Xem cách xử lý khủng hoảng của ACB

Chủ thớt lưu ý loại bỏ những ký tự thừa ra khỏi bài viết nhé. Ví dụ:

"Thứ 4, 22/08/2012, 19:38"; "8:45 PM Thứ tư, ngày 22 tháng tám năm 2012- Chuyên mụcKinh Doanh|;

"Hòa Bình
22/08/2012 19:05 (GMT+7)"; "Thứ tư, 22/8/2012, 16:21 GMT+7",...

Ngoài ra bạn nên căn chỉnh ảnh ở giữa để bài viết dễ nhìn hơn.

Mình để phần thời gian là do thể hiện sự cập nhật trên các báo
Đọc rồi lọc bài ra, khó thoát khỏi hết các lỗi :(
 
Khởi tố, bắt tạm giam Tổng giám đốc Ngân hàng ACB

Thứ 4, 22/08/2012, 21:30

xuan-hai.jpg

Theo nguồn tin riêng của Petrotimes, chiều nay, 22/8, VKS Nhân dân Tối cao đã phê chuẩn lệnh bắt tạm giam 4 tháng với ông Lý Xuân Hải, Tổng giám đốc Ngân hàng ACB.

Theo tin Petrotimes nhận được, ông Lý Xuân Hải bị khởi tố, bắt tạm giam để điều tra hành vi cố ý làm trái các quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

Trước đó 1 ngày, sáng 21/8, sau khi "bầu" Kiên bị bắt, ông Lý Xuân Hải đã được cơ quan điều tra mời lên làm việc.

Ông Lý Xuân Hải giữ chức vụ Tổng Giám đốc Ngân hàng Á Châu từ năm 2005 đến nay. Ông cũng là thành viên Hội đồng quản trị của ngân hàng này.

Ông Lý Xuân Hải sinh năm 1965 tại Hà nội, hiện đang sinh sống ở TP Hồ Chí Minh. Ông là Thạc sỹ Kinh tế - Đại học Paris Dauphine – Pháp; Tiến sỹ Toán - Lý - Đại học Tổng hợp Quốc gia Belarus - Belarus.

Với kiến thức về lĩnh vực tài chính – ngân hàng sâu rộng, khả năng lãnh đạo và nhanh chóng nắm bắt được xu hướng phát triển của ngành, ông Lý Xuân Hải đã những có đóng góp rất quan trọng trong sự phát triển của toàn hệ thống ACB.

Quá trình hoạt động công tác của ông Lý Xuân Hải:

Từ năm 1993 đến năm 1995 : Công ty Trimex-Moscow.

Từ năm 1996 đến năm 1997 : Phó Giám đốc Ngân hàng Á Châu, Chi nhánh Hải Phòng.

Từ năm 1998 đến năm 2002 : Giám đốc Ngân hàng Á Châu, Chi nhánh Hải Phòng.

Từ năm 2004 đến năm 2005 : Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Á Châu, Giám đốc Tài chính Ngân hàng Á Châu.

Từ năm 2002 đến năm 2005 : Tổng Giám đốc Công ty TNHH Chứng khoán ACB.

Từ tháng 06 năm 2005 đến nay : Tổng Giám đốc Ngân hàng Á Châu.

Từ tháng 03 năm 2008 đến nay : Thành viên Hội đồng quản trị Ngân hàng Á Châu.

Petrotimes sẽ tiếp tục cập nhật tới bạn đọc diễn biến vụ việc!

Theo Petrotimes
http://cafef.vn/20120822093013524CA34/khoi-to-bat-tam-giam-tong-giam-doc-ngan-hang-acb.chn
 
ACB phủ nhận tin Tổng Giám đốc Lý Xuân Hải bị bắt

Cập nhật lúc: 9:00 AM, 23/08/2012
avatar.aspx

(VOV) - Phía ACB khẳng định chưa có diễn biến gì mới. Các hoạt động của ngân hàng vẫn diễn ra bình thường.

Sau khi một số trang mạng đưa tin Tổng Giám đốc ACB Lý Xuân Hải bị bắt tạm giam 4 tháng, sáng 23/8, VOV online đã có trao đổi nhanh với ông Nguyễn Thanh Toại, Phó tổng giám đốc ACB. Ông Toại đã chính thức bác thông tin này và khẳng định mọi việc vẫn chưa có diễn biến gì mới.

Về nội dung một số website đăng tải thông tin ông Lý Xuân Hải bị bắt, ông Toại nói đó chỉ là những trang web nhỏ, còn những báo điện tử chính thống đều đã gỡ bỏ hoặc không đăng tải thông tin này.

