyên và chia sẻ , của các anh chị.
 
anh chị ơi, em cũng săp ra trưởng rồi. hiện em đang học năm 3 học viện ngân hàng nhưng thuộc khoa kế toán, kiểm toán. em muốn làm việc trong ngành ngân hàng thì cần chuận bị gi ạ? và em đi thi tuyển có bị phân biệt so với các bạn bên khoa tài chính ngân hàng ko ạ ?

Em rất mong nhận được những lời khuyên và chia sẻ , của các anh chị.

* Hiện nay đối với SV Học Viện Ngân Hàng, thì các NH ưu tiên để các bạn tự chọn vị trí mong muốn làm việc, không phân biệt bạn học khoa nào ( trừ trường hợp 1 số vị trí như : TTQT thì có thể có NH yêu cầu bạn phải tốt nghiệp ngành TC-NH).
* Những thứ bạn phải chuẩn bị phụ thuộc vào vị trí bạn muốn làm việc :
- Với vị trí NV Kế toán, Kiểm Soát Viên thì bạn nên ôn kĩ môn KTNH, NHTM, Kiểm toán nội bộ NH...
- Vị trí NV Tín dụng thì bạn phải học thêm môn: Tài trợ dự án, Tín dụng NH, Định giá TS..
- Vị trí TTQT thì học thêm môn TTQT, Vận tải và bảo hiểm ngoại thương, TCQT, Công cụ phái sinh, Kinh doanh ngoại hối...
.........
Ngoài ra còn thi cả IQ, Tin học, TA.
Nói chung là bạn nên tìm hiểu kĩ vị trí muốn ứng tuyển để có kế hoạch ôn tập phù hợp.
Bạn nên học thêm các lớp nghiệp vụ của HVNH .
Good luck !
Thân!
 
Em cảm ơn chị Ella_Eva

* Hiện nay đối với SV Học Viện Ngân Hàng, thì các NH ưu tiên để các bạn tự chọn vị trí mong muốn làm việc, không phân biệt bạn học khoa nào ( trừ trường hợp 1 số vị trí như : TTQT thì có thể có NH yêu cầu bạn phải tốt nghiệp ngành TC-NH).
* Những thứ bạn phải chuẩn bị phụ thuộc vào vị trí bạn muốn làm việc :
- Với vị trí NV Kế toán, Kiểm Soát Viên thì bạn nên ôn kĩ môn KTNH, NHTM, Kiểm toán nội bộ NH...
- Vị trí NV Tín dụng thì bạn phải học thêm môn: Tài trợ dự án, Tín dụng NH, Định giá TS..
- Vị trí TTQT thì học thêm môn TTQT, Vận tải và bảo hiểm ngoại thương, TCQT, Công cụ phái sinh, Kinh doanh ngoại hối...
.........
Ngoài ra còn thi cả IQ, Tin học, TA.
Nói chung là bạn nên tìm hiểu kĩ vị trí muốn ứng tuyển để có kế hoạch ôn tập phù hợp.
Bạn nên học thêm các lớp nghiệp vụ của HVNH .
Good luck !
Thân!
 
Mình Muốn học thêm lớp Nghiệp Vụ Ngân Hàng ở HVNH hoặc KTQD thì liên hệ ở đâu ...ai đã học rồi cho mình xin địa chỉ nhé..Thank
 
Mình Muốn học thêm lớp Nghiệp Vụ Ngân Hàng ở HVNH hoặc KTQD thì liên hệ ở đâu ...ai đã học rồi cho mình xin địa chỉ nhé..Thank

Ở KTQD thì mình không biết, còn ở NH thì bạn đến phòng đào tạo nghiệp vụ ngay cổng trường (cạnh phòng bảo vệ ấy) rồi hỏi lịch (nếu có lớp thì nộp học phí luôn rồi chuẩn bị đi học thôi). Hầu như tháng nào cũng có lớp hay sao á.
 
Mình Muốn học thêm lớp Nghiệp Vụ Ngân Hàng ở HVNH hoặc KTQD thì liên hệ ở đâu ...ai đã học rồi cho mình xin địa chỉ nhé..Thank


không thì bạn vào web của trường mình mà xem http://hvnh.edu.vn , có hết trên í đấy. cách đây 1 tháng, tớ có hỏi chi phí cho 1 khóa học về nghiệp vụ tín dụng thì hết 800k. cũng ko đắt lắm nhỉ :)
 
Mình nghĩ cứ cố gắng cống hiến thật tốt, đừng để ý ai làm gì. Mình làm được việc thì lãnh đạo sẽ ghi nhận thôi và lúc đó cơ hội thăng tiến và đãi ngộ sẽ rất tốt.
 
Anh HungViet ơi,

Em là biên tập viên mảng tài chính-ngân hàng (bằng T.Anh) ở một công ty truyền thông tài chính gần 1 năm nay. Em rất muốn chuyển sang ngân hàng làm việc cho phù hợp với sở thích, khả năng và kiếnt thức mà e đã đc học ở trường ĐH. (e tốt nghiệp khoa TC-NH Đại học Hà Nội - học 100% bằng tiếng Anh).

Tuy nhiên e đã apply vào các vị trí Tín dụng, TTQT, thẩm định, kinh doanh ngoại hối, ...tại rất nhiều ngân hàng, cả online và nộp trực tiếp mà ko nhận đc hồi âm. Ngay cả khi e chấp nhận một vị trí starter ko cần kinh nghiệm nhưng ko vẫn bị loại ngay từ vòng gửi xe.

Anh có thể cho e biết với vị trí BTV hiện nay e có thể biến hóa CV của mình như thế nào để làm CV hấp dẫn hơn trong mắt nhà tuyển dụng ko ạ?

Em cám ơn anh ạ
 
Em cảm ơn vì những chia sẻ của anh Hungviet. Em muốn hỏi thêm 1 câu đc ko anh? Là nếu làm việc những năm đầu, để lấy thêm, học hỏi thêm kinh nghiệm (như anh chia sẻ), thì nên chọn những ngân hàng nào để thi tuyển ạ? Em cũng đồng ý là mới đầu khi ra trường, tích lũy thêm kinh nghiệm vẫn là quan trọng nhất.
 
Những chia sẻ của a hungviet rất trùng với suy nghĩ của e hiện h. E có nghe một số người nói techcombank là một trong những nh để khởi đầu tốt nhất vì có cơ chế đào tạo tốt, áp lực cv cao (tuy nhiên hình như mức lương thấp). Như vậy có đúng ko ạ, e cũng muốn hỏi mng xem có những nh nào thích hợp nhất cho mình trong việc tích lũy kinh nghiệm, học hỏi thêm kiến thức ???
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,574
Số bình luận
528,077
Tổng số thành viên
351,234
Thành viên mới nhất
789clubvipbiz
Back
Bên trên