[Nhờ Góp Ý] Hai câu hỏi phỏng vấn kinh điển

  • Bắt đầu Bắt đầu tanmafia
  • Ngày bắt đầu Ngày bắt đầu
cụm từ "không hiệu quả" khó hiểu quá, bản thân mình chưa có kinh nghiệm nên chỉ trả lời được thế này thôi:

- nếu không hiệu quả có nghĩa là về mặt lợi nhuận cho ngân hàng không được cao như cho vay hợp đồng khác thì vẫn làm vì môi trường tín dụng giờ rất cạnh tranh, cho vay và có lợi nhuận là tốt rồi. hơn nữa hợp đồng lãi suất thấp với khách hàng sẽ tạo quan hệ tốt đẹp và tạo cơ hội có các hợp đồng có lợi hơn về sau với họ.
- nếu liên quan đến vấn đề vi phạm pháp luật thì kiên quyết không làm.
- nếu không hiệu quả là vỡ nợ cao thì phân tích lợi hại với sếp, cho vay thì sếp cũng phải ký, nợ xấu thì sếp cũng bị gõ đầu vậy có nên cho vay không -> không cho vay vì phải đặt lợi ích của ngân hàng lên trên cá nhân (câu này nói với nhà tuyển dụng không phải nói với sếp)

cá nhân mình đã nghĩ đến trường hợp sếp chỉ đạo là phải làm, chấp nhận hậu quả lùi 1 bước để tiến 3 bước tạo mối thân cận với sếp để về sau có hợp đồng ngon hơn nhưng nếu nói với nhà tuyển dụng thế này dễ bị "đánh giá" ngay.
 
Kinh nghiệm của mình

Câu 1: Mình nghĩ các bạn nên tìm hiểu kỹ về Ngân hàng-tầm nhìn, sứ mệnh...để trả lời. Nhà tuyển dụng thực ra muốn thử xem bạn đã tìm hiểu về ngân hàng nơi bạn thi tuyển kỹ chưa mà thôi. Trả lời như vậy và ca ngợi ngân hàng về tiềm năng phát triển cách mình có thể cống hiến cho ngân hàng thì mình nghĩ nhà tuyển dụng cũng sẽ hài lòng thôi.
Câu 2: Nếu là tôi, tôi sẽ xem dụng ý của sếp khi cho vay đó là gì và xem xét kỹ lưỡng khoản vay đó như thế nào. Quan trọng nhất cho vay khách hàng là tránh rủi ro cho Ngân hàng vì sẽ ảnh hưởng đến lợi ích của Ngân hàng cũng như CBCNV. Do đó nếu khách hàng quá rủi ro ta nên từ chối và đưa ra các lý do thuyết phục lãnh đao vì các bạn nên nhớ là chính bạn sẽ chịu trách nhiệm chính khi món vay có vấn đề xảy ra. Còn nếu sếp cứ nhất quyết cho vay thì xin sếp đừng bắt em cho vay:D
 
câu hỏi của bạn đưa ra thường được các nhà tuyển dụng đặt hỏi các ứng viên, vì đây là các câu hỏi tế nhị do vậy nhà tuyển dụng chỉ xem xét cách ứng xử hay sự phản xạ cũng như xử lý tình huống của các ứng viên như thế nào.

Câu 1: Vì sao bạn không làm ở NH cũ mà chuyển xin sang NH mới -> Câu hỏi này thực sự các nhà tuyển dụng không cần hỏi cũng có thể biết lịch sử năng lực bạn làm ở NH cũ ntn rồi? về cáh trả lời theo mình thì bạn hãy đưa ra những kinh nghiệm của mình đã làm từ NH cũ, nay do muốn thử thách vị trí mới cao hơn hoặc vị trí trước nay bạn chưa đảm nhiệm để thử thách bản thân (với cách này bạn sẽ có thể ghi điểm với nhà tuyển dụng vì sự khao khát được thăng tiến và chịu áp lực mới trong môi trường năng động từ NH bạn ứng tuyển).
Câu 2: Đây là câu hỏi tìm hiểu sự trung thực của bạn trong trường hợp hồ sơ không hiệu quả (có thể nghỉ đây là hồ sơ không tốt khi bạn cho vay thì khả năng xảy ra NQH là tất yếu) vậy trong trường hợp này bạn đồng ý với sếp sẽ đảm nhận hồ sơ này thì bạn sẽ bị mất điểm trước các nhà tuyển dụng; ngược lại bạn không đồng ý cho vay hồ sơ này thì các nhà tuyển dụng sẽ quan tâm đến cách ứng xử của bạn hiện tại là sao trước tình hình bạn đang bị cấp trên gây khó dễ về hồ sơ bạn từ chối: theo mình trong trường hợp này bạn nên thu thập đầy đủ các thủ tục, hồ sơ cần có của 1 khách hàng cung cấp cho NH, sau đó bạn nên phân tích kỹ cho sếp thấy những nhược điểm, rủi ro sẽ xảy ra khi bắt tay vào làm hồ sơ này, bạn nên đưa ra ví dụ cụ thể về năng lực chuyên môn, kinh nghiệm, khả năng tài chính, và mục đích sử dụng vốn cho phương án kinh doanh có khả thi không? để từ từ thuyết phục cấp trên, trong trường hợp bạn vẫn bị cấp trên bắt buộc làm hồ sơ thì bạn nên nêu quan điểm của mình trước cấp trên trường hợp không có sự thống nhât ý kiến bạn nên cần đến hỗ trợ từ giám đốc chi nhánh, mà nếu GĐCN vẫn bắt bạn làm hồ sơ này thì mình nghĩ tốt nhất bạn nên làm đơn xin nghỉ tại bank này đi và tìm bank khác làm. Vì nếu bạn làm thì trước sau cũng quá hạn và bạn sẽ là người chịu trách nhiệm xữ lý đầu tiên do bạn là người đề xuất.
Chia sẻ với bạn.

