Vì sao tôi thất bại trong việc tìm kiếm khách hàng?

  • Bắt đầu Bắt đầu kenfntnkg
  • Ngày bắt đầu Ngày bắt đầu
vấn đề khách hàng luôn là một vấn đề nan giải đối với nhân viên NH, lúc mới ra trường mình cũng thế, cũng đau đáu nỗi niềm KH. Hãy đứng lên và đi, tự quảng bá mình. KH sẽ không biết bạn nếu bạn không tự tìm đến họ !!!
 
hóng :D e cũng ko biết nhậu luôn, uống có chai bia thôi mà đã nâng nâng rồi thì ko biết sau này gặp khách ứng biến sao mới đc cái chữ ký đây :p

Mỗi ngày em uống cái gì đó bổ gan bổ thận....
Trước khi nhậu em uống đá chanh, đá cam....giải rượu bia..
Trong lúc uống làm chiêu trò đừng để bị uống quá nhiều...chuẩn bị lon chai không sẵn....
Đi ra đi vô thường xuyên.....để bỏ qua tour uống......
 
Mỗi ngày em uống cái gì đó bổ gan bổ thận....
Trước khi nhậu em uống đá chanh, đá cam....giải rượu bia..
Trong lúc uống làm chiêu trò đừng để bị uống quá nhiều...chuẩn bị lon chai không sẵn....
Đi ra đi vô thường xuyên.....để bỏ qua tour uống......
thích nhất cách cuối :D
 
Mỗi ngày em uống cái gì đó bổ gan bổ thận....
Trước khi nhậu em uống đá chanh, đá cam....giải rượu bia..
Trong lúc uống làm chiêu trò đừng để bị uống quá nhiều...chuẩn bị lon chai không sẵn....
Đi ra đi vô thường xuyên.....để bỏ qua tour uống......
nếu uống tính lon thfi sao bùa được a? :rolleyes: e đang sợ cái khoản này
 