Trong ngày 22/8, khách hàng đã rút 5000 tỷ đồng. Ngân hàng Nhà nước cũng chính thức phát đi thông điệp bảo đảm thanh khoản cho ACB. NHNN và cả hệ thống các tổ chức tín dụng đã và tiếp tục cam kết sẵn sàng hỗ trợ vốn cho Ngân hàng TMCP Á Châu để bảo đảm khả năng chi trả các khoản tiền gửi của các tổ chức kinh tế và dân cư tại ngân hàng này. Do đó, quyền lợi của người gửi tiền hoàn toàn được đảm bảo.

NHNN khuyến cáo các tổ chức và cá nhân có tiền gửi tại Ngân hàng TMCP Á Châu nên thận trọng trước các tin đồn không có căn cứ để tránh những tổn thất không đáng có./.
http://vov.vn/Home/ACB-phu-nhan-tin-Tong-Giam-doc-Ly-Xuan-Hai-bi-bat/20128/222175.vov
 
ACB: “Soi” BCTC 6 tháng đầu năm để lượng hóa rủi ro

23/08/2012 | 09:31

Nguồn tiền huy động chủ lực của ACB đến từ khu vực dân cư khi tiền gửi tiết kiệm là 101,298 tỷ đồng, chiếm tới gần 70% tổng vốn huy động, và chứng chỉ tiền gửi vàng ngắn hạn 48,104 tỷ đồng.
ngan%20hang%20ACB%20.jpg

Theo BCTC hợp nhất 6 tháng đầu năm 2012 của Ngân hàng TMCP Á Châu (HNX: ACB), ngân hàng này báo lãi sau thuế1,612 tỷ đồng. Tuy vậy, ở thời điểm hiện nay con số lãi này dường như không được giới đầu tư quan tâm bằng việc ngân hàng này sẽ quản trị rủi ro thanh khoản như thế nào.
ACB%201.jpg

Tiền gửi của khách hàng tính đến cuối tháng 6/2012 tại ACB là 145,616 tỷ đồng. Trong đó chủ yếu gồm tiền gửi tiết kiệm 101,298 tỷ đồng, tiền gửi có kỳ hạn 23,667 tỷ đồng, tiền gửi không kỳ hạn 14,415 tỷ đồng, phần còn lại là tiền gửi ký quỹ và tiền gửi vốn chuyên dụng là 6,236 tỷ đồng.

Như vậy, có thể thấy nguồn tiền huy động chủ lực của ACB đến từ khu vực dân cư khi tiền gửi tiết kiệm chiếm tới gần 70% tổng vốn huy động khách hàng. Đây là điều khá bất lợi cho ACB khi khu vực dân cư thường dễ nhạy cảm với thông tin xấu.

Phát hành giấy tờ có giá đến cuối tháng 6/2012 là 53,968 tỷ đồng, tăng nhẹ 6.4% so với cuối năm 2011. Khoản mục này bao gồm Trái phiếu có kỳ hạn từ 2-10 năm có tổng giá trị là 5,790 tỷ đồng và đáng lưu ý là chứng chỉ tiền gửi vàng dưới 12 tháng là 48,104 tỷ đồng và từ 12 tháng-5 năm là gần 74 tỷ đồng .

Với việc chứng chỉ tiền gửi vàng dưới 12 tháng chiếm tỉ trọng lớn nhất trong khoản mục phát hành giấy tờ có giá, thì rủi ro bị rút nguồn tiền huy động ở khoản mục này cũng khá cao. Ngoài ra, trong trường hợp giá vàng tăng cao thì không loại trừ khả năng ACB cũng sẽ phát sinh khoản thua lỗ.

Ngoài ra, nghĩa vụ nợ của ACB còn có 19,672 tỷ đồng Tiền gửi của các TCTD khác và 22,471 tỷ đồng Các khoản nợ khác.

Như vậy, có thể thấy với việc huy động vốn chủ yếu đến tư khu vực dân cư cũng như phát hành giấy tờ có thời gian đáo hạn ngắn thì áp lực chi trả của ACB là không hề nhỏ.

Đâu là những khoản mục có thể giúp ACB “chống đỡ”, bên cạnh sự hỗ trợ từ Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng bạn?

