Chứng minh mục đích sử dụng vốn - dễ mà khó

Làm mình nhớ tới trước có 1 ông, mang hồ sơ lên kêu vay 200tr để mua sắm vật dụng trong gia đình. Nhà thì ở ngoại thành, rơm rạ, gà vịt thả đầy khắp sân, nhà cấp 4, mái ngói, trong bảng kê khai mua sắm vật dụng, tương ngay cái tủ lạnh 20tr, TV mấy chục ấy nữa thì phải. :))
Vẽ thế thì chết, vay thế nào được. :))
 
Các anh vào trả lời những câu hỏi trên cho mọi người biết với, bài viết rất bổ ích. Cảm ơn mọi người nhiều!
 
Lúc đầu mình cũng nghĩ giống bạn.
Tuy nhiên, xem lại thì cũng có thắc mắc như này: thủ tục sang tên đổi chủ sổ đỏ ở VN rất lâu, trung bình 03 tháng làm bình thường, và 01 tháng làm dịch vụ có lobby. Đối với mặt hàng nhạy cảm như BĐS, khoảng thời gian như vậy là khá dài.
Như vậy, khi bên NH chỉ đồng ý phát vay khi đã hoàn thiện việc sang tên đổi chủ, giá trị thị trường của BĐS có thể biến động theo hướng tích cực hoặc tiêu cực cho cả Bên bán và Bên mua. Do đó, chưa chắc họ đã đồng ý với phương án này.
 
Trường hợp này thì đã có bản công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử đất rồi, bên mua có thể tự đi làm các thủ tục chuyển quyền sở hữu, bên bán không thể tự ý hủy hợp đồng được.
Tuy nhiên, mình nghĩ ở vd3 thì chỉ cần ra thông báo cho vay, các bên làm xong thủ tục chuyển quyền sử dụng đất, đưa bìa đỏ đã sang tên đến ngân hàng thì mới tiến hành các thủ tục đăng ký thế chấp và giải ngân.
Lúc đầu mình cũng nghĩ giống bạn.
Tuy nhiên, xem lại thì cũng có thắc mắc như này: thủ tục sang tên đổi chủ sổ đỏ ở VN rất lâu, trung bình 03 tháng làm bình thường, và 01 tháng làm dịch vụ có lobby. Đối với mặt hàng nhạy cảm như BĐS, khoảng thời gian như vậy là khá dài.
Như vậy, khi bên NH chỉ đồng ý phát vay khi đã hoàn thiện việc sang tên đổi chủ, giá trị thị trường của BĐS có thể biến động theo hướng tích cực hoặc tiêu cực cho cả Bên bán và Bên mua. Do đó, chưa chắc họ đã đồng ý với phương án này.
 
Mục đích của việc chứng minh mục đích sử dụng vốn là gì nhỉ? Có phải chỉ làm những giấy tờ đối phó việc kiểm tra hay là tìm những phương pháp xác định người vay có sử dụng đúng mục đích hay không?
Nhiều lúc chúng ta (cả NVTD,kiểm soát,...) biết bản chất là vậy nhưng vẫn cố làm một cái gì đó hình thức để...
Theo mình thì mình hành động sai bản chất của vấn đề nhiều. -> Dẫn đến chúng ta bỏ rơi nhiều khách hàng ngon. (Theo mình thấy hầu như phần lớn ai có vết tì bên trong thì cố che bằng chiếc áo đẹp bên ngoài lắm. Quan trọng mình có thấy gì được qua chiếc áo đó hay không?)
 
Một khách hàng A lên xin vay vốn với khoảng 200tr, sổ đỏ chính chủ vác ra thế chấp với ngân hàng. Các giấy tờ chứng minh mục đích khoản vay đều ok, nhưng nguồn thu nhập để trả nợ cho ngân hàng chủ yếu là từ thu nhập của chồng, vợ thì có lương nhưng lương chỉ 3 -5 tr/1 tháng. Chồng thì chỉ là lao động tự do, đứng ra thuê 1 tốp thợ nay xây chỗ nọ, mai xây chỗ kia, tất cả tốp thợ chỉ là anh em chơi thân với nhau, ko có hợp đồng lao động cũng như giấy tờ chứng minh gì cho việc khách hàng A này thuê mướn tốp thợ ấy

Các công trình xây dựng dân dụng nhỏ thường thỏa thuận miệng, ít có hợp đồng, vậy chứng minh thu nhập làm sao đây để giải ngân?
 
