BẠN TRẦN HIẾU LÀM NỐT MẤY CÂU NÀY XEM GIỐNG M K NHÉ !
CÂU 8 M PHÂN VÂN A VÀ C, CHƯA BIẾT GIẢI THÍCH SAO?
ĐỀ THI VÀO NGÂN HÀNG BIDV 2011
A- Kiến thức chung: (40 điểm: mỗi câu 2 điểm, trắc nghiệm k giải thích)
1. Chính phủ muốn giá lúa giảm sẽ thực hiện biện pháp nào sau đây:
a. Thu mua lúa để dự trữ
b. Tăng thuế của phân bón
c. Giảm diện tích trồng lúa
d. Tăng diện tích trồng lúa
2. Mùa hè năm nay thời tiết nóng nực, lượng điều hoà nhiệt độ tiêu thụ tăng đột biến, nhà cung cấp không có đủ hàng dữ trự, cung tạm thời của mặt hàng điều hoà nhiệt độ:
a. Co giãn hoàn toàn
b. Hoàn toàn không co giãn
c. Co giãn
d. Đường cung dốc lên trên
3. Ở doanh nghiệp độc quyền, trong trường hợp chi phí biên lớn hơn doanh thu biên, doanh nghiệp sẽ:
a. Tăng giá, giảm sản lượng
b. Giảm giá, tăng sản lượng
c. Giảm giá, giảm sản lượng
d. Không câu nào đúng
4. Doanh nghiệp độc quyền có phần mất không là do nguyên nhân:
a. Bán sản phẩm với giá bằng chi phí biên
b. Bán sản phẩm với giá bằng doanh thu biên
c. Bán sản phẩm với giá lớn hơn chi phí biên
d. Bán sản phẩm với giá bằng chi phí cố định
6. Để đo chỉ tiêu dự trữ ngoại hối ta thường thấy người ta thường nói là Việt Nam đang tăng từ 15 tuần lên 18 tuần, tuần ở đây có nghĩa là gì? (từ câu này trở đi trí nhớ hơi bị tồi tàn)
7. Khi Việt Nam bán bảo hiểm cho doanh nghiệp của Nhật bản sẽ làm:
8. Khi có dự đoán cuối năm lạm phát tăng thì:
a. Lãi suất danh nghĩa sẽ tăng ???
b. Lãi suất danh nghĩa sẽ giảm
c. Lãi suất thực sẽ tăng
c. Lãi suất thực sẽ giảm
9. Thị trường thứ cấp là:
10. Khi đầu tư hoàn toàn không nhạy cảm với lãi suất thì:
a. Chính sách tài khoá không ảnh hưởng đến tổng cầu
b. Chính sách tiền tệ không ảnh hưởng đến tổng cầu
c. Chính sách tiền tệ không ảnh hưởng đến lãi suất
d. Cả chính sách tài khoá và tiền tệ đều không ảnh hưởng đến tổng cầu
11. Nhà nước muốn mở rộng chính sách tài khoá sẽ không dùng biện pháp nào sau đây:
a. Tăng chi tiêu chính phủ
b.
c.
d. Giảm lãi suất
12. Khi chính phủ thực hiện chính sách tài khoá mở rộng (tăng G giảm M) và ngân hàng trung ương thực hịên chính sách tiền tệ mở rộng thì sẽ:
a. Thu nhập tăng, lãi suất tăng
b. Thu nhập không rõ, lãi suất giảm
c. Thu nhập tăng lãi suất không rõ
d. Thu nhập tăng, lãi suất giảm
… (20 câu trong đấy có 2 câu cực kì khó mà chính em cũng k nhớ đc đề, đại thể là cái j mà tăng cung vốn, tài khoản vãng lai hay thu nhập ngoại tệ ròng j j đó)
B- Nghiệp vụ kế toán – thanh toán (60 điểm)
I- Lựa chọn phương án trả lời đúng không cần giải thích (20 điểm, 1 câu 1 điểm)
1. Theo quy định, ngân hàng phải trích lập quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ:
a. 5% LN sau thuế
b. 8% LN sau thuế
c. 10% LN sau thuế
d. 12% LN sau thuế
2. Hoạt động nào của ngân hàng không chịu thuế giá trị gia tăng:
3. Chỉ tiêu lợi ích của cổ đông thiểu số không được trình bày trên bảng báo cáo nào:
4. Ngân hàng thương mại có được tham gia kinh doanh chứng khoán không:
a. thoải mái
b. không được tham gia
c. Có, nhưng rất hạn chế
d. Có, nhưng phải thông qua công ty chứng khoán độc lập
Mình trả lời phần kinh tế học thôi nha, chỉ khác bạn câu 12 thôi.
