Khối Nguồn vốn của một ngân hàng thương mại làm những gì ?

cảm ơn daibang168 với những thông tin rất hay
bạn có thể chia sẻ với mình và mọi người một số kinh nghiệm về công việc của một giao dịch viên phái sinh tài chính và tài liệu để ôn thi vào vị trí này được không?
 
Về phái sinh có rất nhiều thứ, bạn muốn tìm hiểu về loại phái sinh nào? phái sinh tiền tệ, phái sinh hàng hóa,...hoặc bạn nói về xem bạn thi nghiệp vụ gì của bank nào thì dễ cho mình hơn. Cho mình mail của bạn.
 
mình đang muốn tìm hiểu về phái sinh tiền tệ, sắp tới định thi vào ban Vốn và Kinh doanh vốn của BIDV
Bạn có thông tin thì chia sẻ với mình qua mail rubikboyvn@yahoo.com.vn
cảm ơn bạn nhìu ^^
 
Hi bạn,
- Về giới thiệu tài liệu: mình giới thiệu với bạn Cuốn sách "Cẩm nang ngân hàng đầu tư" của Mạc Quang Huy là cuốn sách đầu tiên ở Việt nam viết về lĩnh vực ngân hàng đầu tư, trong đó nói rõ về các sản phẩm phái sinh.
Ngoài ra có thể search trên mạng, sau đó vào một số investment bank điển hình. Từ đó, bạn có thể biết các Investment bank nó làm cái j, các sản phẩm tài chính phái sinh và các sáng tại tài chính ra sao. Có rất nhiều sản phẩm rất hay và có tính ứng dụng. Bạn đọc để có cái view trước sau đó nghiên cứu đối với vấn đề của bạn sau. Vào google search "ngân hàng đầu tư" rồi vào Wikipedia để đọc xem có các investmentbank nào và vào xem lĩnh vực của tứ đại investmentbank.
- Mục đích mua/bán sản phẩm phái sinh: để phòng chống/bảo hiểm rủi ro hoặc đầu cơ.
- Sản phẩm phái sinh thực chất được xác định phụ thuộc vào sự biến động của một tài sản cơ sở. Như cổ phiếu, trái phiếu, hàng hoá , tiền tệ, vàng, lãi suất các chỉ số thị trường…...
- Các dạng phổ biến của sản phẩm phái sinh: Hợp đồng kỳ hạn (FW), Hợp đồng hoán đổi (SW), Hợp đồng quyền chọn, hợp đồng tương lai (future contracts),…..
- Tiêu chuẩn chung: hợp đồng khung ISDA- hợp đồng khung pháp lý do Hiệp hội Quốc tế về Hoán đổi và Phái sinh (tên viết tắt là ISDA) đưa ra nhằm chuẩn hóa và hợp lý hóa các giao dịch phái. Nên đọc cái này để tham khảo và các bên ký với nhau trước khi thực hiện, tuy nhiên ở Việt Nam các bên giao dịch thường không ký cái này nên có thể xảy ra rủi ro khi tranh chấp. Hiện tại, các bank nước ngoài như ANZ, Citi và Standard Chartered ….đã ký phổ biến hợp đồng khung với các đối tác Việt nam như BIDV, PVN, Vinacomin…..

Một số sản phẩm phái sinh sau bạn nên tìm hiểu:

- Phái sinh tiền tệ như: các hợp đồng FW, SW (Việt Nam hai sản phẩm này dùng nhiều), FT (Future) và quyền chọn- bạn đọc tại các quy định về FX mình đã post lên. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có quy định V/v hướng dẫn hạch toán kế toán nghiệp vụ phái sinh tiền tệ, bạn muốn tìm hiểu thì đọc công văn số 7404/NHNN-KTTC ngày 29 tháng 08 năm 2006.
- Phái sinh lãi suất: phổ biến là hợp đồng hoán đổi lãi suất (1 đồng tiền, 2 đồng tiền). NHNN có quyết định số 62/2006/QĐ-NHNN; quyền chọn lãi suất;….Về các bank thực hiện thì mình được biết về hoán đổi lãi suất các bank nước ngoài (HSBC, Citi…) và các ngân hàng quốc doanh (BIDV, Vietinbank, VBA, VCB), ACB, TECH, ABB…. có xin phép thực hiện. Riêng đối với sản phẩm quyền chọn lãi suất thì BIDV là ngân hàng đầu tiên được phép thực hiện quyền chọn lãi suất.
- Phái sinh khác: Hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng (Credit Default Swap hay CDS), Các sản phẩm tiền gửi cấu trúc (như tiền gửi có lãi phụ thuộc vào biên độ của giá vàng chẳng hạn, biên độ tỷ giá ngoại tệ/ngoại tệ,….)
- Các sản phẩm khác liên kết: trái phiếu liên kết rủi ro tín dụng (Credit linked note - CLN); trái phiếu liên kết rủi ro tỷ giá (FX linked note), …..
Để rõ hơn bạn nên vào trang web một số bank sau về phần sản phẩm của họ để xem xét: HSBC, Citi, SC, BIDV, TECH, Sacombank và MB.