Làm tín dụng không linh hoạt, mà cứng nhắc theo đúng chế độ thì tăng trưởng dư nợ rất khó, cái quan trọng đi thẩm định thấy khách hàng có tư cách tốt, có nguồn thu nhập ổn định, có tài sản thế chấp đầy đủ thì cũng nên vân dụng hồ sơ để cho vay thôi, chứ đòi đấy đủ mọi thứ thủ tục thì cho vay khó lắm, đôi khi phải hướng dẫn khách cách chuẩn bị hồ sơ nữa sao cho hợp lệ, có vậy mới có lợi cho cả đôi bên.
 
Trường Hợp cho vay mua otô:
Chúng ta chia ra 2 loại như sau:
1. Nếu mua mới 100%.
- KH phải cung cấp
- Hợp đồng mua bán xe otô
- Hóa đơn VAt
- Đăng kiểm xe
- Bảo hiểm xe
Nếu trường Hợp mua xe cũ:
- Đăng ký xe của bên bán
- Hóa đơn mua bán xe có chứng thực của UB phường, xã hoặc Phòng công chứng
- Tham khảo giá thị Trường xe cũ để định giá cho vay ( Đời xe năm sản xuất, máy móc xe, trọng tải, chỗ ngồi khấu hao xe...)
Hóa đơn mua bán lại chia thành 2 trường hợp để định giá cho vay:
1. Trường hợp chứng thực tại UBNB
2. Trường Hợp chứng thực tại Phòng công chứng/./
Nếu khách hàng đưa ra được các giấy tờ đó, thì chỉ còn việc định giá cho ve thôi
Nếu xe đã đi quá Tối thiểu 10.000 km và đăng ký tối thiểu là 6 tháng thì được gọi là xe đã qua sử dụng ( Tức xe cũ)
Trường h
 
Về đề đó thật đơn giản:
Để đầy đủ giấy tờ chứng minh ta làm như sau:
Lập cho KH 1 Hợp đồng lao động ( Ký với các lao động của KH) Chỉ cần phô tô các CMND của người lao động kèm theo./
lập 1 HĐ xây dựng cho khách hàng ký với chủ nhà mà KH đang thi công XD./
+) Chủ yếu là Năng lực, hành vi, đạo đức của KH có đủ đk vay hay không thôi./.
Chứng minh năng lực tài chính của khách hàng này mới là điều khó/.
 
Đối với KH cá nhân, việc chứng minh mục đích sử dụng vốn rất dễ nhưng lại rất khó.
Với những trường hợp mục đích thật sự rõ ràng như Vay mua Oto mới 100%, mua nhà chung cư, mua cổ phiếu ... thì vấn đề về mục đích không cần phải bàn.

Tuy nhiên, đối với những trường hợp khác. VD như vay kinh doanh, vay sửa chữa nhà, mua nhà của cá nhân khác .. thì việc thu thập giấy tờ chứng minh mục đích sử dụng vốn đối với một số nhân viên mới là cả một vấn đề.

Tôi xin mạn phép đơn cử vài cái ví dụ.

VD1: Khách hàng cá nhân, vay sửa nhà. (Giả định: KH thật, sd vốn đúng mục đích, giải ngân bằng tiền mặt).
- Về lý thuyết, giấy tờ chứng minh mục đích sử dụng vốn sẽ là tất cả những gì liên quan đến việc sửa nhà như: thiết kế được duyệt, dự toán, hoàn công, hóa đơn mua bán vật liệu, tiền công ...
- Tuy nhiên, thực tế thì... KH cá nhân nếu sửa nhỏ ko ảnh hướng đến kết cấu, cảm quan bên ngoài sẽ ko cần giấy phép, dự toán thì lập trong đầu (tính nhẩm :D), hoàn công thì trả tiền túi, hóa đơn vật liệu thì chả mấy khi giữ ...
-> Giải pháp là gì? Chỉ còn mỗi cách, hướng dẫn khách hàng lập dự toán (cái này phần lớm phải dẫn thì KH mới biết), hóa đơn thì thu thập đến mức tối đa các phiếu mua hàng ở các cửa hàng vật liệu xây dựng (sao cho đủ giá trị yêu cầu- thường phải lớn hơn tùy tỷ lệ từng bank quy định), sau nữa, nếu thiếu thì sao? yêu cần khách hàng cung cấp thêm :D (ntn thì thôi, ko cần chi tiết nữa, ai cũng biết :D).
Nữa, mấu chốt, để được tin tưởng, hãy tự buộc trách nhiệm của mình vào bằng Biên bản kiểm tra và 1 vài tấm ảnh chụp cái nhà mới sửa (trước đó nhớ chụp hiện trạng lúc chưa sửa để so sánh nhá).