  • Like
Reactions: A13
Các bạn nhiều người cũng rơi vào hoàn cảnh của mình. Đây là kinh nghiệm mình trải qua và từng nhìn nhận thấy. Lúc mình bước chân thử việc vào ACB, mình không học Tài Chính Ngân Hàng hay ngành Kinh Tế, mình học Marketing nhưng trên thực tế lại không áp dụng được nhưng càng làm thì mới thấy, gian nan thử thách và trải nghiệm nhưng vẫn phải vững, cái mớ lý thuyết "suông" trên giảng đường hay lý thuyết "tầm phào" khi được thầy cô, hay các anh chị giảng dạy lúc đầu cảm thấy thật là vô bổ nhưng khi đi làm thì mới thấy nó vô cùng ý nghĩa thế nào. Chia sẻ với các bạn chút nhé:
**Khi bạn vào thử việc, bạn nào cũng nhiệt huyết khát khao thể hiện được bản thân, chứng tỏ năng lực, bạn làm đủ mọi cách: phát tờ rơi, gọi điện cho người thân, bạn bè, họ hàng, gọi điện thoại tiếp thị... (theo mình hiểu các cách trên là marketing căn bản) cách các bạn đang làm đơn thuần chỉ là cố gắng tìm kiếm khách hàng, mong muốn tìm được khách hàng mà thôi. Tâm lý và tâm trạng các bạn luôn đặt gánh nặng là phải kiếm ra khách hàng, không có số, không đạt chỉ tiêu là các bạn không được tiếp tục làm việc, hay là làm được việc nhưng thu nhập lại không cao, ảnh hưởng tới cuộc sống của bạn.
Mình đã từng chứng kiến có bạn gọi một ngày hàng trăm cuộc điện thoại, họ làm như một thói quen, hay tự bỏ tiền ra làm các tờ rơi, tờ quảng cáo ngày ngày đi phát từng nhà, từng ngõ ngách, như kiểu đi câu cá, kiên nhẫn chờ đợi, kiên nhẫn từng ngày, khi không được thì buồn tủi sách cần đi về. Khi câu được một con cá bé thì bạn lại "hét lên thật to" với mọi ngươi xung quanh là ta đã câu được cá, rồi bạn lại thả cần xuống đi câu tiếp và lại mong vào một điều "kỳ diệu" khác. Mình nói những điều trên không phải là mình nói cách các bạn làm là gọi điện thoại, hay phát tờ rơi.... không phải là không đúng mà chưa đúng cách.
**Xã hội hiện nay đang toàn cầu hóa, mình chỉ nói về Ngành Ngân hàng thôi nhé, bây giờ Ngân hàng có khi nhiều hơn cả tiệm tạp hóa hay quán sửa xe. Bạn chỉ cần đi vài chục mét là đã có chi nhánh hay phòng giao dịch của một ngân hàng. Một cái ao có hàng triệu con cá nhưng cũng có đến hàng chục triệu cái cần đang thả, không chỉ Ngân hàng trong nước còn các tổ chức tín dụng khác như công ty tài chính, bảo hiểm, hay ngân hàng nước ngoài... Vậy làm cách nào bạn đi câu được? Bạn chỉ có thể tìm một cái ao khác mà thôi. Vậy cái ao đó là gì? Là sự cách tân về sản phẩm, là sự đổi mới về tư duy, là sự nắm bắt và thấu hiểu được thị trường. Bây giờ đi ra ngoài đường, ngày ngày bắt gặp đến hàng trăm tờ rơi, hàng trăm biển quảng cáo, hàng trăm cái tin nhắn chào mời từ bảo hiểm, vay vốn ngân hàng đủ thứ trời ơi... bạn đang bị loạn thông tin, bạn đang đi tìm kiếm sự so sánh của các đối thủ để bán hàng (nào là lãi suất cao hơn, nào là ngân hàng kia đa dạng sản phẩm hơn, hay ngân hàng kia lớn hơn...) nhưng bạn đã nhầm - Cái bạn nên và phải nên so sánh chỉ duy nhất là lương và chế độ đãi ngộ giữa các NH mà thôi. Còn công việc của các bạn ở đâu cũng như nhau, vấn đề các bạn là phải làm và phải làm cho bằng được. Bạn quyết tâm làm để có một mức lương cao hay bạn muốn được được lương cao như người khác? Hai phạm trù hiểu khác nhau nhé.
