"Con ghẻ" và "chiến dịch BIDV"

Chào mọi người,
Chắc mấy ngày nay mọi người cũng thấy thiên hạ rối lên vì chuyện "ông" BIDV tuyển dụng. Tôi cũng háo hức chẳng kém. Cơ bản là tôi sắp tốt nghiệp; có cơ hội việc làm là cứ sướng hết cả người nên cũng rất chịu khó bon chen...
Ấy vậy mà BIDV lại làm tôi mừng hụt vì trường tôi không nằm trong danh sách mà ngân hàng cho phép dự tuyển. Chuyện này không mới và BIDV không phải là ngân hàng duy nhất đưa ra giới hạn. Nhưng tại sao lại như vậy ?? các ngân hàng cần những ứng viên có thực lực? và họ nghĩ rằng những trường danh tiếng sẽ cho "ra lò" những "sản phẩm" xuất chúng? Ngân hàng không sai. Họ muốn giới hạn để không phải bỏ ra quá nhiều chi phí, cũng có thể là để khẳng định vị thế của ngân hàng..., dù gì đi nữa thì suy nghĩ đó là hợp lý. Thế nhưng :
- Họ làm thế vô tình làm sinh viên các trường ngoài chuẩn cảm thấy bất công. Trường đại học nào cũng do Bộ quản lý, cũng được nhà nước thừa nhận, những người học ai cũng được gọi là sinh viên [ mình đang nói bậc đại học ]. Cớ sao lại có sự phân biệt kiểu con ghẻ & con riêng? sao lại có cái gọi là sinh viên công lập & sinh viên ngoài công lập? hay là do sự phong phú của tiếng Việt ?
- Có phải họ đã bỏ đi 1 phần ứng viên có khả năng, có nhiệt huyết khi thẳng thừng không cho "con ghẻ" đi "gửi xe" tại các kỳ tuyển dụng? Các tổ chức đào tạo hệ đại học ngoài công lập được gọi là gì hỡi các nhà tuyển dụng yêu dấu? Chúng vẫn được gọi là các trường đại học chứ không phải khu vui chơi. Sinh viên đến đó học chứ không phải đi du lịch. Có thể, mặt bằng đầu vào thấp hơn công lập, có thể những trường này quy tụ lượng sinh viên chịu học ít hơn số sinh viên chịu chơi nhưng không có cơ sở nào để kết luận rằng những sinh viên tốt nghiệp từ đó không đủ khả năng làm việc thực tiễn. Những sinh viên ngoài công lập không trông chờ 1 sự ưu tiên nào hết, họ chỉ cần được cạnh tranh sòng phẳng trong tuyển dụng, vậy mà có được đâu?
Tôi nằm mơ khá nhiều & gần đây tôi mơ BDIV tuyển dụng như sau: 90% ứng viên tốt nghiệp đại hoc công lập, còn lại là ứng viên ngoài công lập. Nhưng rất tiếc, đời không như là mơ...
 
Đâu phải tự nhiên mà một ai đó có thể thi đậu vào được một trường công lập giỏi, có tiếng... Họ đã phải cố gắng, nỗ lực bao nhiêu đó chứ nên dành 1 sự ưu tiên cho Công lập rồi mới đến dân lập là hoàn toàn hợp lí. Luôn đòi hỏi sự ưu tiên cho mình, tại sao bản thân mình không cố gắng nhiều hơn. Trường nào cũng có những bạn " chịu học" và "chịu chơi" nhưng nếu bạn là nhà tuyển dụng bạn nghĩ mình nên đặt mặt bằng tuyển dụng chung ở trường công hay dân. Nếu thực sự bạnlà người giỏi dù học dân lập hay công lập cũng sẽ có 1 công việc tốt. Nếu bạn giỏi mà cty đó không nhận bạn thì mình nghĩ họ có một đội ngũ tuyển dụng chẳng ra gì, gắn bó với môi trường ấy liệu bạn có thể phát triển tốt không.
 
bạn không nên nói thế.Có chắc bạn là sinh viên giỏi nhưng ra ngoài bạn có làm được cái gì không.hay chỉ là mớ kiến thức bỏng bong.không áp dụng thực tế
 
