Cần giải đáp v/v khách hàng cao tuổi đứng tên thế chấp tài sản

  • Bắt đầu Bắt đầu beekiu
  • Ngày bắt đầu Ngày bắt đầu

beekiu

Verified Banker
KH muốn vay vốn tại Ngân hàng, thế chấp Quyền sử dụng và quyền sở hữu nhà ở do Bố mẹ đứng tên nhưng 2 người này 1 người trên 80 tuổi 1 người 70 tuổi, Nếu làm ra công chứng làm thủ tục ủy quyền tài sản trên cho con dc vay vốn tại ngân hàng (Tài sản thế chấp và nguồn trả nợ đều tốt). Nhưng do người đứng tên đã cao tuổi + thời hạn vay trung hạn là 5 năm, nếu cho vay thì sẽ xảy ra những rủi ro như thế nào cho ngân hàng???
Thanksssssss mọi người :)
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Trong HĐTC của mình có điều khoản sau:
Các Bên thống nhất thỏa thuận rằng Bên Ngân hàng có quyền (nhưng không có nghĩa vụ) xử lý tài sản thế chấp để thu hồi nợ ngay khi xẩy ra một trong các trường hợp sau đây:"Bất kỳ người nào thuộc Bên thế chấp chết hoặc bị tuyên bố chết, mất tích hoặc bị tuyên bố mất tích, bị tuyên bố mất năng lực hành vi, ly hôn, bỏ trốn hoặc thay đổi nơi cư trú mà không thông báo cho Bên Ngân hàng, hoặc liên quan đến các tranh chấp, khiếu kiện có liên quan đến tài sản thế chấp. Trong các trường hợp này, Bên Ngân hàng có quyền tự mình xử lý hoặc yêu cầu Cơ quan chức năng xử lý tài sản thế chấp để thu hồi nợ trước khi các Bên liên quan thực hiện việc phân chia tài sản khi ly hôn, phân chia di sản thừa kế v.v…". Vậy mình cứ cho các cụ ký HĐTC vẫn đảm bảo thanh lý TS dễ dàng nếu khoản vay có vấn đề pk?
Bên mình cũng đang có trường hợp tương tự, KH đã làm ủy quyền rồi.
 
Theo mình nghĩ thì tốt nhất là sang tên cho con đi thế chấp. Vì ông bà cũng nhiều tuổi rồi nên rủi ro rất cao. Thường mình thấy trong HĐTC của một số ngân hàng hiện nay không có ủy quyền cho ngân hàng đc toàn quyền xử lý tài sản thế chấp nếu khách hàng không quá hạn. Bên mình đang áp dụng mẫu hợp đồng ủy quyền của bên thế châp cho ngân hàng nếu không trả nợ trong vòng bao nhiêu ngày thì ngân hàng sẽ toàn quyền định đoạt tài sản đó mà không cần đến bên thế chấp. Như vậy sẽ hạn chế được rủi ro cho NH và k/h có ý thức hơn trong việc trả nợ. Mẫu này Chi nhánh mình đang áp dụng do phòng công chứng nhà nước soạn thảo, bạn nào cần mình có thể gửi cho. Mình có vài ý kiến đóng vậy thui.^^
 
Nếu ủy quyền thì nội dung ủy quyền phải xác định được chính xác nghĩa vụ bảo đảm, phải ghi rõ ràng trong trường hợp bên vay không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ trả nợ thì tài sản sẽ được xử lý để Ngân hàng thu hồi nợ.
Tuy nhiên đối với những trường hợp này thì bên mình hầu như không cho vay, nếu cho vay thì phải ký hợp đồng thế chấp ba bên (mà đằng nào cũng ra phòng công chứng làm ủy quyền thì cho ra công chứng ký luôn hợp đồng thế chấp cho rồi, ký ủy quyền chi cho mất công), độ tuổi cao như vậy rất dễ xảy ra rủi ro. Nếu bên vay không trả được nợ, chủ tài sản mất mà các đồng thừa kế không đồng ý kế thừa nghĩa vụ lại phát sinh tranh chấp, rắc rối lắm ;)
 
rủi ro là khi chủ tài sản cao tuổi mất đi thì sẽ phát sinh thừa kế. xử lý tài sản thừa kế sẽ rất lằng nhằng @@.
 
Nếu ủy quyền mà người ủy quyền mất thì hợp đồn ủy quyền mất hiệu lực. Khách hàng tốt thì ok, khách hàng trả nợ xấu dẫn đến tranh cãi sẽ rất phiền phức vì những người thừa kế khác sẽ không muốn ngân hàng xử lý. Lúc đó sẽ xem xét những rủi ro sơ suất do ngân hàng gây ra, nếu NVTD có sơ suất sẽ bị tuyên bố vô hiệu hợp đồng, lúc đó rủi ro ngân hàng gánh hết.
Do đó tốt nhất là bảo lãnh hoặc cuyển nhượng lại cho người vay. Nên hạn chế ủy quyền vì những rủi ro do ủy quyền là rất cao.
 
Tốt nhất là kêu chuyển nhượng cho con rồi mới đi vay. Khi đó rủi ro không xảy ra.

Còn cứ thế mà làm rủi ro nhìn thấy đầu tiên đó là tranh chấp tài sản. Vì khi chết thì chỉ 1 trong 2 người cha hoặc mẹ chết. Khi đó tài sản sẽ buộc chia cho những người thuộc hàng thừa kế thứ I. Khi đó, có rắc rối kiện tụng lu bu ở tòa mà không giải quyết được hết món vay.

Rủi ro khác mà dạo này báo chí đưa là người con giựt nợ, biến mất tiêu thì người cha và mẹ không có khả năng trả nợ (dạng bảo lãnh), nhưng ra tòa để xử lý tài sản lại bị cho là cái Hợp đồng Bảo lãnh không đúng pháp lý thì cười ra nước mắt.
 
Việc cho người lớn tuổi đứng bảo lãnh vay vốn rất rủi ro, đặc biệt trong trường hợp của Chủ bài thì khá cao, vì tuổi của Cha mẹ người vay đã trên 80 rùi.
Tùy theo quy định của từng Ngân hàng sẽ xem xét việc nhận tài sản đảm bảo trong đó có quy định rõ về độ tuổi của người chủ tài sản hay không.
Trong trường hợp của bạn, theo mình, bạn nên tư vấn cho Người vay cùng cha mẹ họ thực hiện việc công chứng tặng cho hay ủy quyền cho người vay (người con) được toàn quyền sử dụng tài sản (trong đó có việc thế chấp vay vốn NH). Khi đã thực hiện xong thì thực hiện vay vốn NH bình thường (ký hợp đồng thế chấp 02 bên)
Trong trường hợp cha mẹ qua đời trong thời gian vay thì tài sản sẽ được chia theo thừa kế, khi đó nghĩa vụ tài sản vẩn đảm bảo theo quy định của pháp luật (bạn thao khảo thêm phần luật di chúc - thừa kế sẽ rõ).
Cả nhà cho thêm ý kiến nha. Mình góp ý theo thực tế phát sinh thôi. ^^
Chúc cả nhà cuối tuần vui vẻ! Thân!
 
Back
Bên trên