- - - Updated - - -

câu hỏi của bạn đưa ra thường được các nhà tuyển dụng đặt hỏi các ứng viên, vì đây là các câu hỏi tế nhị do vậy nhà tuyển dụng chỉ xem xét cách ứng xử hay sự phản xạ cũng như xử lý tình huống của các ứng viên như thế nào.

Câu 1: Vì sao bạn không làm ở NH cũ mà chuyển xin sang NH mới -> Câu hỏi này thực sự các nhà tuyển dụng không cần hỏi cũng có thể biết lịch sử năng lực bạn làm ở NH cũ ntn rồi? về cáh trả lời theo mình thì bạn hãy đưa ra những kinh nghiệm của mình đã làm từ NH cũ, nay do muốn thử thách vị trí mới cao hơn hoặc vị trí trước nay bạn chưa đảm nhiệm để thử thách bản thân (với cách này bạn sẽ có thể ghi điểm với nhà tuyển dụng vì sự khao khát được thăng tiến và chịu áp lực mới trong môi trường năng động từ NH bạn ứng tuyển).
Câu 2: Đây là câu hỏi tìm hiểu sự trung thực của bạn trong trường hợp hồ sơ không hiệu quả (có thể nghỉ đây là hồ sơ không tốt khi bạn cho vay thì khả năng xảy ra NQH là tất yếu) vậy trong trường hợp này bạn đồng ý với sếp sẽ đảm nhận hồ sơ này thì bạn sẽ bị mất điểm trước các nhà tuyển dụng; ngược lại bạn không đồng ý cho vay hồ sơ này thì các nhà tuyển dụng sẽ quan tâm đến cách ứng xử của bạn hiện tại là sao trước tình hình bạn đang bị cấp trên gây khó dễ về hồ sơ bạn từ chối: theo mình trong trường hợp này bạn nên thu thập đầy đủ các thủ tục, hồ sơ cần có của 1 khách hàng cung cấp cho NH, sau đó bạn nên phân tích kỹ cho sếp thấy những nhược điểm, rủi ro sẽ xảy ra khi bắt tay vào làm hồ sơ này, bạn nên đưa ra ví dụ cụ thể về năng lực chuyên môn, kinh nghiệm, khả năng tài chính, và mục đích sử dụng vốn cho phương án kinh doanh có khả thi không? để từ từ thuyết phục cấp trên, trong trường hợp bạn vẫn bị cấp trên bắt buộc làm hồ sơ thì bạn nên nêu quan điểm của mình trước cấp trên trường hợp không có sự thống nhât ý kiến bạn nên cần đến hỗ trợ từ giám đốc chi nhánh, mà nếu GĐCN vẫn bắt bạn làm hồ sơ này thì mình nghĩ tốt nhất bạn nên làm đơn xin nghỉ tại bank này đi và tìm bank khác làm. Vì nếu bạn làm thì trước sau cũng quá hạn và bạn sẽ là người chịu trách nhiệm xữ lý đầu tiên do bạn là người đề xuất.
Chia sẻ với bạn.
 
Câu hỏi 2:
Về cơ bản trong việc cho vay một hồ sơ sẽ có nhiều cấp tham gia gồm đề xuất, kiểm soát, phê duyệt. Trước hết, bạn phải có tư duy đúng: hồ sơ có mức độ rủi ro lớn thì xác suất xảy ra quá hạn là cao. Bạn cần đưa ra những đánh giá của bản thân về hồ sơ, khả năng quá hạn, phương pháp quản lý, ngăn ngừa rủi ro nếu có cùng cách thức khắc phục, xử lý nợ quá hạn nếu chấp thuận và giải ngân cho khách hàng. Trên cơ sở cung cấp các thông tin đó cho cấp phê duyệt và kiểm soát, nếu lãnh đạo vẫn cho làm hồ sơ thì bạn phải bảo vệ mình thông qua tờ trình cấp tín dụng trong đó phản ánh các rủi ro có thể xảy ra.
 
