HOT Tuyển tập các câu hỏi khó đỡ khi phỏng vấn của các Sếp !!! (có đáp án gợi ý)

Em lại bị xoắn rồi :

Câu 5 : Trong hồ sơ giải ngân có báo cáo kiểm tra sau cho vay và phân loại nợ định tính ( không quá 1 tháng kể từ giải ngân và khoảng 3 tháng một lần cho các đợt kiểm tra sau). Em nghĩ kiểm tra KH định kì là sau cho vay phải hông ta ? Nếu vậy trong cho vay là cái gì nhở ?
Câu 8: Như em đã nói lục hồ sơ thì thấy hai HĐ này kí cùng ngày, vậy là mình so đo cả trong ngày đó thằng nào kí trước, thằng nào kí sau hả anh ?
Hic, mình hiểu thì trong cho vay là từ lúc giải ngân->chuẩn bị tất toán. Chứ chả nhẽ trong vay là "thời điểm giải ngân"??? Nghe cứ sao sao ấy:D
Còn câu 8, theo như mình làm vài bộ hồ sơ thì toàn là đi Đkí thế chấp TSĐB trước rồi mới cho KH kí HĐTD thôi@@
 
Trên thực tế sắp xếp hồ sơ, đa số để HDTD trước HDTC, nhưng về trình tự đúng, có HDTC rồi mới ký HDTD, có cái gì đó thế chấp, đảm bảo rồi mới ký kết HDTD.

Còn chỗ người mù, thì tay chân họ còn mà! Thực tế anh cũng chưa làm, nhưng nếu phân tích nhiều hướng, thì người mù vẫn có thể vay được, nhưng phải kèm theo cái gì nữa thì anh không biết?

Còn HD mà có chữ nổi nữa thì ngân hàng đó tuyệy vời kakaka
 
5. Kiểm tra trước khi cho vay là thẩm định BCTC, năng lực pháp lý, năng lực hành vi, khả năng trả nợ,...
Kiểm tra trong khi cho vay là kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của các chứng từ giải ngân,mục đích sử dụng vốn,... đối chiếu với hợp đồng tín dụng, hợp đồng kinh tế,...
Kiểm tra sau khi cho vay là kiểm tra xem khách hàng có sử dụng vốn đúng mục đích không, dòng tiền của khách hàng thế nào,...
8. Theo như bên e thì HĐTC sẽ có trước HĐTD, vì HĐTD được đảm bảo bởi HĐTC, để chắc chắn thì thường là ký kết HĐTC xong xuôi rùi mới ký HĐTD và giải ngân.
 
Hic, mình hiểu thì trong cho vay là từ lúc giải ngân->chuẩn bị tất toán. Chứ chả nhẽ trong vay là "thời điểm giải ngân"??? Nghe cứ sao sao ấy:D
Còn câu 8, theo như mình làm vài bộ hồ sơ thì toàn là đi Đkí thế chấp TSĐB trước rồi mới cho KH kí HĐTD thôi@@
Nhưng bạn ơi, ở PCC số 7, công chứng viên đòi bản photo HĐTD mà, sao kí sau được ?
 
Giải đáp lần lượt nhé :-?
Điều 22 Bộ luật dân sự quy định rõ mất năng lực hành vi dân sự là: “Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Toà án ra quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận của tổ chức giám định. Khi không còn căn cứ tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan, Toà án ra quyết định huỷ bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự”.
Như vậy căn cứ điều luật trên, Khách hàng chỉ bị hạn chế một số khả năng như viết, đọc do mắt mù và cụt cả 2 tay còn trí tuệ vẫn minh mẫn, có khả năng nhận thức tốt nên không thuộc trường hợp mất năng lực hành vi dân sự như quy định trên. Do vậy khách hàng vẫn có thể toàn quyền thực hiện các giao dịch dân sự để định đoạt tài sản của mình.
Tuy nhiên vì khách hàng bị hạn chế 1 số khả năng nên khi thực hiện giao dịch, ký kết hợp đồng cần tuân theo 1 số quy định riêng.
Như tại Điều 9 Luật Công chứng quy định: “Trong trường hợp pháp luật quy định việc công chứng phải có người làm chứng hoặc trong trường hợp pháp luật không quy định việc công chứng phải có người làm chứng nhưng người yêu cầu công chứng không đọc được hoặc không nghe được hoặc không ký và không điểm chỉ được thì phải có người làm chứng.
Người làm chứng do người yêu cầu công chứng mời, nếu họ không mời được thì công chứng viên chỉ định.
Người làm chứng phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
b) Không có quyền, lợi ích hoặc nghĩa vụ về tài sản liên quan đến việc công chứng”
 