Tiền mặt, vàng bạc, đá quý với 8,789 tỷ đồng. Đây cũng là khoản mục thanh khoản cao nhất có được. Tiếp đến là Tiền gửi tại NHNN 3,397 tỷ đồng. Khoản mục này cũng tương đối dễ dàng sử dụng để đảm bảo thanh khoản.

Tiền, vàng gửi và cho vay các TCTD khác là khoản mục lớn thứ hai trong tài sản của ACB. Đây là khoản mục cho vay trên thị trường liên ngân hàng, đến cuối quý 2 là 56,003 tỷ đồng, đã giảm 31% so với đầu năm 2011.

Tuy nhiên, việc thu hồi một lượng tiền lớn trên thị trường liên ngân hàng trong một thời gian ngắn là điều không hề dễ dàng, nếu không có sự hỗ trợ của NHNN.

Chứng khoán kinh doanh
, với tổng giá trị danh mục đến cuối quý 2 là gần 611 tỷ đồng, dự phòng giảm giá chứng khoán hơn 27 tỷ đồng.

ACB chủ yếu đầu tư vào chứng khoán vốn (cổ phiếu) do các ngân hàng khác phát hành 555 tỷ đồng, chứng khoán vốn do TCKT trong nước phát hành 50 tỷ đồng và chứng khoán nợ do các TCTD trong nước phát hành là gần 5 tỷ đồng.

Cho vay khách hàng. Tính đến cuối tháng 6/2012, khoản mục cho vay khách hàng của ACB có số dư 103,727 tỷ đồng, chỉ tăng nhẹ 0.9% so với thời điểm cuối năm 2011.

Chất lượng nợ vay
cũng không nằm ngoài xu hướng chung của ngành ngân hàng trong thơi gian qua. Tổng nợ xấu đến cuối quý 2/2012 được hạch toán ở mức 1,620 tỷ đồng, chiếm 1.56% trong tổng dư nợ và gia tăng mạnh 76.5% so với cuối năm 2011.
ACB%202.jpg

Điều này giúp khoản trích lập dự phòng nợ xấu của ACB chỉ dừng ở mức gần 1,298 tỷ đồng, bằng 1.25% tổng dư nợ. So với trung bình ngành thì tỷ lệ nợ xấu hạch toán của ACB là khá thấp. Tuy vậy, trong bối cảnh hiện này thì câu hỏi đặt ra là liệu nợ xấu của ACB đã được hạch toán chính xác, và nếu trích dự phòng rủi ro đầy đủ thì con số sẽ lên mức bao nhiêu.

Chứng khoán đầu tư đến cuối tháng 6/2012 đã gia tăng thêm 14.5% so với cuối năm 2011, đạt 29,924 tỷ đồng. Dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư chỉ 27 tỷ đồng.

Danh mục chứng khoán đầu tư của ACB chủ yếu tập trung vào chứng khoán nợ và có thể được sử dụng làm tài sản thế chấp cho việc vay mượn.

Duy Nam (Vietstock)

FFN
http://vietstock.vn/2012/08/acb-soi-bctc-6-thang-dau-nam-de-luong-hoa-rui-ro-757-236230.htm
 
ACB 'trần tình' giải quyết khủng hoảng trước 'sóng' rút tiền tới 8.000 tỷ đồng

Cập nhật lúc :10:29 AM, 23/08/2012
(ĐVO) Trao đổi với Đất Việt sáng 23/8, Phó tổng giám đốc Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) Nguyễn Thanh Toại cho hay, chỉ trong hai ngày (21 và 22/8), khách hàng đã rút tiền khỏi ACB khoảng 8.000 tỷ đồng, trong đó ngày 21/8 số tiền khách hàng rút là 3.000 tỷ và ngày 22/8 là 5.000 tỷ đồng.

Ông Toại cho biết, sáng nay (23/8), ngân hàng vẫn hoạt động bình thường. “Không có chuyện ACB mất thanh khoản, lượng tiền khách hàng rút trong 2 ngày qua vẫn thấp hơn dự đoán của ngân hàng. Xu hướng rút tiền của khách đến sáng nay chưa có dấu hiệu tăng lên, song xu hướng này có giảm đi hay không thì phải đợi tới cuối buổi hoặc cuối ngày mới biết được. Tuy nhiên hiện nhu cầu rút tiền của khách hàng chỉ là trong ngắn hạn do những tin đồn xung quanh ACB”, ông Toại nói.

