Khối Nguồn vốn của một ngân hàng thương mại làm những gì ?

[FONT=&amp]Ở trường, bạn được giảng dạy rất nhiều về một mớ lý thuyết nhưng bạn có hình dung Khối/Phòng nào sẽ làm công việc j về cái mà bạn được dạy. Ví dụ, hoạt động tín dụng được làm ở đâu, quy trình thực tế như thế nào?hoạt động kinh doanh ngoại tệ do Khối/Phòng, Chi nhánh nào thực hiện và nó thực hiện như thế nào, có sự tham gia của những phòng ban nào? Như bài viết trước, một số kinh nghiệm khi bắt đầu tại một nơi làm việc mới tôi có nói các bạn nên xem xét mô hình tổ chức và chức năng các phòng ban. Điều này sẽ giúp bạn hiểu rõ mối liên hệ giữa các phòng ban và phòng ban nào làm cái j. Trong bài viết này, đơn giản tôi muốn chia sẻ cùng các bạn về hoạt động Khối Nguồn vốn (Treasury) tại một ngân hàng bình thường.[/FONT]
[FONT=&amp]
Do phải đảm bảo sử dụng vốn an toàn (như thanh khoản hệ thống, rủi ro tập trung xét trên góc độ toàn hàng...) đồng thời đảm bảo đạt hiệu quả, các ngân hàng thường quản lý vốn tập trung để có cái nhìn view về toàn hệ thống, điều này cũng tạo nên một đặc quyền riêng cho Khối Nguồn vốn, nói một cách khác, nó sinh ra đã có những quyền lực tương đối lớn. Khối Nguồn vốn thuộc Hội sở chính của ngân hàng, chức năng chính của nó gồm:
- Quản lý thanh khoản trong toàn hệ thống (bao gồm cả điều hòa, điều chuyển vốn nội bộ);
- Quản lý và kinh doanh vốn;
- Quản lý và kinh doanh ngoại tệ.
- Ngoài ra, một số ngân hàng, Khối Nguồn vốn có thể bao gồm chức năng của ALM.

[/FONT]
[FONT=&amp]Về cơ cấu tổ chức của Khối Nguồn vốn, thường gồm:[/FONT]
[FONT=&amp]
1. Bộ phận MM (Money Market): Chỉ hội sở mới được kinh doanh trên liên ngân hàng (các chi nhánh/PGD không được thực hiện), Khối Nguồn vốn được nhận tiền gửi TCKT như bình thường, bộ phận MM làm các công việc sau:
- Nghiệp vụ MM (kinhh doanh tiền tệ - gồm nghiệp vụ nhận tiền gửi/đi vay; gửi tiền/cho vay): các TCTD thường vay vốn lẫn nhau trên thị trường Interbank (thị trường 2) với một số mục đích chính như: đảm bảo thanh khoản; kinh doanh chênh lệch lãi suất (thường thì vay ngắn hạn và cho vay dài hạn); ....Một lưu ý là các khoản trên Interbank mang tính chất ngắn hạn (chủ yếu ở các kỳ hạn như O/N; 1W; 2W; 1M; 2M; 3M), các kỳ hạn dài hơn thường rất ít.
- Nghiệp vụ với NHNN: OMO, vay tái cấp vốn, vay qua đêm....
- Nghiệp vụ điều chuyển tiền giữa các tài khoản NOSTRO.

2. Bộ phận kinh doanh ngoại tệ và hàng hóa, phái sinh: chỉ hội sở (Khối Nguồn vốn) mới được thực hiện, chi nhánh/PGD chỉ được thực hiện với khách hàng (không được thực hiện với các TCTD khác), gồm:
- Thực hiện nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ
- Thực hiện nghiệp vụ kinh doanh hàng hóa
- Thực hiện nghiệp vụ phái sinh
3. Bộ phận Giấy tờ có giá
- Thực hiện kinh doanh giấy tờ có giá (trong đó chủ yếu là trái phiếu)
- Đầu mối phát hành trái phiếu của ngân hàng mình và hỗ trợ các bộ phận khác trong phát hành giấy tờ có giá.....
4. Bộ phận quản lý vốn: quản lý hệ thống vốn nội bộ (như dữ trự bắt buộc của chi nhánh/phòng giao dịch, báo nguồn,...) và quản lý ngoại hối chi nhánh/phòng giao dịch, ngoài ra có thể thêm về chức năng lãi suất điều chuyển vốn nội bộ - lãi suất mua bán vốn giữa hội sở và chi nhánh (hiện các ngân hàng có xu hướng tách khối Nguồn vốn chức năng này vì nó thể dẫn tới sự bất công trong phân chia lợi nhuận giữa Khối Nguồn vốn và Chi nhánh);
5. Bộ phận Sale
6. Bộ phận hỗ trợ ALCO (có thể không đặt ở đây):
7. Bộ phận quan hệ với khách hàng định chế (FI) (Có thể không đặt ở Khối nguồn vốn)

