Xem cách xử lý khủng hoảng của ACB

  • Bắt đầu Bắt đầu Black
  • Ngày bắt đầu Ngày bắt đầu
Ngân hàng Nhà nước tích cực bơm tiền, trấn an người gửi

Sau thông tin ông Nguyễn Đức Kiên bị bắt, một mặt Ngân hàng Nhà nước khuyên người gửi tiền không nên hoang mang, mặc khác đã bơm hàng nghìn tỷ đồng hỗ trợ thanh khoản kịp thời cho các nhà băng.
>Ngăn hệ lụy bầu Kiên, ACB hạn chế giải ngân

Trên website chính thức của mình, Ngân hàng Nhà nước khẳng định hiện nay ông Nguyễn Đức Kiên không tham gia quản lý, điều hành Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB), nơi ông này từng là Phó chủ tịch Hội đồng quản trị và Phó chủ tịch Hội đồng sáng lập 2-3 năm về trước. Vì vậy, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khuyên người gửi tiền tại ACB hoàn toàn yên tâm.

Tuy nhiên, cơ quan này cũng lên kế hoạch theo dõi sát diễn biến thị trường tiền tệ để sẵn sàng hỗ trợ thanh khoản khi cần thiết để ổn định và bảo đảm an toàn hệ thống.

Thông điệp này được Thống đốc Nguyễn Văn Bình tái khẳng định trong phiên giải trình trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội chiều 21/8 về nợ xấu và tái cấu trúc ngân hàng. Ông cho biết thêm đã chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước các cấp có các biện pháp sẵn sàng hỗ trợ để đảm bảo thanh khoản của ACB hay các tổ chức tín dụng khác nếu có hiện tượng rút tiền hàng loạt.
ngan-hang1.jpg

Ngân hàng Nhà nước bất ngờ bơm 5.000 tỷ trên OMO. Ảnh: PV

Trao đổi với VnExpress.net, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP HCM xác nhận tin bắt giữ cũng phần nào tác động tâm lý đến thị trường tài chính dù hiện nay ông Kiên không điều hành bất cứ ngân hàng nào. Do đó, để hỗ trợ kịp thời vấn đề thanh khoản, trong hôm nay cơ quan này đã bơm ra một lượng tiền đáng kể, trong đó chủ yếu để hỗ trợ thanh khoản cho ACB.

"Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ thanh khoản kịp thời cho không những ACB mà còn cho những nhà băng nào bị tác động liên quan đến thông tin ông Kiên bị bắt", vị lãnh đạo này nhấn mạnh.

Trong khi đó, bản thân ACB trong ngày hôm nay, do lo ngại thanh khoản căng thẳng đột biến sau tin về ông Kiên bị bắt nên trong đầu buổi sáng đã yêu cầu các chi nhánh, phòng giao dịch tạm ngưng giải ngân cho vay và chờ thông báo mới của ban điều hành.

Đến cuối buổi sáng, khi nhận thấy hoạt động của ngân hàng không biến động xấu. ACB đã quyết định giải ngân bình thường cho các khoản vay dưới 2 tỷ đồng. Còn các khoản vay trên 2 tỷ đồng thì chi nhánh và PGD phải đăng ký về Hội sở để kiểm tra.

Theo dữ liệu của Reuters, hôm nay (21/8), Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã bơm một lượng vốn khủng ra thị trường mở (OMO). Ở kỳ hạn 7 ngày, lượng giao dịch thành công khoảng 5.000 tỷ đồng với lãi suất 8,8% một năm. Đây là khối lượng tiền bơm lớn nhất kể từ đầu tháng 2 tới nay, thời điểm lễ Tết âm lịch phải chi tiêu nhiều. Lượng tiền bơm này bằng cả khối lượng giao dịch từ đầu tháng 6 đến 20/8 cộng lại.

Nếu tính riêng tháng 7 và tháng 8, hầu như thị trường OMO rất ít phiên giao dịch thành công, và phiên giao dịch cao nhất chỉ đạt 1.065 tỷ đồng, lãi suất 8% (phiên 223 trong ngày 13/7).

Thị trường OMO giao dịch sôi động sau khi có tin ông Nguyễn Đức Kiên bị bắt và tuyên bố của Ngân hàng Nhà nước về việc sẵn sàng bơm tiền hỗ trợ hệ thống

Trên thị trường liên ngân hàng, lãi suất qua đêm được chào ở mức 4,5-4,7% một năm; kỳ hạn 1 tuần là 4,8-5% một năm; kỳ hạn 1 tháng là 6,5-7,5% một năm. Mức lãi suất này tăng nhẹ so với hôm qua.