Câu 1: D vì tăng diện tích trồng lúa => cung tăng => giá giảm
Câu 2: B vì đường cung gần như dốc đứng => cung hoàn toàn không co giãn với giá.
Câu 3: Thấy đề ra kì kì nhưng chọn A vậy.
Câu 4: C vì Nhà sản xuất độc quyền sẽ bị mất đi 1 phần lợi nhuận do giảm sản lượng (vì định giá P > chi phí biên MC nên sản lượng sẽ giảm đi).
Câu 6: Quy mô dự trữ ngoại hối được tính bằng số tuần nhập khẩu. Tiêu chí này cho thấy mức độ hỗ trợ thanh toán quốc tế của dự trữ ngoại hối. Theo đánh giá của
IMF, dự trữ ngoại hối có quy mô tương đương 12 đến 14 tuần nhập khẩu thì quốc gia sẽ được coi là đủ dự trữ ngoại hối.
Câu 8: A. Lãi suất danh nghĩa sẽ tăng do lạm phát kì vọng tăng.
Câu 10: Chọn B. Trường hợp đầu tư hoàn toàn ko nhạy cảm với lãi suất tức là khi đó đường IS thẳng đứng. Tất nhiên là chính sách tài khóa sẽ phát huy hiệu lực và chính sách tiền tề vô hiệu, nhưng minh không chắc vô hiệu ở đây là do nó ko thay đổi lãi suất hay ko ảnh hưởng đến tổng cầu, nhưng vẫn chọn B vậy. Đây là trường hợp bẫy tiền (bẫy thanh khoản).
Bạn tham khảo thêm:
Khi nền kinh tế vào pha
suy thoái,
ngân hàng trung ương sẽ nới lỏng chính sách tiền tệ bằng việc giảm lãi suất để kích thích
tiêu dùng và kích thích
đầu tư tư nhân dẫn tới tăng
tổng cầu, thoát khỏi suy thoái. Tuy nhiên, nếu việc giảm lẫi suất là liên tục và xuống thấp quá mức thì, theo
thuyết ưa chuộng tính thanh khoản, mọi người sẽ giữ tiền mặt chứ không gửi vào
ngân hàng hay mua
chứng khoán. Hậu quả là đầu tư tư nhân khó có thể được thúc đẩy vì ngân hàng không huy động được
tiền gửi thì cũng không thể cho xí nghiệp vay và chứng khoán không bán được thì xí nghiệp cũng không huy động được
vốn. Chính sách tiền tệ trở nên bất lực trong việc thúc đẩy đầu tư tư nhân và do đó là bất lực trong kích thích tổng cầu. Trong khi đó, chính sách tài khóa lúc thường vốn không phát huy được hiệu lực đầy đủ do hiện tượng lấn át (
crowding out) thì lúc này lại phát huy đầy đủ hiệu lực do hiện tượng crowding out không còn (vì lãi suất thấp).
Kinh tế học Keynes cho rằng khi nền kinh tế rơi vào tình trạng này thì chỉ có cách sử dụng tích cực chính sách tài khóa (giảm
thuế, tăng
chi tiêu công cộng), tăng
xuất khẩu ròng, khuyến khích tư nhân đầu tư để đổi mới
công nghệ.
Cũng có quan điểm cho rằng chính sách tiền tệ không mất hoàn toàn hiệu lực mà vẫn có thể triển khai qua biện pháp giảm giá đồng tiền trong nước để kích thích xuất khẩu ròng, thực hiện
mục tiêu lạm phát, biện pháp nới lỏng tiền tệ qua tăng trực tiếp lượng
tiền cơ sở.
Câu 11: D, lãi suất đâu liên quan gì đến CS tài khóa.
Câu 12: C, Đường IS và LM đều dịch sang phải thì tất nhiên sản lượng Y tăng rồi, nhưng lãi suất tăng hay giảm thì nó lại phụ thuộc chính sách nào tác động mạnh hơn thôi. Các dạng bài tập này bạn chỉ cần vẽ 2 đường IS, LM sẽ giải quyết hầu hết các trường hợp. Thân!