Đối với mỗi bộ phận trên các bạn cần nắm rõ:[/FONT]
[FONT=&amp]
- Các quy định của Pháp Luật Việt nam, các quy định nội bộ
- Định hướng
- Phương tiện dùng trong giao dịch: Các ngân hàng thường giao dịch qua máy Reuter Dealing (để confirm), chat Reuter Messager., điện thoại. Ngoài ra, có thể họ dùng chat Skype, Yahoo...để trao đổi thông tin....
- Mục đích thực hiện giao dịch (như thanh khoản, lợi nhuận, trung gian.....)
- Phân cấp, ủy quyền
- Sản phẩm, dịch vụ (thực hiện những sản phẩm, dịch vụ nào, nó được mô tả ra sao-từ khái niệm, rủi ro, lợi ích, hạch toán...)
- Nhân sự của bộ phận
- Cơ chế trao đổi cập nhật thông tin trong nội bộ Khối
- Công việc hàng ngày
- Hệ thống báo cáo
- Các đơn vị liên quan: Khối Nguồn vốn, Khối Quản lý rủi ro (thị trường), Khối Kế toán, Khối Thẩm định (đối với trái phiếu); Khối Thanh toán.

Trên đây là sơ lược các nội dung nghiệp vụ Khối Nguồn vốn của một ngân hàng thực hiện. Khối Nguồn vốn đóng vai trò quan trọng trong hoạt động Ngân hàng, và đóng góp lớn vào lợi nhuận của ngân hàng. Nhiều ngân hàng, kinh doanh của Khối Nguồn vốn chiếm thu nhập lên tới trên 70% lợi nhuận toàn hệ thống (ở đây không kể chi phí vốn chủ sở hữu, Khối Nguồn vốn thực hiện kinh doanh vốn chủ sở hữu). Tuy nhiên, lợi ích của Khối Nguồn vốn một phần quan trọng là do vị trí đặc thù của nó khi nó sinh ra. Vì vậy, một ngân hàng nếu xác định lãi suất mua-bán vốn nội bộ theo hướng có lợi cho Khối Nguồn vốn có thể dẫn tới tác hại khôn lường đối với sự phát triển của chi nhánh/PGD, do các chi nhánh/PGD không quan tâm tới phát triển khách hàng (cá nhân, tổ chức kinh tế)- khách hàng quyết định sự tồn tại, mở rộng và phát triển của ngân hàng. bởi họ vất vả tìm kiếm khách hàng về nhưng lợi ích lại không được phân chia công bằng, thậm chí thấp hơn Khối Nguồn vốn-đơn vị không trực tiếp tìm kiếm khách hàng nhưng lại được hưởng lợi nhuận cao hơn. Mặc dù vậy, một số trường hợp/thời kỳ để ngăn chặn vốn từ thị trường 2 sang thị trường 1, ngân hàng cần điều chỉnh chính sách lãi suất nội bộ cho phù hợp, tránh thiệt hại cho ngân hàng.
[/FONT]
Rất cám ơn bác về bài viết hữu ích, tiện đây em cũng trình bày luôn, em đang muốn tìm hiểu kỹ hơn về bộ phận trái phiếu của khối nguồn vốn, bác có thể chia sẻ cụ thể hơn về bộ phận này giúp em được không?

Chân thành cảm ơn bác!
 
Anh daibang168 ơi vị trí cán bộ nguồn các ngân hàng có hay tuyển không ạ? Em thấy số lượng rất ít. Và sinh viên mới ra trường thì có cơ hội thi vào ko ạ?
 
Nhân sự làm Nguồn vốn rất ít do Khối Nguồn vốn chỉ là 1 đơn vị thuộc Hội sở và công việc cũng ko mở rộng nhiều trong khi đó chi nhánh, PGD rất nhiều vì vậy nhân sự các bộ phận tín dụng, giao dịch viên, kế toán rất lớn. Ví dụ 1 ngân hàng khoảng 1300 nhân viên thì làm về Nguồn vốn c ũng chỉ khoảng 20 nhân viên tức là tỷ lệ 20/1300, ngân hàng có tăng lên 1500 nhân viên (do mở rộng mạng lưới) thì nguồn vốn cũng có thể không cần tăng thêm nhân viên. Một ngân hàng có khoảng 10.000 nhân viên thì nhân viên Nguồn vốn cũng chưa đến 50 người. Điều này là do đặc thù của Nguồn vốn có các mảng MM, FX, BOND, phái sinh/hàng hóa và giá trị giao dịch lớn, tập trung.

Nhân sự Nguồn vốn cũng tương đối ổn định do đó các bank cũng ít tuyển, nếu tuyển cũng tuyển rất ít. Sinh viên mới ra trường có cơ hội vì mặc dù tuyển ít nhưng vẫn có bank tuyển do nhu cầu tăng lên, một số người chuyển sang làm công việc khác...
 