Tuấn Lân - Lệ Chi Vnexpress
 
ACB: “Tình hình trong vòng kiểm soát”

HOA VINH

21/08/2012 19:09 (GMT+7)
0_1a0e8.jpg

Trang chủ website ACB chiều 21/8 đặt bài viết nêu ý kiến của Ngân hàng Nhà nước về vụ bắt giữ ông Nguyễn Đức Kiên ở vị trí nổi bật nhất.

"Cho đến giờ này các hoạt động của ACB vẫn bình thường. Tất nhiên, có chỗ này chỗ kia khách đến đông hơn một chút. Và tình hình đang trong vòng kiểm soát".

Phó tổng giám đốc Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB), ông Nguyễn Thanh Toại, đã cho biết như vậy trong cuộc trả lời phỏng vấn hãng tin BBC chiều 21/8.


Ông cho biết trong ngày hôm nay đã "nhận được rất nhiều cuộc gọi hỏi thăm", vì "người ta thiếu thông tin", và "chúng tôi đã cung cấp thông tin đầy đủ".

Liên quan đến việc cổ phiếu ACB rớt giá khá mạnh hôm nay, ông Toại cho rằng thị trường chứng khoán là độc lập với hoạt động kinh doanh của ngân hàng và nhấn mạnh: "Về phản ứng của thị trường, người này xem đó là cơ hội, người kia xem đó là vận rủi. Cái chuyện đó mình không thể tham gia can thiệp được".

Đề cập đến khả năng khách hàng có thể rút tiền để đề phòng bất trắc, ông Toại nói ACB đã có kinh nghiệm và kế hoạch đối phó với những rủi ro như thế này. "Chúng tôi cố gắng giải thích cho khách hàng rõ thực chất của vấn đề như thế nào, để giúp khách hàng an tâm".

"Chúng tôi đã làm việc với Ngân hàng Nhà nước. Ngân hàng Nhà nước đã có cam kết trong trường hợp cần thiết, sẽ đảm bảo thanh khoản cho ACB để tránh xáo trộn trong xã hội và trong hệ thống ngân hàng".

Ông cũng nhắc lại rằng vụ bắt giữ ông Nguyễn Đức Kiên diễn ra hôm 20/8 chỉ liên quan đến hoạt động của các công ty con của ông này, không liên quan và không ảnh hưởng đến hoạt động của ACB.

Trước câu hỏi về khả năng các công ty con đó vay tiền của ACB, ông Toại cho biết nếu các công ty này "đầy đủ các tiêu chuẩn pháp lý của Việt Nam, phù hợp với các điều kiện vay của ACB", thì có thể trở thành khách hàng của ACB như những khách hàng khác.

Ông nói: "Các công ty đó không phải là của ngân hàng nên chúng tôi không quan tâm lắm. Mối quan tâm lớn nhất của chúng tôi hiện giờ là chứng minh với khách hàng rằng ACB hoạt động rõ ràng, minh bạch", và nhấn mạnh rằng chuyện liên quan tới các công ty con của ông Kiên là thuộc thẩm quyền của công an điều tra.

Liên quan đến thông tin ACB giảm hạn mức giải ngân cho vay trong ngày 21/8, theo ông Toại, đó không phải là giảm các khoản cho vay, mà là biện pháp kỹ thuật để cân đối thanh khoản. "Chúng tôi căn cứ vào tình hình khách hàng đến để có dự phòng. Với những khoản giải ngân cho vay trên 2 tỷ đồng, chúng tôi đề nghị đăng ký để cân đối thanh khoản. Với những khoản dưới 2 tỷ đồng, chúng tôi cho giải ngân bình thường".

Ông nhắc lại vụ việc diễn ra vào năm 2003, khi Tổng giám đốc ACB khi đó bị đồn là đã "bỏ trốn", dẫn đến việc hàng loạt người dân rút tiền tại ACB. Đó là lần đầu tiên ngân hàng này phải đối phó với một tình huống như vậy. "Sau những lúng túng ban đầu, nhờ sự ứng phó một cách linh hoạt và có sự chỉ đạo chặt chẽ từ phía Ngân hàng Nhà nước, ủng hộ từ phía Chính phủ, cho nên trong ba ngày chúng tôi đã giải quyết vấn đề một cách êm thấm", ông nói.

Ông cũng kể lại chuyện ACB đã giữ lại phần lãi cho những khách hàng đến rút tiền trong vụ việc năm 2003, vừa để đáp lại "tình cảm của khách hàng với ngân hàng", vừa xem đó là bài học đối với ngân hàng.