VD2: Khách hàng cá nhân, tiểu thương, vay kinh doanh (thu mua cá đi chẳng hạn) - các giả định như VD1.
Về cơ bản, tình huống the same cái VD 1, có cái khác là mục đích giờ là làm thế nào thu thập giấy tờ gì đó chứng minh KH đã dùng tiền của Bank để mua cá (về bán) theo đúng phương án được bank duyệt!
Lý thuyết là thu thập hóa đơn hoặc phiếu mua hàng của KH.
Nhưng mà thực tế thì sao ạ? KH cá nhân, mua mỗi ng vài ba kg cá, rồi về bán, lấy đâu ra phiếu phiếc gì?
Thế chả lẽ bó tay! No, cho KH lập 1 danh sách, mua của ai, người bán ký vào. (về nguyên tắc phải cung cấp cả CMND của người bán - photo - nhưng trg hợp này lẽ ko cần). :D (tôi không khuyến khích làm hộ/giả cái danh sách này nhá)
Rồi xong! Để tự buộc mình, làm theo cách trên VD1, chụp vài ba cái ảnh khách hàng đang .. mua cá :))

VD3: KH mua nhà của 1 cá nhân khác (giả định giống VD1).
KHCN, mua bán nhà, giao tay, tiền tươi - thóc thật, giờ lấy gì chứng minh KH đã dùng tiên bank cho vay theo phương án được duyệt để trả tiền mua nhà, hay nhà mua từ đời nào rồi, giờ lấy cớ vay đi buôn ma túy? Khó đấy! Cái này phụ thuộc vào ng làm tín dụng nhiều lắm đấy (đạo đưc nghề nghiệp).
Còn với giả định thì ta cứ show biên bản giao nhận tiền ra thôi (tiền nhận cùng ngày giải ngân, có chữ ký của người bán nhà + CMND của người bán). Tuyệt đối phải có sự trùng khớp giữa thông tin người bán và ng nhận tiền.
Tiếp đó, ngay lập tức yêu cầu sang tên - ghi rõ thời hạn cho phép nợ/ hoặc photo ngay giấy tờ chuyển nhượng thành công. Save - done...
Để chốt, có thể làm như các VD trên.

Sơ sơ là vậy, ai còn kinh nghiệm gì hay hơn share cho mọi người học tiếp :D

Mình cũng mạn phép đưa ra ý kiến của mình, có gì mọi người đóng góp. Nhìn chung về những ví dụ bạn đưa ra thì chủ yếu dựa vào kinh nghiệm cũng như cách nhìn nhận của từng NV tín dụng. Đề cử như VD1 :
Kh sửa nhà là thật, giấy từ hóa đơn không giữ, NV kiểm tra thực tế, và ghi nhận được mục đích sử dụng vốn của KH là CX. Hiện nay mỗi ngân hàng có quy định riêng cho việc vay vốn với mục đích khác nhau nhưng vẫn phải đúng luật TCTD . GS với TH sửa chữa nhỏ, không ảnh hưởng kết cấu nhà, theo quy định 1 số NH mà mình biết thì không cần GP sửa chữa, hóa đơn cũng chỉ cần bổ sung 20-50% tùy từng ngân hàng quy định. Mà như chúng ta biết, hiện nay việc mua bán hóa đơn là vô cùng đơn giản. Việc chứng minh này không khó.
+ VD2 la mua bán cá, nếu hộ kinh doanh thưc, bạn có thể thẩm định trực tiếp, đến chợ nơi KH bán hỏi, kiểm tra, có thể thẩm định, hoặc y/c KH ghi chép hoạt đôg KD ít ngày chẳng hạn. Nếu như bạn bảo ngày mua vài 3 kg cá, quy mo nhỏ thế sao cho vay được. Bạn có thể căn cứ những gì KH nói, kiểm chứng, xác minh. Với TH này mình nghĩ với anh chị có KN thì ko khó.
_ VD3 là VD rất hay, họ có thể vay làm MĐích khác, hoặc cho vay nặng lãi. Thế nên NH mới tồn tại những bộ phận xử lý nợ xấu, hay kiểm tra mục đích sau khi vay. Với những mục đích sử dụng vốn trái pháp luật ruit ro là rất cao, vì vậy KN nhìn nhận, đánh giá của NVTD là điều rất quan trọng. Với 1 KH tìm về, NVTD kiểm tra rất kỹ, tham khảo rất nhiều thông tin, nhưng ruit ro là điều không thể tránh khỏi, Nh đi cho vay là cũng xđ có ruit do.
Trên đây cũng là những góc nhìn rất nhỏ của mình,nếu sai sót xin các bạn góp ý thêm
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,577
Số bình luận
528,086
Tổng số thành viên
351,489
Thành viên mới nhất
789betstyle
Back
Bên trên