Cũng theo ông Toại, nếu như hôm qua ACB có khoảng 6.100 tỷ đồng và 165 triệu USD (tương đương 3.300 tỷ đồng) sẵn sàng chuyển sang tiền đồng để giải quyết việc rút tiền của khách hàng, thì hôm nay thanh khoản của ACB tăng gấp 3 lần so với hôm qua. Cụ thể, ACB đang có khoảng 30.000 tỷ đồng tiền mặt để phục vụ nhu cầu khách hàng.
C139257_ktacb2.jpg

Hôm nay thanh khoản của ACB tăng gấp 3 lần so với hôm qua. Hiện ngân hàng có khoảng 30.000 tỷ đồng tiền mặt để phục vụ nhu cầu của khách.

Ngoài ra, ông Toại cũng cho biết, ngày 22/8, ACB đã đấu thầu được 7.000 tỷ đồng trên thị trường mở (OMO). “Với lượng tiền mặt đảm bảo như vậy, ngân hàng tin tưởng rằng mình có thể quản lý tốt thanh khoản và giải quyết được mọi tình huống”, ông Toại nói.

Với sự cố khách hàng đua nhau rút tiền lần này, theo ông Toại, ACB đã giải quyết khá nhanh chóng, bình tĩnh. Ngay trong tối ngày 20/8 khi có tin bầu Kiên bị bắt giữ, toàn thể ban lãnh đạo của ACB đã họp để thống nhất những kịch bản cụ thể để kiểm soát tình hình. Theo đó, ban lãnh đạo đề ra 5 kịch bản, gồm các mức độ bình thường, hơi đông, hỗn độn, khẩn cấp và khủng hoảng, đồng thời đưa ra 5 phương án để giải quyết.

Bên cạnh đó, sự phối hợp hỗ trợ của cơ quan chức năng trong đó có Ngân hàng Nhà nước với sự cố tại ACB lần này cũng khá kịp thời. Trong hai ngày 21 và 22/8, Ngân hàng Nhà nước liên tục phát đi thông điệp sẽ hỗ trợ thanh khoản cho ACB.

Chiều 22/8, Chánh thanh tra Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Hữu Nghĩa cho biết, Ngân hàng Nhà nước đang theo dõi sát diễn biến thị trường tiền tệ và hoạt động của ACB. Ngân hàng Nhà nước và cả hệ thống các tổ chức tín dụng đã và tiếp tục cam kết sẵn sàng hỗ trợ vốn cho ACB để bảo đảm khả năng chi trả các khoản tiền gửi của các tổ chức kinh tế và dân cư tại ngân hàng này.

“Tuy tình hình rút tiền ngày 22/8 căng thẳng gấp 3 lần so với ngày 21 nhưng vẫn chỉ nằm ở mức độ 2 và 3, nhẹ hơn so với những gì chúng tôi dự đoán. Từ đó, mọi chuyện đều được kiểm soát ổn thỏa”, ông Toại cho biết.

http://baodatviet.vn/Home/kinhte/AC...ut-tien-toi-8000-ty-dong/20128/229891.datviet
 
[Video] Tình hình giao dịch tại ACB chi nhánh Hà Nội sáng 23/8

Thứ 5, 23/08/2012, 14:33

Trong 2 ngày qua, hoạt động giao dịch tại Ngân hàng Á Châu (ACB) có phần sôi động hơn so với bình thường.

Tuy nhiên, tình trạng đó chỉ xuất hiện tại các điểm giao dịch ở Tp. Hồ Chí Minh. Còn tại Hà Nội, theo quan sát của chúng tôi, hoạt động giao dịch diễn ra rất bình thường.

Tại Hội sở của ACB chi nhánh Hà Nội số 184-186 đường Bà Triệu, khoảng thời gian từ 10h đến 11h sáng ngày 23/8, chỉ có khoảng 30 khách hàng, gồm cả người đến làm thẻ, gửi tiền lẫn rút tiền.

Các hoạt động giao dịch giữa nhân viên ngân hàng và khách hàng được tiến hành theo đúng trình tự thủ tục, không hề có tình trạng chen lấn và rút tiền ồ ạt của khách hàng.

Một số hình ảnh thực tế
IMG9910.JPG

IMG9911.JPG

IMG9908.JPG


Một nhân viên tại quầy giao dịch cho biết, giao dịch tại chi nhánh vẫn diễn ra bình thường, thực tế lượng rút tiền của khách hàng trong sáng hôm nay còn có phần ít hơn so với ngày hôm qua.