Về việc Tổng giám đốc ACB Lý Xuân Hải phải lên làm việc với cơ quan điều tra
, ông Toại nói do ACB đang phải tập trung sức để đảm bảo hoạt động ngân hàng bình thường, nên "chưa có liên hệ với cơ quan điều tra".

Vneconomy
 
viết nhầm thế gây ảnh hưởng nghiêm trọng quá, được mời lên thì có thể có liên quan hoặc làm chứng j thôi, còn bị bắt là có tội rõ ràng..
 
Các ngân hàng lên tiếng, bầu Kiên mất 132 tỷ

(Đời sống) - Trong lúc nhiều ngân hàng lên tiếng khẳng định việc ông Nguyễn Đức Kiên (tức bầu Kiên) bị bắt không liên quan gì đến các ngân hàng, ông Kiên không giữ chức vụ hay chi phối gì tại ngân hàng..., thì Ngân hàng Nhà nước đồng thời ra văn bản cam kết sẵn sàng hỗ trợ thanh khoản để ổn định và bảo đảm an toàn hệ thống.

"Ông Kiên bị bắt là việc của cá nhân ông Kiên"

Ngay sau khi có thông tin ông Nguyễn Đức Kiên bị bắt để điều tra về tội kinh doanh trái phép, Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) là đơn vị đầu tiên lên tiếng chối bỏ ảnh hưởng của ông Kiên với NH này.

Ông Nguyễn Thanh Toại, Phó tổng giám đốc NH ACB, cũng là người phụ trách phát ngôn của NH này cho biết trên Tuổi trẻ, việc ông Kiên bị bắt là việc của cá nhân ông Kiên.

Cũng theo ông Toại, do không còn là cổ đông lớn, nên ông Kiên không có nghĩa vụ phải công bố thông tin về số cổ phần của NH ACB mà ông và các thành viên trong gia đình đang nắm giữ.

images752330_bau_kien_Phunutoday1.jpg

Đại diện các ngân hàng khẳng định đồng loạt khẳng định ông Nguyễn Đức Kiên không nắm cổ phần hoặc không ảnh hưởng tới hoạt động ngân hàng mình
Đại diện các ngân hàng đồng loạt khẳng định ông Nguyễn Đức Kiên không nắm cổ phần hoặc không ảnh hưởng tới hoạt động ngân hàng mình như đồn thổi



Theo công bố của NH ACB, trước đây ông Kiên là Chủ tịch Hội đồng đầu tư ACB, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn tài chính Á Châu.

Hội đồng sáng lập Ngân hàng Á Châu do Đại hội đồng cổ đông thành lập nhằm tư vấn cho Hội đồng quản trị, Ban điều hành trong quá trình quản trị, điều hành Ngân hàng. Hội đồng sáng lập gồm có sáu thành viên.

Tuy nhiên ông Nguyễn Thanh Toại cho biết, khoảng 4 tháng trước Ngân hàng Nhà nước đã có quy định hủy các tổ chức của ngân hàng lập ra mà không nằm trong Luật các tổ chức tín dụng.

Do vậy, hiện nay ACB không còn hội đồng sáng lập. Còn việc ông Nguyễn Đức Kiên đang giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn tài chính Á Châu, ông Toại cho biết “không liên quan đến NH ACB”.

Ông Huỳnh Quang Tuấn, thành viên Hội đồng quản trị, Phó tổng giám đốc NH ACB cho biết thêm, với vai trò là cổ đông, ông Kiên không tham gia với bất kỳ vai trò gì trong cơ chế quản trị.

Ông Trương Văn Phước, Tổng giám đốc NHCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) cũng khẳng định trên VnExpress: ông Kiên chỉ nắm trên dưới 1% cổ phần tại Eximbank và hoàn toàn không có ảnh hưởng hay giữ chức vụ gì tại NH này.

"Ông Kiên chỉ là cổ đông thường mua cổ phiếu", ông Phước nhấn mạnh.

Ông Nguyễn Văn Nhân - Tổng giám đốc NH cổ phần Phương Nam (Southern Bank) cũng phủ nhận mối liên quan của ông Kiên tại Southern Bank. Theo ông Nhân, ông Nguyễn Đức Kiên không nắm cổ phần cũng như không giữ chức vụ gì tại Phương Nam.

Tổng giám đốc NH cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) Phan Huy Khang cũng khẳng định ông Kiên và cả ngân hàng ACB không có mối quan hệ nào về cổ phần với Sacombank.

Trong khi đó, đại diện NH Kiên Long cho biết, trong danh sách cổ đông không có tên ông Nguyễn Đức Kiên và ông cũng không liên quan gì tới hoạt động của NH này.