Đúng là có năng lực thực sự,giởi thực sự thì lo gì không có cơ hội, ko BIDV thì là bank khác. Còn thắc mắc tại sao thì hỏi ai bây giờ ? Mình ko đả động gì tới tới trình độ và năng lực từng người nhé, như trg mình học ( HVNH ) hoặc KTQD,HVTC,hay ngoại thương, mình đánh giá chủ quan và cả khách quan là chất lượng đào tạo thiết thực, chuẩn, đầy đủ hơn so với các trường dân lập ngoài ( ..... ) về ngành Ngân hàng. Chưa kể mấy trường kỹ thuật cũng mở khoa TCNH, thật khó hiểu, mở ra chỉ để tuyển sinh...vì mục tiêu lợi nhuận,

Và ngay từ khi thi đầu vào các trg công lập, tại sao lại có sự chênh lệch
Dẫu thế,mình nghĩ nó cũng chỉ giúp ứng viên qua vòng hồ sơ, vào vòng trong thì mới là lúc để thể hiện năng lực từng người
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
ôi dào. công với chả tư. Tôi thấy công lập học cũng chẳng ra gì =)))))))))))))
 
Giỏi sao không thi vào công lập mà học. Nhìn mặt bằng chung mà nói, điểm chuẩn của ĐH công lập vênh với ĐH dân lập trung bình 5 điểm, không ít thì nhiều, sinh viên tốt nghiệp ĐH công lập ít ra thông mình hơn hoặc (và) chăm chỉ hơn ĐH dân lập từ khi 18 tuổi
 
Thế sao từ đầu bạn không thi vào ĐH Quốc lập luôn ?
Mình không phủ nhận là bên QL hay DL đều có người giỏi người kém, nhưng việc họ ưu tiên QL và các trường lớn cũng có thể xem như phần thưởng cho những người đã phấn đấu tốt thời THPT thôi.
Bạn cứ than vãn về các chỉ tiêu họ đặt ra thì sẽ có nhiều người than vãn nhiều vấn đề khác nữa mà tranh cãi nhiều ngày không hết. Ví dụ chiều cao, rất nhiều bạn học giỏi nhưng không đạt đủ chiều cao, thi đỗ vào ĐH quốc lập, trường danh tiếng còn có thể cố gắng được chứ còn những thứ như chiều cao thì ko thể phấn đấu mà có được đâu, ko ai tự chọn chiều cao cho mình được. Hoặc những người ko đi học ĐH họ cũng có thể nói là họ đủ khả năng làm lĩnh vực kinh doanh (ví dụ như Đoàn Nguyên Đức-HAGL), tại sao lại cứ phải tuyển cử nhân, phải có bằng cấp mà ko tuyển họ ? Các bạn cứ nói là đầy người DL giỏi hơn QL nên phải "công bằng" thì cũng có nhiều người nói rằng đầy người không học ĐH hay CĐ nào, ko bằng cấp gì cũng còn kinh doanh giỏi hơn cả các giáo sư tiến sĩ đấy, như vậy đâu có nghĩa là NH ko yêu cầu bằng cấp khi tuyển dụng ?
Theo mình, đời lúc nào cũng công bằng. Ngày hôm nay là kết quả của những gì bạn đã làm trong quá khứ. Ngày xưa những ai đã cố gắng học tập ngày đêm để vào ĐH danh tiếng thì giờ họ được ưu tiên, còn nếu lên ĐH mà họ bỏ bê, tự hài lòng thì dù được ưu tiên khi tuyển dụng nhưng trong tương lai họ cũng phải trả giá cho điều này thôi. Bạn cũng ko nên buồn,nếu bạn thực sự có khả năng thì vào môi trường nào bạn cũng có thể thành công, không cứ phải BIDV đâu.
Quá chuẩn. Hãy chấp nhận và đừng kêu ca. Con đẻ còn chẳng ăn ai nữa là con ghẻ.
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
đi thi đi rùi biết! đậu nhiều lắm, ma chỉ đậu vòng giữ xe thui ah, vô tới vòng đối mặt là rớt thui!mỗi khi ngân hàng nào phất cờ tuyển dụng là hàng ngàn người nộp đơn ứng tuyển, mà lấy chỉ có chưa đến 1%, nên mình nghĩ ứng viên phải tự tin trong giao tiếp và hiểu chuyện!
 
Back
Bên trên