Video tình hình giao dịch
[video=youtube_share;SaHXjCyh2JM]http://youtu.be/SaHXjCyh2JM[/video]

Gia Hân

Theo TTVN
 
( Bên lề) Những chuyện đặc biệt về CEO ‘vắng mặt’ của ACB

Sinh năm 1965 tại Hà Nội, ông Lý Xuân Hải đã có 16 năm làm việc tại ACB. Từ 1996 đến 2002, ông Hải lần lượt đảm trách các vị trí Phó giám đốc và Giám đốc ACB chi nhánh Hải Phòng sau đó là Tổng giám đốc Công ty Chứng khoán ACB (ACBS) trong 3 năm, từ 2002 đến 2005.

Trong vòng 1 năm từ 2004 đến 2005, ông đảm nhiệm vai trò Phó tổng giám đốc kiêm Giám đốc Tài chính sau đó chuyển lên làm Tổng giám đốc ACB vào tháng 6/2005. Từ 2008 đến nay, ông Hải là thành viên trong Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc.

Trả lời phỏng vấn về cách chiến thắng lòng tham và sự sợ hãi cũng như cách giữ mình “sạch sẽ” trong hoạt động ngân hàng, Lý Xuân Hải quan niệm, để lòng tham không thành quá độ thì phải biết sợ. Ông cắt nghĩa, sợ tức là “tránh xa những điều không đúng pháp luật, trái thông lệ và vi phạm đạo đức kinh doanh”.

CEO ACB "vắng mặt" Lý Xuân Hải.

Ngoài ra, ông có triết lý sống “để chiến thắng sự sợ hãi phải biết tham lam một cách hợp lý tức luôn giữ sự khách quan, vận dụng trí tuệ trong tiếp nhận và xử lý thông tin để tận dụng các cơ hội thường rất ngắn hạn trong khó khăn”. Theo ông, khi là thành viên của ACB, tính hệ thống, giá trị cốt lõi của nhà băng này khiến cho những người lãnh đạo “luôn làm đúng, kiểm soát được lòng tham để từ chối những đồng tiền không sạch sẽ, không minh bạch”.

Nhiều người đánh giá, Lý Xuân Hải là một người đầy cảm xúc và cho rằng, trong ngành kinh doanh ngân hàng rủi ro cần “cái đầu lạnh”, thì điều này là điểm yếu. Song CEO ACB chia sẻ, quan điểm “cái đầu lạnh” dường như đang bị nâng lên. Ông cho rằng, muốn tránh vấp ngã, mỗi người cần có quá trình tiếp nhận và xử lý thông tin hiệu quả. Hiện nay, Internet và truyền thông phát triển nên việc tiếp nhận thông tin là như nhau, quan trọng là việc tư duy logic, loại thông tin nhiễu, tìm thấy sự đơn giản trong mớ phức tạp, cơ hội trong thách thức.“Nếu ai thấy tôi đầy cảm xúc, thì trước hết là bởi ACB là một tổ chức đầy cảm xúc”, ông Hải bày tỏ.

Năm 2008, khi thị trường tài chính Việt Nam trải qua một cơn "bão thanh khoản", ông Lý Xuân Hải bị nhiều lãnh đạo ngân hàng khác chỉ trích bởi việc cho vay "nóng" với lãi suất gần 40%/năm nhưng yêu cầu họ phải đến ACB để kiểm đếm và mang tiền về. Vào thời điểm đó, tổng giám đốc một ngân hàng khá lớn có trụ sở tại Tp.HCM nhiều lần chỉ trích ông Hải công khai tại các diễn đàn về việc "bắt chẹt" các nhà băng khác khi họ gặp khó khăn.

Tuy nhiên, cũng có nhiều lãnh đạo ngân hàng khác nhận định, đó là một cơ hội làm ăn và cần tận dụng. Giải thích về chuyện yêu cầu ngân hàng khác đến kiểm đếm và mang tiền về khi vay ACB, ông Hải cho biết, do ngân hàng không còn đủ nhân lực và máy đếm tiền. "Tôi nói với họ là ACB thiếu nguồn lực kiểm đếm, máy móc do nhu cầu tăng đột biến, nếu họ cần khẩn thì hỗ trợ nhân lực và máy móc chứ không phải chúng tôi bắt chẹt", ông Hải giải thích.

Về danh hiệu cá nhân, ông Lý Xuân Hải đã 2 lần được "The Asian Banker" bình chọn là "Lãnh đạo ngân hàng xuất sắc nhất Việt Nam" năm 2007 và 2010. Với giới tài chính, ông Hải cũng được nhiều người đánh giá cao về độ nhạy bén, quyết đoán và là một diễn giả giỏi. Khi trả lời phỏng vấn các nhà báo, ông Hải thường đưa ra các nhận xét thẳng thắn và góc cạnh về những vấn đề diễn ra trên thị trường tài chính.