**Trở lại vấn đề chính, Vậy bây giờ ngân hàng đang đi "câu" cái gì? Mình cũng xin thưa: là đi "câu" cái khách hàng cần, cái khách hàng muốn chứ không phải là bạn bán, hay "thả" mồi câu xuống để khách hàng "đớp". Bạn thả mồi ngon như lãi suất vay bên em thấp, ưu đãi nhiều vv...vv.. nhưng bạn lại quên đi rằng bạn có mồi ngon, thì người khác họ cũng xào nấu ngon hơn trăm lần các bạn. Vậy cách bán hàng tốt là thế nào đối với một nhân viên sales? Nguyên liệu thì các bạn có hàng ngày (do các chuyên viên, các bậc lãnh đạo là các tổng giám đốc, các chuyên viên sản phẩm ban hành), các bạn chỉ là người đầu bếp xào nấu sao cho món ăn ngon mà thôi. Vậy muốn nấu, xào được thì bạn phải am hiểu về nó trước đã, bạn nấu mà không biết hay am hiểu thì khi khách hàng người ta ăn người ta không dám ăn và cũng chẳng dám thử. Vâng điều thứ nhất mình muốn nói đến: Các bạn phải đọc và tìm hiểu kỹ đến sản phẩm mà ngân hàng bạn làm có những gì? Để khi tư vấn khách hàng, họ hỏi mình sẽ trả lời một cách trôi chảy, không vấp váp. Đó là cách tạo ra lòng tin, phong cách làm việc chuyên nghiệp, sự tin tưởng của khách hàng khi tiếp xúc hay nói chuyện với mình.
Khi họ đã ăn món ăn của mình, bạn nên nhớ mỗi người một khẩu vị, khi bạn nếm lưỡi bạn cảm thấy ngon nhưng người khác lại thấy chưa vừa miệng, vâng đó là chăm sóc khách hàng (họ nhạt, bạn phải cho muối, họ mặn bạn phải cho thêm nước hoặc chanh...). Một tin nhắn, một bông hoa nhỏ mỗi dịp sinh nhật, lễ Tết nó không đáng là bao đối với những gì khách hàng đem lại cho mình.
Phần hậu mãi: Tráng miệng, bạn chăm sóc tốt, bạn nấu ăn cho khách hàng ngon nhưng bạn quên mất phần hậu mãi là dù họ có bỏ bạn đi thì bạn cũng vẫn nên để lại ấn tượng cho họ. Bằng nhưng câu cảm ơn và vui vẻ. Mục đích làm gì: Họ sẽ nhớ đến bạn và giới thiệu hàng chục, hàng trăm người bạn khác cho bạn nữa. Vậy cách bán hàng hiệu quả là gì? Chính là khai thác trên nền tảng khách hàng cũ, là những khách hàng bạn chăm sóc và phát triển một cách hiệu quả. Bây giờ có nhiều người sẵn sàng "bỏ qua" những con cá bé trong ao hồ vì họ nghĩ rằng nó nhỏ quá, chẳng có lợi ích cho mình họ đóng thuyến sắt mà phi thẳng ra biển. Nên nhớ ngoài biển thì cá lớn nhưng sóng to, nhưng có những con cá nó sẽ làm hại đến mình.
Mình viết cũng hơi dài nhưng hy vọng chia sẻ một chút kinh nghiệm nhỏ bé của mình cho các bạn, có thể các bạn nghĩ nó là lý thuyết (do mình nghĩ và học hỏi thêm) nhưng các bạn hãy làm thử đi và mình tin đó là hiệu quả. Mình chỉ nói thế này thôi, lúc mình vào thử việc, việc mình làm đầu tiên không phải là đi tìm kiếm khách hàng mà là làm quen và tạo mối quan hệ với các anh chị đồng nghiệp từ bảo vệ đến tạp vụ (hỏi tên, chào hỏi và xin số điện thoại), sau đó mình tìm hiểu sản phẩm của NH mình hơn 2 tuần. Và các bạn biết mình đã có hồ sơ đầu tiên từ các anh chị đó giới thiệu và cho đến bây giờ họ vẫn gọi giới thiệu cho mình khi người nào đó có nhu cầu. Và có những khách hàng đã giới thiệu cho mình đến cả hơn mười mấy khách hàng khác làm cũng lĩnh vực sản xuất kinh doanh của họ (mà lúc đầu người đó chỉ có vay mình 50tr) mà tổng dư nợ những người bạn đó đã lên tới hơn 50 tỷ.
Bản quyền thuộc về: xaunhucongau - Ngân hàng TMCP Á Châu ACB :))
 
