NPV=0 dự án có hiệu quả về mặt tài chính hay không?

Lợi nhuận kế toán chắc chắn là có, vì không có NPV bị âm rồi. Khỏi nói chuyện =0

---------- Post added 30-03-2012 at 11:49 PM ----------

Bạn không thể nói r do chủ quan nhà đầu tư. Về phía ngân hàng, ngân hàng sẽ tính r đó, chứ không lấy r của chủ dự án cung cấp và at least r này lớn hơn ls cho vay của ngân hàng
 
NPV=0 nhưng liệu bác có đưa ra mức r hợp lý hay ko? Nhưng khẳng định rằng nếu bác có đưa ra suất chiết khấu gần chuẩn thì cũng khó có thể khẳng định dự án k tạo được hiệu quả tài chính. Trong quá trình thực hiện có thể xảy ra nhiều biến cố có lợi cho dự án mà chưa chắc chắn được. còn chuyện dự án có tạo dược lợi ích xã hội, kinh tế hay k lại là một phương diện khác, ko nằm trong hiệu quả tài chính. nếu là dự án phúc lợi thì người ra quan tâm đến chỉ tiêu này. Đối với các doanh nghiệp làm ăn vì lợi nhuận thì họ chắc chắn sẽ k đầu tư vào dự án k hiệu quả về mặt tài chính, nhưng với vai trò của ngân hàng thì miễn là dự án tạo ra dòng tiển để đủ trang trải gốc và lãi thì có thể chấp nhận dc. Tuy nhiên, NH có ko làm ngơ nếu như dự án tính ra NPV = 0. Chả có doanh nghiệp nào xin vay vốn đầu tư lại đưa ra cái NPV <0
 
dù dự án đó NPV =0 nhưng nếu thiết lập được MQH với DN thì NH có thể bán chéo nhiều sản phẩm khác, phát triển mạng lưới khách hàng nhỉ :D
 
Xét trên góc độ là Ngân hàng (trường hợp là người cho vay) thì quan tâm nhiều hơn đến việc dòng tiền trong tuơng lai của khách hàng có đáp ứng được yêu cầu trả nợ (gốc và lãi) cho ngân hàng hay không.
Vậy khi thẩm định dự án này, NPV=0 (sử dụng WACC) => khách hàng vẫn đáp ứng được điều kiện về khả năng trả nợ cho ngân hàng => ngân hàng có thể đồng ý cho vay.
Tuy nhiên việc đồng ý cho khách hàng vay hay không thì tùy thuộc vào khẩu vị rủi ro của ngân hàng và nhiều yếu tố khác (khách hàng lớn của ngân hàng, thiết lập mqh...)!

P/S: Trên là một vài ý kiến của mình! Mong anh chị và các bạn góp ý bổ sung để mọi người có thể học hỏi thêm!
 
thứ nhất cái gì cũng chỉ là tương đối thôi....vì LSCK không thể dự đoán chính xác được
và rủi ro của dự án phải bằng rủi ro của DN thì mới có thể dựa vào NPV để phán được :D
thứ 2 là ngân hàng chỉ cần biết là DN có dòng tiền để trả lãi cho NH thôi (nếu đứng trên góc độ của NH)
 
Hôm vừa rồi đi phỏng vấn Đông Á cũng bị hỏi câu này, và giờ thì biết vì sao mình dek được gọi đi phỏng vấn lần 2 :))
 
Bảo ko thì ko đúng đâu. Vì đôi khi các dự án có NPV = 0 họ vẫn thực hiện.
Đơn giản là tạo công ăn việc làm ;) giảm sức nặng cho xã hội đối với tình trạng thất nghiệp he he he
Tạo công ăn việc làm hay giảm sức nặng cho xã hội môi trường, giảm thất nghiệp thì nó mang lại hiệu quả kinh tế chứ không phải hiệu quả tài chính đâu!
 