Tôi được biết một số bank được Ngân hàng nhà nước chấp thuận cho đầu tư sản phẩm phái sinh gắn với rủi ro tín dụng quốc gia như TECH, Habubank, LienVietbank...(nguồn: baomoi).
http://www.baomoi.com/Them-ngan-hang-thuc-hien-san-pham-dau-tu-phai-sinh/126/3197324.epi

Có một bài viết ở đây, bạn tham khảo nhé:
http://www.saga.vn/Taichinh/Congcu/Congcuphaisinh/6334.saga

Đối với các sản phẩm phái sinh tiền tệ bạn nên đọc quyết định 1452/2004/QĐ-NHNN để hiểu rõ quy định của Việt Nam. Ít nhất phải hiểu nó là j, tính toán như thế nào. Thực ra phái sinh tiền tệ như FW, SW không khó nhưng với Option thì khó hơn, tính toán cũng phức tạp hơn.

Ở trên chỉ nói về tài liệu nghiệp vụ, tuy nhiên, nếu theo mình được biết, bên BIDV sẽ làm cho khách hàng là chủ yếu và đứng ở giữa được hưởng một khoản chênh lệch. Thường các bank sẽ làm back to back để hạn chế rủi ro chứ không nắm giữ trạng thái. Rất có thể khi bạn thi hoặc được phỏng vấn người ta sẽ hỏi về vấn đề rủi ro, đặc biệt trong giai đoạn này hoạt động quản lý rủi ro được quan tâm.

Theo như mô tả công việc của BIDV đối với vị trí này:
- Gặp gỡ tiếp cận khách hàng: tìm hiểu nhu cầu bảo hiểm rủi ro hoặc đầu tư tài chính, thu nhập dữ liệu tài chính của khách hàng, thiết kế các sản phẩm phái sinh phù hợp và tư vấn giải pháp kinh doanh cho khách hàng.
- Nghiên cứu thị trường, mở rộng mạng lưới khách hàng doanh nghiệp, nghiên cứu phát triển sản phẩm mới.
- Thực hiện giao dịch với khách hàng/chi nhánh.

Thì bạn phải am hiểu nghiệp vụ, khả năng giao tiếp tốt và nắm bắt nhu cầu của khác hàng để mở rộng thị trường, tư vấn và bán được sản phẩm. Bạn sẽ thực hiện giao dịch với khách hàng (nói chính xác hơn là bạn là trung gian thực hiện nhu cầu cho khách hàng: kiểu bạn mua trên thị trường sau đó bán cho khách hàng và bạn được hưởng một phần chênh lệch; hoặc là khách hàng mua của chi nhánh, chi nhánh mua của bạn, bạn mua trên thị trường - do nguyên tắc quản lý tập trung, chi nhánh không được mua trực tiếp trên thị trường mà phải qua khối nguồn vốn). Còn đối việc hold trạng thái các sản phẩm phái sinh (trừ sản phẩm phái sinh đồng USD) thì tôi không thấy mấy bank thực hiện vì rủi ro cao (trừ một số bank có hạn mức trading lớn như hạn mức trạng thái ngoại tệ, hạn mức giao dịch, hạn mức lỗ,…). Một vấn đề bạn cũng nên chú ý là cách giải quyết trong các trường hợp bất thường: bạn đã mua trên thị trường nhưng đến hạn khách hàng lại ko mua của bạn và họ chịu mất tiền đặt cọc, xử lý các tình huống nảy sinh…..). Một lần nữa tôi muốn nhấn mạnh đến vấn đề rủi ro và quản lý rủi ro của sản phẩm phái sinh bạn phải chú ý. Các vấn đề khác như phương tiện dùng trong giao dịch, theo dõi thị trường, phân tích kỹ thuật (ít nhất phải biết xu hướng để mà tư vấn cho khách hàng thời điêm mua-cái này quan trọng lắm đấy, nếu bạn tư vấn cho họ mà họ hỏi bạn là nên mua khi nào mà bạn không trả lời logic, khoa học thì khó bán hàng lắm), thêm vào đó là vấn đề update tin tức, phân tích vĩ mô....cũng cần tìm hiểu. Chúc bạn đạt được kết quả như mong muốn.
 
mình cảm động vô cùng vì bạn đã trả lời và cung cấp cho mình những thông tin bổ ích như này
thực sự với một người mới ra trường mình chỉ biết đến những gì trong sách vở, việc xử lý tình huống bất thường, phân tích kỹ thuật hay vấn đề rủi ro (trong thực tế) như bạn đề cập ở trên là điều mới mẻ với mình. Tuy nhiên mình lại rất hứng thú với những thứ mới mẻ như thế này
Một lần nữa cảm ơn sự chia sẻ của bạn
Chúc bạn luôn may mắn và thành công trong công việc nhé ;)

---------- Post added 10-08-2011 at 07:37 PM ----------

cho mình YM! của bạn, mình muốn trao đổi thêm một vài điều chưa hiểu :-?
 