cố gắng thôi, không được give up nhưng khi cần thì cứ mạnh dạn nghỉ ngơi 1 thời gian cho lại sức
 
ra ngoài bây giờ thì ai cũng có nhu cầu vay vốn, cái cốt lõi là nguồn trả nợ của họ không có,mình nghĩ đây là rào cản lớn nhất cho CVQHKH
 
Các bạn nhiều người cũng rơi vào hoàn cảnh của mình. Đây là kinh nghiệm mình trải qua và từng nhìn nhận thấy. Lúc mình bước chân thử việc vào ACB, mình không học Tài Chính Ngân Hàng hay ngành Kinh Tế, mình học Marketing nhưng trên thực tế lại không áp dụng được nhưng càng làm thì mới thấy, gian nan thử thách và trải nghiệm nhưng vẫn phải vững, cái mớ lý thuyết "suông" trên giảng đường hay lý thuyết "tầm phào" khi được thầy cô, hay các anh chị giảng dạy lúc đầu cảm thấy thật là vô bổ nhưng khi đi làm thì mới thấy nó vô cùng ý nghĩa thế nào. Chia sẻ với các bạn chút nhé:
**Khi bạn vào thử việc, bạn nào cũng nhiệt huyết khát khao thể hiện được bản thân, chứng tỏ năng lực, bạn làm đủ mọi cách: phát tờ rơi, gọi điện cho người thân, bạn bè, họ hàng, gọi điện thoại tiếp thị... (theo mình hiểu các cách trên là marketing căn bản) cách các bạn đang làm đơn thuần chỉ là cố gắng tìm kiếm khách hàng, mong muốn tìm được khách hàng mà thôi. Tâm lý và tâm trạng các bạn luôn đặt gánh nặng là phải kiếm ra khách hàng, không có số, không đạt chỉ tiêu là các bạn không được tiếp tục làm việc, hay là làm được việc nhưng thu nhập lại không cao, ảnh hưởng tới cuộc sống của bạn.
Mình đã từng chứng kiến có bạn gọi một ngày hàng trăm cuộc điện thoại, họ làm như một thói quen, hay tự bỏ tiền ra làm các tờ rơi, tờ quảng cáo ngày ngày đi phát từng nhà, từng ngõ ngách, như kiểu đi câu cá, kiên nhẫn chờ đợi, kiên nhẫn từng ngày, khi không được thì buồn tủi sách cần đi về. Khi câu được một con cá bé thì bạn lại "hét lên thật to" với mọi ngươi xung quanh là ta đã câu được cá, rồi bạn lại thả cần xuống đi câu tiếp và lại mong vào một điều "kỳ diệu" khác. Mình nói những điều trên không phải là mình nói cách các bạn làm là gọi điện thoại, hay phát tờ rơi.... không phải là không đúng mà chưa đúng cách.
**Xã hội hiện nay đang toàn cầu hóa, mình chỉ nói về Ngành Ngân hàng thôi nhé, bây giờ Ngân hàng có khi nhiều hơn cả tiệm tạp hóa hay quán sửa xe. Bạn chỉ cần đi vài chục mét là đã có chi nhánh hay phòng giao dịch của một ngân hàng. Một cái ao có hàng triệu con cá nhưng cũng có đến hàng chục triệu cái cần đang thả, không chỉ Ngân hàng trong nước còn các tổ chức tín dụng khác như công ty tài chính, bảo hiểm, hay ngân hàng nước ngoài... Vậy làm cách nào bạn đi câu được? Bạn chỉ có thể tìm một cái ao khác mà thôi. Vậy cái ao đó là gì? Là sự cách tân về sản phẩm, là sự đổi mới về tư duy, là sự nắm bắt và thấu hiểu được thị trường. Bây giờ đi ra ngoài đường, ngày ngày bắt gặp đến hàng trăm tờ rơi, hàng trăm biển quảng cáo, hàng trăm cái tin nhắn chào mời từ bảo hiểm, vay vốn ngân hàng đủ thứ trời ơi... bạn đang bị loạn thông tin, bạn đang đi tìm kiếm sự so sánh của các đối thủ để bán hàng (nào là lãi suất cao hơn, nào là ngân hàng kia đa dạng sản phẩm hơn, hay ngân hàng kia lớn hơn...) nhưng bạn đã nhầm - Cái bạn nên và phải nên so sánh chỉ duy nhất là lương và chế độ đãi ngộ giữa các NH mà thôi. Còn công việc của các bạn ở đâu cũng như nhau, vấn đề các bạn là phải làm và phải làm cho bằng được. Bạn quyết tâm làm để có một mức lương cao hay bạn muốn được được lương cao như người khác? Hai phạm trù hiểu khác nhau nhé.