Tuy nhiên, khi nói về vai trò tại ACB, ông Hải cho biết, mình chỉ là một phần của “cỗ máy”. CEO ACB chia sẻ: “Tôi may mắn được đặt vào chỗ ngồi này để đóng vai trò của người cầm gậy chạy đầu một cuộc chạy tiếp sức, được thừa hưởng rất nhiều thành quả của những người đi trước và các cộng sự”. Ông nhận xét, vai trò cá nhân của mình cũng như bao con người khác tại ACB: Vai đã được phân và “diễn viên” phải đóng tốt, cố gắng thực hiện tốt chức năng của mình trong “cỗ máy”.

Một điểm đặc biệt là ông Hải không nhận mình là một doanh nhân thành đạt. Một người bạn của vị tổng giám đốc này chia sẻ: "Anh Hải từng ly hôn và cảm thấy đó là một thất bại lớn trong đời mình. Với anh ấy, một doanh nhân thành đạt thì không nên gặp chuyện gia đình như vậy".

Lãnh đạo cấp cao của một nhà băng tại Tp.HCM thở dài nói: "Hải là một người có tài, cẩn trọng và làm việc có nguyên tắc. Nhưng xét cho cùng, Hải vẫn chỉ là người làm thuê và một số chuyện cũng không thể tự quyết được. Mà nói chung, làm tổng giám đốc ngân hàng bây giờ nguy hiểm quá".
Ông Lý Xuân Hải sinh năm 1965, là người Hà Nội hiện sinh sống và làm việc tại Tp.HCM. Ông Hải bắt đầu làm việc tại Ngân hàng Á Châu từ năm 1996 và đảm nhiệm cương vị Tổng giám đốc từ năm 2005.

Ông Hải là Thạc sĩ kinh tế Đại học Paris Dauphine (Pháp), Tiến sĩ Toán-Lý Đại học Tổng hợp quốc gia Belarus (Belarus).
http://hanoi.megafun.vn/tin-tuc/xa-hoi/201208/Nhung-chuyen-dac-biet-ve-Ceo-vang-mat-cua-aCB-224075/
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
NHNN bơm tiếp 3.683 tỷ đồng qua OMO

Thứ 5, 23/08/2012, 15:20


Như vậy trong 3 ngày qua, NHNN đã bơm ra tổng cộng 21.708 tỷ đồng. Lãi suất liên ngân hàng hôm nay cũng đã quay đầu giảm sau khi tăng nóng ngày hôm qua.


Theo dữ liệu trên Reuters, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) hôm nay tiếp tục bơm ra 3.683 tỷ đồng trên thị trường mở (OMO) với lãi suất 8%/năm,kỳ hạn 7 ngày.

Như vậy trong 3 ngày qua, NHNN đã bơm ra tổng cộng 21.708 tỷ đồng, trong đó có 5.000 tỷ lãi suất 8,8% và phần còn lại lãi suất 8%/năm.

Động thái bơm mạnh trên thị trường mở được cho là để hỗ trợ thanh khoản cho các TCTD có nhu cầu, đặc biệt là ngân hàng ACB do nhu cầu rút tiền của người dân tăng trong 3 ngày qua.

Chiều hôm qua, ông Nguyễn Thanh Toại, phó TGĐ của ngân hàng ACB cho biết, ngân hàng này đã vay trên OMO 7.000 tỷ đồng. Trước đó, ngày 21/8, theo một số Ngân hàng thương mại, ACB cũng đã vay trên OMO 4.000 tỷ đồng.

Trong một diễn biến khác, lãi suất trên thị trường liên ngân hàng hôm nay đã quay đầu giảm sau khi tăng mạnh trong ngày hôm qua. Lãi suất qua đêm nay chỉ còn 7,14%/năm, kỳ hạn 1 tuần là 7,71%/năm và kỳ hạn 1 tháng là 8,83%/năm. Hôm qua, các mức lãi suất của các kỳ hạn này lần lượt là 7,75%; 8,13% và 9,33%/năm.


Thành Hưng

Theo TTVN
http://cafef.vn/20120823031755501CA34/nhnn-bom-tiep-3683-ty-dong-qua-omo.chn
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,575
Số bình luận
528,081
Tổng số thành viên
351,412
Thành viên mới nhất
qabootfive88
Back
Bên trên