Mình thấy những thông tin chia sẻ của daibang168 rất bổ ích, đặc biệt với những người chưa được mục sở thị các công việc cụ thể của phòng nguồn vốn như mình.
Bạn có thể cho mình hỏi thêm một chút được không?
Đối với vị trí GDV kinh doanh ngoại tệ (BIDV) thì chủ yếu là đặt lệnh cho khách hàng hay là tự nghiền ngẫm rồi trading ra lợi nhuận? và có làm nhiều tới các công cụ option, forward, futures, swap không (vì mình khá thích các giao dịch dựa trên các hợp đồng này lúc học CFA)
 
Mình thấy những thông tin chia sẻ của daibang168 rất bổ ích, đặc biệt với những người chưa được mục sở thị các công việc cụ thể của phòng nguồn vốn như mình.
Bạn có thể cho mình hỏi thêm một chút được không?
Đối với vị trí GDV kinh doanh ngoại tệ (BIDV) thì chủ yếu là đặt lệnh cho khách hàng hay là tự nghiền ngẫm rồi trading ra lợi nhuận? và có làm nhiều tới các công cụ option, forward, futures, swap không (vì mình khá thích các giao dịch dựa trên các hợp đồng này lúc học CFA)
Trading ngoại tệ ở ngân hàng thì có 2 hình thức:
1) Môi giới
2) Tự doanh
Tùy ngân hàng, hình thức bố trí sẽ khác nhau. Ví dụ ngân hàng A, phòng kinh doanh ngoại tệ có 6 nhân viên thì có thể có 2 nhân viên được: Môi giới và cả tự doanh, các nhân viên còn lại chỉ được môi giới. Việc môi giới, đặc biệt là tự doanh đều được thực hiện trong hạn mức do Trưởng đơn vị phán quyết
 
Mình thấy những thông tin chia sẻ của daibang168 rất bổ ích, đặc biệt với những người chưa được mục sở thị các công việc cụ thể của phòng nguồn vốn như mình.
Bạn có thể cho mình hỏi thêm một chút được không?
Đối với vị trí GDV kinh doanh ngoại tệ (BIDV) thì chủ yếu là đặt lệnh cho khách hàng hay là tự nghiền ngẫm rồi trading ra lợi nhuận? và có làm nhiều tới các công cụ option, forward, futures, swap không (vì mình khá thích các giao dịch dựa trên các hợp đồng này lúc học CFA)

Hi bạn, theo mình thì thế này, việc mua/bán ngoại tệ của ngân hàng-tại Khối Nguồn vốn có thể theo 2 mục đíchh:
1. Đáp ứng nhu cầu khách hàng, trung gian trên thị trường liên ngân hàng: Tại bộ phận FX-Khối Nguồn vốn, khi có nhu cầu từ khách hàng (chi nhánh hoặc tổ chức tín dụng khá,tổ chức kinh tế ) Khối Nguồn vốn sẽ tiến hành mua/bán trên interbank (đa số) để đáp ứng nhu cầu và được hưởng chênh lệch. Nghiệp vụ này ít rủi ro nhưng lợi nhuận mỗi giao dịch sẽ không lớn, nhưng nếu doanh số lớn thì lợi nhuận sẽ cao. Em lưu ý, khách hàng khi mua sẽ mua từ chi nhánh của ngân hàng, sau đó chi nhánh sẽ mua của hội sở và hạch toán nội bộ. Nghiệp vụ mua/bán giữ hội sở và chi nhánh không làm cho lợi nhuận toàn bank thay đổi nhưng ảnh hưởng tới lợi nhuận của từng thành phần trong bank (cụ thể là lợi nhuận của hội sở và chi nhánh).
2. Trading (tự doanh): cái này thì phức tạp hơn, vì nó cho thấy khả năng phân tích, phán đoán của dealer, để từ đó thực hiện các giao dịch và cho nhuận. Đơn giản không phải lúc nào cũng chờ khách hàng đặt nhu cầu rồi mình mới tìm kiếm hàng trên thị trường vì như vậy thì rõ ràng giá lúc đó sẽ không chênh lệch nhiều. Nếu muốn có lợi nhuận cao hơn, ngân hàng tiến hành trading.
Theo mình biết, các bank tại Việt Nam, mảng trading ít thực hiện vì thực sự nó khó và rất rủi ro.

Sản phẩm chủ yếu của các bank hiện nay là Spot, FW, SW.

Nếu bạn cần một quy trình mẫu, mô tả sản phẩm chi tiết về FX thì gửi mail cho mình theo địa chỉ: daibang168@gmail.com
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
bạn daibang168 ơi bạn có thể cung cấp cho t một vài thông tin về vị trí kinh doanh vốn trên thị trường 1 k? thị trường 1 ở đây là thị trường sơ cấp àh! thank bạn trước!
 
Kinh doanh vốn trên thị trường 1
Theo mình hiểu, NH có thể huy đông vốn từ 2 thị trường đó là:
- thị trường 1: huy động vốn từ chủ thể phi ngân hàng (như là từ dân cư, doanh nghiệp)
- thị trường 2: thị trường liên ngân hàng.

Vì thế mình nghĩ Kinh doanh vốn trên thị trường 1 là hoạt động huy động vốn từ dân cư, doanh nghiệp.
 
Back
Bên trên