**Trở lại vấn đề chính, Vậy bây giờ ngân hàng đang đi "câu" cái gì? Mình cũng xin thưa: là đi "câu" cái khách hàng cần, cái khách hàng muốn chứ không phải là bạn bán, hay "thả" mồi câu xuống để khách hàng "đớp". Bạn thả mồi ngon như lãi suất vay bên em thấp, ưu đãi nhiều vv...vv.. nhưng bạn lại quên đi rằng bạn có mồi ngon, thì người khác họ cũng xào nấu ngon hơn trăm lần các bạn. Vậy cách bán hàng tốt là thế nào đối với một nhân viên sales? Nguyên liệu thì các bạn có hàng ngày (do các chuyên viên, các bậc lãnh đạo là các tổng giám đốc, các chuyên viên sản phẩm ban hành), các bạn chỉ là người đầu bếp xào nấu sao cho món ăn ngon mà thôi. Vậy muốn nấu, xào được thì bạn phải am hiểu về nó trước đã, bạn nấu mà không biết hay am hiểu thì khi khách hàng người ta ăn người ta không dám ăn và cũng chẳng dám thử. Vâng điều thứ nhất mình muốn nói đến: Các bạn phải đọc và tìm hiểu kỹ đến sản phẩm mà ngân hàng bạn làm có những gì? Để khi tư vấn khách hàng, họ hỏi mình sẽ trả lời một cách trôi chảy, không vấp váp. Đó là cách tạo ra lòng tin, phong cách làm việc chuyên nghiệp, sự tin tưởng của khách hàng khi tiếp xúc hay nói chuyện với mình.
Khi họ đã ăn món ăn của mình, bạn nên nhớ mỗi người một khẩu vị, khi bạn nếm lưỡi bạn cảm thấy ngon nhưng người khác lại thấy chưa vừa miệng, vâng đó là chăm sóc khách hàng (họ nhạt, bạn phải cho muối, họ mặn bạn phải cho thêm nước hoặc chanh...). Một tin nhắn, một bông hoa nhỏ mỗi dịp sinh nhật, lễ Tết nó không đáng là bao đối với những gì khách hàng đem lại cho mình.
Phần hậu mãi: Tráng miệng, bạn chăm sóc tốt, bạn nấu ăn cho khách hàng ngon nhưng bạn quên mất phần hậu mãi là dù họ có bỏ bạn đi thì bạn cũng vẫn nên để lại ấn tượng cho họ. Bằng nhưng câu cảm ơn và vui vẻ. Mục đích làm gì: Họ sẽ nhớ đến bạn và giới thiệu hàng chục, hàng trăm người bạn khác cho bạn nữa. Vậy cách bán hàng hiệu quả là gì? Chính là khai thác trên nền tảng khách hàng cũ, là những khách hàng bạn chăm sóc và phát triển một cách hiệu quả. Bây giờ có nhiều người sẵn sàng "bỏ qua" những con cá bé trong ao hồ vì họ nghĩ rằng nó nhỏ quá, chẳng có lợi ích cho mình họ đóng thuyến sắt mà phi thẳng ra biển. Nên nhớ ngoài biển thì cá lớn nhưng sóng to, nhưng có những con cá nó sẽ làm hại đến mình.
Mình viết cũng hơi dài nhưng hy vọng chia sẻ một chút kinh nghiệm nhỏ bé của mình cho các bạn, có thể các bạn nghĩ nó là lý thuyết (do mình nghĩ và học hỏi thêm) nhưng các bạn hãy làm thử đi và mình tin đó là hiệu quả. Mình chỉ nói thế này thôi, lúc mình vào thử việc, việc mình làm đầu tiên không phải là đi tìm kiếm khách hàng mà là làm quen và tạo mối quan hệ với các anh chị đồng nghiệp từ bảo vệ đến tạp vụ (hỏi tên, chào hỏi và xin số điện thoại), sau đó mình tìm hiểu sản phẩm của NH mình hơn 2 tuần. Và các bạn biết mình đã có hồ sơ đầu tiên từ các anh chị đó giới thiệu và cho đến bây giờ họ vẫn gọi giới thiệu cho mình khi người nào đó có nhu cầu. Và có những khách hàng đã giới thiệu cho mình đến cả hơn mười mấy khách hàng khác làm cũng lĩnh vực sản xuất kinh doanh của họ (mà lúc đầu người đó chỉ có vay mình 50tr) mà tổng dư nợ những người bạn đó đã lên tới hơn 50 tỷ.
Bản quyền thuộc về: xaunhucongau - Ngân hàng TMCP Á Châu ACB :))
Chia sẻ của bạn thật hay, nói trúng điểm yếu của những người mới làm QHKH, họ chỉ biết cắm đầu cắm cổ gọi điện thoại, máy móc mời chào khắp nơi, có người còn chưa nắm chắc sản phẩm của mình bán nữa , nhưng không hiệu quả, tốn thời gian tiền bạc mà không rút ra được bài học cho mình, lúc nào cũng than vãn và lo sợ.
Quan trọng nhất là đừng bỏ cuộc, hãy thay đổi cách làm đi, nhất là nắm chắc sản phẩm mình bán là cái gì rồi mới bán được.
 
Back
Bên trên