Khi NPV=0 , có nghĩa là thu nhập chỉ vừa đủ bù đắp cho giá trị theo thời gian của tiền và rủi ro của dự án
NPV=0 thì lợi nhuận vừa đủ bù đắp chi phí bỏ ra theo phương án lựa chọn chứ không xác định rõ được rủi ro, bởi dự án chưa xảy ra, rủi ro chưa biết chắc được, tương lai là bất định.
 
NPV=0 cho biết dự án không có tăng thêm về mặt tài sản cho chủ sở hữu. Tuy nhiên đánh giá hiệu quả dự án không phải chỉ dựa duy nhất vào chỉ tiêu NPV. Như đã biết hàm NPV là một hàm đa trị, khi NPV=0 xảy ra trường hợp có hơn một giá trị IRR. Nếu dựa vào NPV không xem xét đủ thì xét thêm IRR, B/C hay Thv, nếu IRR>WACC thì dự án hoàn toàn có ý nghĩa và hiệu quả về mặt tài chính. Hoặc thời gian hoàn vốn nhanh>Thvmin thì chủ đầu tư hoàn toàn có thể tái đầu tư để mang lại hiệu quả tài chính ở dự án khác điều đó cho thấy nếu xét theo quan điểm chủ đầu tư thì NPV bằng không thì dự án vẫn hoàn toàn có khả năng mang lại hiệu quả tài chính.
 
* Theo quan điểm tổng đầu tư thì NPV tính trên dòng tiền ròng cuối cùng chưa trừ đi phần trả nợ gốc cho ngân hàng, và
WACC = tỷ lệ vốn vay * lãi vay + tỷ lệ vốn chủ sở hữu * suất sinh lời yêu cầu của nhà đầu tư
như vậy nếu NPV = 0 thì dòng tiền tạo ra đã chắc chắc đáp ứng được phần trả lãi cho nhà đầu tư (cổ tức) và lãi ngân hàng.
Khi đó, xét từ góc độ chủ đầu tư thì dự án đã có hiệu quả về mặt tài chính, xét về góc độ ngân hàng thì cũng có hiệu quả về tài chính (vì thu được lãi từ món vay và gốc thì có thể thu được ngay hoặc thu được nhưng chậm trễ, nếu dự án càng kéo dài thì phần lãi doanh nghiệp phải trả càng nhiều, có khi bằng hoặc lớn hơn cả phần vốn gốc, và doanh nghiệp phải lo trả vốn gốc cho ngân hàng có thể từ chính dự án hoặc nguồn khác, và nếu doanh nghiệp ko trả được vốn gốc thì ngân hàng có thể áp dụng biện pháp thanh lý tài sản bảo đảm).
Vậy xét về tổng thể NPV = 0 thì dự án vẫn có hiệu quả về tài chính.
* Nếu tính toán theo quan điểm chủ đầu tư thì dòng tiền cuối cùng là dòng tiền đã trừ đi phần trả nợ gốc & lãi cho ngân hàng và suất chiết khấu chính là suất sinh lời yêu cầu của nhà đầu tư,
như vậy nếu NPV = 0 thì dự án vẫn có hiệu quả về mặt tài chính:
- Phía ngân hàng: đã thu được lãi và gốc món vay --> có hiệu quả
- Phía chủ đầu tư: dòng tiền tạo ra đã đủ đáp ứng lợi nhuận kỳ vọng ( trả cổ tức) cho nhà đầu tư --> có hiệu quả
* Như vậy nếu tính toán theo quan điểm nào đi nữa thì NPV = 0 vẫn là "có" hiệu quả về tài chính.
Bạn này trả lời cực kì chính xác. NPV là phần thặng dư mà nhà đầu tư thu được. Còn khi NPV=0 thì nói chung những khoản như nợ vay, lãi, lợi nhuận kì vọng đều đáp ứng. Nói chung, NPV = 0 là chấp nhận được rồi, còn nếu nó dương thì nhà đầu tư càng được lợi.
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,577
Số bình luận
528,088
Tổng số thành viên
351,525
Thành viên mới nhất
Blur Merch
Back
Bên trên