Mình thấy thật buồn cười là một số bạn cứ đặt câu hỏi : Thế sau khi trả lời xong, lại bị hỏi tiếp :... thì trả lời như thế nào ? Chẳng lẽ các bạn muốn tìm một câu trả lời " chuẩn mực " để không thể bị hỏi thêm á ? .. Không có Sách giáo khoa nào dạy đâu :(
Khi đi pv, có 3 điều cơ bản nhà tuyển dụng 1 muốn biết : 1 là Khả năng giao tiếp, diễn đạt, xử lý tình huống. 2 là : Tìm hiểu rõ hơn về tính cách, con người ứng viên. 3 là : kiểm tra sâu hơn về kỹ năng nghiệp vụ.
Vậy nên theo mình thì câu trả lời phải thể hiện rõ quan điểm bản thân, sự tự tin, rõ ràng chứ không ba phải. Hiểu biết về NH mà bạn thi tuyển là điều hiển nhiên cần có. Như vậy thì dù bất cứ câu hỏi nào cũng sẽ có cách trả lời thỏa đáng. Còn riêng về nghiệp vụ thì tùy kiến thức mỗi người mà trả lời thôi.
.
P/s: Thấy có bạn coi thường sv mới ra trường. haiz. Xin lỗi chứ bạn có chắc trình độ của bạn hơn họ không ?, và liệu sau 5 năm nữa bạn sẽ có công việc tốt hơn họ ?:-|
 
ngân hàng y là ngân hàng mơ ước của em từ khi ra trường. em đã từng nộp đơn vào ngân hàng n do thiếu kinh nghiệm nên chưa có may mắn . vì thế em trở lại đây khi mình có đủ tự tin để làm tốt công việc tại đây
- thứ nhất là sếp không thể nào gây áp lực với một mình em được, vì uy trình tín dụng bao gồm cả hỗ trợ tín dụng lẫn,kiểm soát , em sẽ nói với sếp rằng, em không thể nào wa mặt được chị trưởng phòng xyz lan bên hỗ trợ , và cả chị kiểm soát viên, nếu như sep không nói với bên đó thì em không thể giúp sếp được,
- em sv mơi ra trường nên có tl có zì thiếu sót thì đừng nếm gạch ạ
P/s : a tamata ơi a down hộ em ít tài liệu bên box down giúp tài liệu vơi
em cũng đang thi vào mb hỗ trợ, a tư vấn cho em thi hỗ trợ thì cần học những zì,,hu hu hu
 
ngân hàng y là ngân hàng mơ ước của em từ khi ra trường. em đã từng nộp đơn vào ngân hàng n do thiếu kinh nghiệm nên chưa có may mắn . vì thế em trở lại đây khi mình có đủ tự tin để làm tốt công việc tại đây
- thứ nhất là sếp không thể nào gây áp lực với một mình em được, vì uy trình tín dụng bao gồm cả hỗ trợ tín dụng lẫn,kiểm soát , em sẽ nói với sếp rằng, em không thể nào wa mặt được chị trưởng phòng xyz lan bên hỗ trợ , và cả chị kiểm soát viên, nếu như sep không nói với bên đó thì em không thể giúp sếp được,
- em sv mơi ra trường nên có tl có zì thiếu sót thì đừng nếm gạch ạ
P/s : a tamata ơi a down hộ em ít tài liệu bên box down giúp tài liệu vơi
em cũng đang thi vào mb hỗ trợ, a tư vấn cho em thi hỗ trợ thì cần học những zì,,hu hu hu
Mình down xong rồi nhá.

MB hỗ trợ thì mình không biết biết rõ, tại chưa tiếp xúc nhiều. Bên ACB, thì có 2 loại hỗ trợ, hỗ trợ tiền vay và tiền gửi. Thi bên ACB vị trí này thì thường hỏi về luật và các sản phẩm của NH. Còn bên MB thì thường hỏi kiểu kiến thức chung, lúc pv mới hỏi về nghiệp vụ: luật, các sản phẩm NH,...
 
theo t thì mình sẽ bổ sung thêm. Làm việc ở Ngân hàng X hay ở một nơi nào khác cũng thế, là bước đệm để tôi tích kuyx kinh nghiệm,kiến thức,... để tìm cơ hội vào Ngân hàng này (điều này có nghĩa là trước khi đi phỏng vấn ở bất kỳ ngân hàng nào bạn cũng phải tìm hiểu kỹ, ít nhất về các chế độ, môi trường làm việc... ). Khi đó NTD lại thấy sướng vì mình được nâng tầm, vui quá đi chứ :-p :-p (cũng vừa mới ra trường các bác đừng chém nha )
 
Back
Bên trên