Đại diện NH Vietbank thông tin, ông Nguyễn Đức Kiên chỉ là một cổ đông bình thường tại Vietbank, số cổ phần ông Kiên nắm giữ chưa đến mức là cổ đông lớn. Ông Kiên cũng không tham gia bất kỳ chức vụ gì bên Vietbank.


Ngân hàng Nhà nước sẵn sàng hỗ trợ thanh khoản

Tại phiên trả lời chất vấn các đại biểu Quốc hội diễn ra chiều 21/8, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình cho hay: “Liên quan đến việc bắt ông Nguyễn Đức Kiên, chúng tôi chỉ nhận được văn bản của Bộ Công an lý giải vì sao bắt, trong đó nói rằng ông Kiên lập ra ba công ty con, kinh doanh trái phép”.
images752331_bau_kien_Phunutoday4.jpg

Thống đốc Nguyễn Văn Bình trong phiên trả lời chất vấn chiều 21/8

"Ông Nguyễn Đức Kiên là nguyên phó chủ tịch hội đồng sáng lập NH ACB. Đây là hội đồng do NH này lập ra thôi, chứ luật không cho phép thành lập tổ chức này, luật chỉ quy định có hội đồng quản trị và ban điều hành. Việc bắt giữ ông Kiên không liên quan đến ACB tính đến thời điểm này. Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước cũng chuẩn bị để hỗ trợ ACB trong trường hợp xảy ra tình trạng rút tiền hàng loạt” - ông Bình cho hay.

Cùng chiều 21/8, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng ra văn bản thông báo về sự việc của bầu Kiên. Trong thông báo này, Ngân hàng Nhà nước nhắc lại lý do ban đầu khiến bầu Kiên bị bắt không liên quan tới hoạt động ngân hàng.

Ngân hàng Nhà nước kêu gọi người gửi tiền tại NH ACB hoàn toàn yên tâm. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang theo dõi sát diễn biến thị trường tiền tệ, trường hợp cần thiết, sẵn sàng hỗ trợ thanh khoản để ổn định và bảo đảm an toàn hệ thống.
-----------------
Bầu Kiên mất 132,6 tỷ đồng chỉ trong buổi sáng


Theo ông Nguyễn Nhật Cường, Phó phòng Phân tích – CTCK Công Thương, bầu Kiên là người có sức ảnh hưởng quá lớn nên việc ông bị bắt ảnh hưởng vô cùng mạnh mẽ đến thị trường chứng khoán nói chung và cổ phiếu ngân hàng nói riêng.

Đúng như lo ngại của các nhà đầu tư, cổ phiếu “vua” đồng loạt bị xả hàng và bán sàn không thương tiếc.

Cổ phiếu “tâm điểm” ACB giảm sàn với lượng dư bán chất cao. Các cổ phiếu ngân hàng khác như EIB (của NH Eximbank), CTG (của NH Công thương VN), MBB (của NH TMCP Quân đội), SHB (của NH Sài Gòn Hà Nội), STB (NH Sài Gòn Thương Tín), VCB (của NH Vietcombank) cùng chung cảnh ngộ. Chỉ có NVB (của NH Nam Việt) may mắn giảm nhẹ.

Kết thúc phiên giao dịch sáng 21/8, cổ phiếu ACB giảm sàn, giảm 1.800 đồng/CP, tương ứng 6,9% xuống 24.100 đồng/cổ phiếu. Như vậy, khối tài sản khổng lồ của bầu Kiên đã “bốc hơi” 63,3 tỷ đồng, hiện trị giá số cổ phiếu mà ông Kiên đang nắm giữ chỉ còn hơn 844 tỷ đồng.

Không chỉ tài khoản của bầu Kiên bị hao tổn. Bà Đặng Ngọc Lan – vợ ông Kiên – hiện đang nắm giữ 4,11% cổ phần của ACB, tương đương 38.512.975 cổ phiếu. Tổn thất của bà Lan với số cổ phiếu còn nắm giữ của ACB khi ông Kiên bị bắt chỉ trong sáng 21/8 là 69,3 tỷ đồng.

Như vậy, chỉ trong buổi sáng 21/8, gia đình ông Kiên đã mất 132,6 tỷ đồng.


(Theo VTC)



Minh Minh (Tổng hợp)
 
ACB, EIB, STB, Phương Nam, Tech, Kiên Long, Vietbank ... rồi sẽ sớm đến lượt VinaCap thôi ;))
 
Nghe có vẻ như tóm đc trùm mafia trong lĩnh vực ngân hàng ý nhỉ. Cả đống NH lao đao theo hết ;))
P/s: Mà công nhận nhìn mặt bầu Kiên, cũng hình sự quá đi. "Đến cả trẻ em cũng phải nín khóc" :))
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Back
Bên trên