Cần giải đáp v/v khách hàng cao tuổi đứng tên thế chấp tài sản

beekiu

Verified Banker
KH muốn vay vốn tại Ngân hàng, thế chấp Quyền sử dụng và quyền sở hữu nhà ở do Bố mẹ đứng tên nhưng 2 người này 1 người trên 80 tuổi 1 người 70 tuổi, Nếu làm ra công chứng làm thủ tục ủy quyền tài sản trên cho con dc vay vốn tại ngân hàng (Tài sản thế chấp và nguồn trả nợ đều tốt). Nhưng do người đứng tên đã cao tuổi + thời hạn vay trung hạn là 5 năm, nếu cho vay thì sẽ xảy ra những rủi ro như thế nào cho ngân hàng???
Thanksssssss mọi người :)
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
KH muốn vay vốn tại Ngân hàng, thế chấp Quyền sử dụng và quyền sở hữu nhà ở do Bố mẹ đứng tên nhưng 2 người này 1 người trên 80 tuổi 1 người 70 tuổi, Nếu làm ra công chứng làm thủ tục ủy quyền cho con dc vay vốn tại ngân hàng (Tài sản thế chấp và nguồn trả nợ đều tốt). Nhưng do người đứng tên đã cao tuổi + thời hạn vay trung hạn là 5 năm, nếu cho vay thì sẽ xảy ra những rủi ro như thế nào cho ngân hàng???
Thanksssssss mọi người :)

Mình chưa hiểu chỗ ủy quyền cho con được vay vốn tại NH là như thế nào?

Trong TH này tốt nhất là bảo KH sang tên cho ông con rồi tự ông con cầm đất của mình đi vay thôi, 2 cụ cao tuổi dễ "đi" nên xử lý TS không dễ đâu nha.
 
Mình cũng từng nghe một số kh bảo ở một số ngân hàng có làm thủ tục ủy quyền tài sản từ bố mẹ cho con để đi vay vốn ngân hàng. Mình cũng ko hiểu là ntn??? Bên mình toàn làm thế chấp bên 3 thôi, ký đầy đủ 3 bên, nhưng đôi lúc gặp mấy ông bà già quá cũng ngại thật :(
 
KH muốn vay vốn tại Ngân hàng, thế chấp Quyền sử dụng và quyền sở hữu nhà ở do Bố mẹ đứng tên nhưng 2 người này 1 người trên 80 tuổi 1 người 70 tuổi, Nếu làm ra công chứng làm thủ tục ủy quyền tài sản trên cho con dc vay vốn tại ngân hàng (Tài sản thế chấp và nguồn trả nợ đều tốt). Nhưng do người đứng tên đã cao tuổi + thời hạn vay trung hạn là 5 năm, nếu cho vay thì sẽ xảy ra những rủi ro như thế nào cho ngân hàng???
Thanksssssss mọi người :)
Người đứng ra vay có thể mượn tài sản của PHỤ MẪU TỨ THÂN (Tức là cha, mẹ, anh chị em, vợ chồng, con cái) để vay. Nhưng trong trường hợp này nếu giữa chừng người già ra đi thì nếu có chuyện gì thì rất khó xử lý!
Cách tốt nhất là yêu cầu KH sang tên cho con luôn là tốt nhất.
 
Trong trường hợp này tốt nhất là ba mẹ làm hợp đồng tặng cho tài sản cho con (người vay) luôn. Trường hợp ủy quyền sẽ xảy ra rủi ro là nếu người ủy quyền mất thì hợp đồng ủy quyền không còn hiệu lực. Do đó, hợp đồng thế chấp cũng không có hiệu lực.
 
Trong trường hợp này tốt nhất là ba mẹ làm hợp đồng tặng cho tài sản cho con (người vay) luôn. Trường hợp ủy quyền sẽ xảy ra rủi ro là nếu người ủy quyền mất thì hợp đồng ủy quyền không còn hiệu lực. Do đó, hợp đồng thế chấp cũng không có hiệu lực.

Mình nghĩ việc chấm dứt hợp đồng ủy quyền không làm thay đổi nghĩa vụ, quyền lợi đã phát sinh giữa 2 bên(bên ủy quyền-được ủy quyền vs bên thứ 3) trong thời gian ủy quyền. Trường hợp này, nếu chẳng may bố, mẹ(bên ủy quyền) mất đi, việc ủy quyền sẽ chấm dứt, nghĩa là ông con sẽ ko có quyền định đoạt tài sản đó nữa. Nghĩa vụ thế chấp tài sản đó sẽ chuyển giao cho người thừa kế.
Dĩ nhiên tốt đẹp nhất là bảo 2 ông bà già chuyển quách quyền sd đất và quyền sở hữu nhà ở và ts gắn liền với đất cho ông con :))đỡ phải nghĩ
 
KH muốn vay vốn tại Ngân hàng, thế chấp Quyền sử dụng và quyền sở hữu nhà ở do Bố mẹ đứng tên nhưng 2 người này 1 người trên 80 tuổi 1 người 70 tuổi, Nếu làm ra công chứng làm thủ tục ủy quyền tài sản trên cho con dc vay vốn tại ngân hàng (Tài sản thế chấp và nguồn trả nợ đều tốt). Nhưng do người đứng tên đã cao tuổi + thời hạn vay trung hạn là 5 năm, nếu cho vay thì sẽ xảy ra những rủi ro như thế nào cho ngân hàng???
Thanksssssss mọi người :)
trường hợp này bên mình giải quyết như sau: đọc công văn hướng dẫn của hội sở, người đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quá bao nhiêu tuổi thì không đựơc...
 
Mình nghĩ việc chấm dứt hợp đồng ủy quyền không làm thay đổi nghĩa vụ, quyền lợi đã phát sinh giữa 2 bên(bên ủy quyền-được ủy quyền vs bên thứ 3) trong thời gian ủy quyền. Trường hợp này, nếu chẳng may bố, mẹ(bên ủy quyền) mất đi, việc ủy quyền sẽ chấm dứt, nghĩa là ông con sẽ ko có quyền định đoạt tài sản đó nữa. Nghĩa vụ thế chấp tài sản đó sẽ chuyển giao cho người thừa kế.
Dĩ nhiên tốt đẹp nhất là bảo 2 ông bà già chuyển quách quyền sd đất và quyền sở hữu nhà ở và ts gắn liền với đất cho ông con :))đỡ phải nghĩ
Nhiều ông Bô bà Má chưa xuống lỗ thì vẫn chưa chịu cho đâu...tại nhiều con quá mà, nên một trong những đứa con muốn vay chỉ có thể nhờ bố mẹ đứng tên, chứ ổng bả k chịu cho....đẻ nhiều cũng khổ
 
Như NH mình không chấp nhận ủy quyền, nếu muốn vay thì phải sang tên của người vay thì mới được.
 
Cái này tùy quan điểm của từng NH, nhưng về mặt pháp lý việc khi ủy quyền cho người khác thế chấp đất của mình là không có gì sai cả.
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,577
Số bình luận
528,088
Tổng số thành viên
351,506
Thành viên mới nhất
youhuihuodong22
Back
Bên trên