Nếu khách hàng gửi tiền Tiết kiệm bị chết mà không để lại di chúc thì người nhà của khách hàng đó cần phải làm những thủ tục sau: :-?
(Theo điểm a khoản 1 Điều 675, điểm a khoản 1 Điều 676 Bộ luật Dân sự năm 2005 thì những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất bao gồm: chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết được thừa kế theo pháp luật di sản của người chết để lại)
- Trường hợp những người được quyền thừa kế theo quy định của pháp luật tự thoả thuận và đồng ý để một người được hưởng khoản tiền tiết kiệm thì người đó khi đến ngân hàng rút tiền cần phải mang theo Giấy thoả thuận phân chia di sản có đầy đủ chữ ký của những người được quyền thừa kế. Giấy thoả thuận này phải có chứng thực của UBND quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh hoặc có chứng nhận của Phòng Công chứng Nhà nước.
Nếu người lĩnh tiền thay cho những người đồng thừa kế và trong Giấy thoả thuận phân chia di sản không ghi rõ uỷ quyền cho ai rút tiền tiết kiệm thì phải có Giấy uỷ quyền hoặc Hợp đồng uỷ quyền của những người cùng được hưởng thừa kế số tiền tiết kiệm và phải có chứng thực của UBND cấp quận, huyện, phường, xã (nếu tài sản trị giá 50 triệu đồng) hoặc phải có xác nhận của công chứng (nếu tài sản trị giá từ 50 triệu đồng trở lên).
+ Trường hợp những người được quyền thừa kế theo quy định của pháp luật không tự thoả thuận được với nhau, ngân hàng sẽ căn cứ vào Bản án của Toà án nhân dân để xác định người được quyền thừa kế Sổ Tiết kiệm.
Trong cả 2 trường hợp trên, người được quyền thừa kế hoặc người được uỷ quyền khi đến ngân hàng rút tiền đều phải mang theo:
+ Sổ Tiết kiệm.
+ Giấy CMND.
+ Giấy thoả thuận phân chia di sản/ Giấy uỷ quyền/ Hợp đồng uỷ quyền
:-?
 
Thế nào là hộ gia đình ? ( Cái này LDS có ) Muốn xác nhận hộ gia đình căn cứ vào gì ?
Hiện nay pháp luật chưa có khái niệm cụ thể về hộ gia đình và cũng không quy định tiêu chí, các giấy tờ dùng để làm căn cứ để xác định thành viên của hộ gia đình. Điều 106 của Bộ luật dân sự 2005 quy định: Hộ gia đình mà các thành viên có tài sản chung, cùng đóng góp công sức để hoạt động kinh tế chung trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp hoặc một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác do pháp luật quy định là chủ thể khi tham gia quan hệ dân sự thuộc các lĩnh vực này. Trong quan hệ hôn nhân và gia đình, khoản 10 Điều 8 của Luật Hôn nhân và gia đình xác định: Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc do quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các nghĩa vụ và quyền giữa họ với nhau.
Từ quy định trên và theo phong tục, tập quán văn hóa Việt Nam, thành viên của hộ gia đình thông thường là những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, có tài sản chung, cùng đóng góp công sức để hoạt động kinh tế chung và thường cùng cư trú tại một địa chỉ (cùng sống trong một gia đình). Trên thực tế, thường xác định các thành viên của hộ gia đình căn cứ vào Sổ hộ khẩu gia đình. Thành viên đăng ký trong Sổ hộ khẩu thường xuyên có sự biến động do việc tách, nhập hộ ; nhập cắt, chuyển khẩu do sinh, tử, di chuyển, thậm chí đăng ký cư trú nhờ....Vì vậy, tùy theo từng trường hợp cụ thể Bạn có thể căn cứ vào các giấy tờ như Sổ hộ khẩu, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, các Giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản, Giấy đăng ký tài sản, Giấy đăng ký kết hôn, Giấy khai sinh... cũng như tham khảo ý kiến của cơ quan công an, chính quyền cơ sở và các thành viên khác trong gia đình... để xác định cá nhân có phải là thành viên của hộ gia đình không.
Nói về mí cí này thì nhìu vấn đề cần giải quyết lắm Bác ạ :D
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,577
Số bình luận
528,088
Tổng số thành viên
351,504
Thành viên mới nhất
blacktonguemerc
Back
Bên trên