Chào anh daibang168! Bài viết của anh đúng là cái mà e đang cần ... E là sinh viên trường Công Đoàn nhưng vào khoa Tài chính biết là bằng trường mình ra đã khó xin việc đã thế kết quả điểm chác cũng không đẹp lắm, thế nên e cũng tự mày mò học và tham gia vào trị trường Fx 1 năm nay, trade ở thị trường này tổng kết lại thì cũng lãi đc chút nên e rất tự tin vào khả năng phân tích và tâm lý giao dịch của mình, vào đây đọc e thấy trong NH cũng có bộ phận giao dịch ngoại hối, a cho e hỏi làm việc ở bộ phận này với việc mình tự trade có khác nhau nhiều không hành về mặt kĩ thuật cũng như quy trình?
Và cho e hỏi thêm là với bằng cấp cũng tầm trung bình nhưng có kinh nghiệm với Fx tuy nhiên lại không có gì để chứng mình đc kinh nghiệm thì cơ hội để làm việc trong NH tại bộ phận này của e có khả quan ko ạ?
Em rất muốn làm việc trong NH để thêm kinh nghiệm và hiểu biết về Fx, mong anh chỉ giáo :))
 
Ước mơ từ lâu của e là được làm việc ở phòng nguồn. Thank Anh daibang168 nhiều ạ.
 
Em đang chuẩn bị cho kỳ thi vào khối Nguồn vốn của một ngân hàng, thực sự với một người học trái ngành như em, hoàn toàn chưa có khái niệm rõ ràng về những phòng ban nghiệp vụ của khối này, thì đây quả là một bài viết rất hữu ích. Lúc đầu em còn thấy rất hoang mang khi lỡ đăng ký vào một khối nghiệp vụ mà mình chẳng có chút định hướng nào, nhưng khi đọc xong bài viết em thấy mình cũng đã phần nào được biết đến những nghiệp vụ của nó thông qua các bài học về Kinh doanh ngoại hối và Phân tích chứng khoán. Tks a rất nhiều ^^
 
thấy khối nguồn vốn rát ít khi tuyển ng, ma cũng hiếm khi tuyển sv mới ra trường vào lắm
 
thấy khối nguồn vốn rát ít khi tuyển ng, ma cũng hiếm khi tuyển sv mới ra trường vào lắm

khó nhưng cũng đáng để thử đúng không ạ ^^! trước mắt em cũng chỉ muốn cố gắng qua được bài test để lấy kinh nghiệm đã
 
khó nhưng cũng đáng để thử đúng không ạ ^^! trước mắt em cũng chỉ muốn cố gắng qua được bài test để lấy kinh nghiệm đã

cái qtrong là ban đầu sợ ngta ko đăng tin tuyển dụng, hoặc yêu cầu hồ sơ cần kinh nghiêm => mới ra trg nộp hồ sơ thì bị loại ngay vòng hồ sơ thôi, còn đã qua đc đến vòng test hay pvan thì phải thử sức hết chứ :) còn sợ j nữa
 
1 bai viet rat hay va bo ich. em cam on anh nhieu lam. sap toi em cung thi FI tai LienVietpost Bank.
nick em: nguyenthanhtrung_onlylove
anh add dum co gi anh em minh trao doi nhe !
em rat muon hoc doi dc nhieu o anh :-)

Nhân sự làm Nguồn vốn rất ít do Khối Nguồn vốn chỉ là 1 đơn vị thuộc Hội sở và công việc cũng ko mở rộng nhiều trong khi đó chi nhánh, PGD rất nhiều vì vậy nhân sự các bộ phận tín dụng, giao dịch viên, kế toán rất lớn. Ví dụ 1 ngân hàng khoảng 1300 nhân viên thì làm về Nguồn vốn c ũng chỉ khoảng 20 nhân viên tức là tỷ lệ 20/1300, ngân hàng có tăng lên 1500 nhân viên (do mở rộng mạng lưới) thì nguồn vốn cũng có thể không cần tăng thêm nhân viên. Một ngân hàng có khoảng 10.000 nhân viên thì nhân viên Nguồn vốn cũng chưa đến 50 người. Điều này là do đặc thù của Nguồn vốn có các mảng MM, FX, BOND, phái sinh/hàng hóa và giá trị giao dịch lớn, tập trung.

Nhân sự Nguồn vốn cũng tương đối ổn định do đó các bank cũng ít tuyển, nếu tuyển cũng tuyển rất ít. Sinh viên mới ra trường có cơ hội vì mặc dù tuyển ít nhưng vẫn có bank tuyển do nhu cầu tăng lên, một số người chuyển sang làm công việc khác...
 
Back
Bên trên