Đây là những trả lời của mình, các bạn tham khảo và bổ sung nhé, sau khi phỏng vấn và hệ thống lại thông tin thì số lượng câu hỏi NV dành cho NV QHKH là không nhiều, bạn nào mai PV thì lưu tâm đến điều này sẽ rất có ích cho các bạn
- Khi thẩm định doanh nghiệp người ta đánh giá những chỉ tiêu tài chính nào?
TL: Các hệ số chỉ tiêu TC cần quan tâm:
+ Nhóm chỉ tiêu thanh khoản ( thanh toán hiện hành TSLĐ/NNH, thanh toán nhanh (TSLĐ- HTK)/NHH, thanh toán tức thời = Tiền và các khoản tương đương tiền/NNH.
+ Nhóm HS chỉ tiêu hoạt động:Số ngày phải thu bình quân, số ngày tồn kho bình quân, chu kỳ kinh doanh, số ngày phải trả bình quân, VLD ròng….
+ Nhóm hs chỉ tiêu nợ: NPT/ tổng TS, NPT/ VCSH
+ Nhóm hs chỉ tiêu lợ nhuận: ROA, ROE, ROS,…
+ Nhóm hs chỉ tiêu tăng trưởng: HS tăng trưởng DT, hs tăng trưởng NV, TTS,…
Các bạn có thể đọc ý nghĩa và công thức từng hệ số chỉ tiêu tc trong quyển NV TDNH hoặc một số gíao trình PTTC.
- Làm thế nào để tìm kiếm khách hàng?
Về khách hàng cá nhân llthif chủ yếu là dựa trên các mối quan hệ, đi tiếp thị,…Câu này là câu hỏi tương đối mở, có thể tóm tắt một số ý TL cơ bản ( dành cho tìm kiếm Kh DN) sau:
B1:Tìm hiểu thị trường về ngành nghề, quy mô, số lượng, tình trạng kinh doanh,…
B2:Xác định đâu là khách hàng hướng đến ( phù hợp với tiêu chí của từng Bank),
B3: Dựa vào các mối quan hệ để có được danh sách các khách hàng tiềm năng ( Data dữ liệu Kh), cứ chém là có người quen bên thuế, bên phòng Công thương, thương mại các sở, UBND địa bàn.
B4: Sau khi chốt được DS kh tiềm năng, mục tiêu thì chuẩn bị lên kế hoạch tiếp cận và tiếp thị SP. ( đối với từng khách hàng phải chuẩn bị những sp phù hợp và phải làm thế nào để cho họ thấy được sự vượt trội của SP so với SP của các đối thủ khác)
B5: Tận dụng các mối quan hệ để tiếp cận khách hàng ( hẹn di café, nhậu,…)
B6: Nếu họ chưa có nhu cầu sử dụng ngay SP thì cũng đừng nản, hãy lưu lại số điện thoại và thi thoảng gọi hỏi thăm, sẽ có một ngày đẹp trời nào đó họ sẽ gọi điện cho mình để sử dụng SP hoặc giới thiệu cho bạn bè.
- Vốn lưu động ròng? Trường hợp vốn lưu động ròng bị âm thì sao? Có rủi ro gì cho ngân hàng không?
Câu này theo mình trả lời như bạn này đã trả lời là tương đối OK
TL:VLĐR được định nghĩa là nguồn vốn dài hạn tài trợ cho tài sản ngắn hạn. để tính VLĐR ta có thể dựa vào công thức như: VLĐR= NVDH - TSDH hay VLĐR= TSNH- NNH.
VLĐR âm điều này có nghiã NVDH của DN Không đủ để tài trợ cho TSDH, DN đã sử dụng NNH để tài trợ cho TSDH. Điều này rất nguy hiểm, chứng tỏ DN đang mất cân đối nguồn vốn, mất khả năng thanh khoản(ko co khả năng trả những món nợ đến hạn) dễ dẫn đến tình trạng phá sản...
- Khách hàng muốn giải ngân trong hạn mức thì cần những giấy tờ gì? Trường hợp hợp đồng đầu ra quy định sau 3 tháng trả tiền thì như thế nào (ý là cho vay bao lâu vì có đưa ra phương án 3 tháng và 6 tháng)
TL: Các giấy tờ cần thiết: PAKD, Dề nghị nhận nợ ( theo mẫu NH), hợp đồng, hóa đơn ( đơn đặt hàng) cho phương án nhận nợ lần này
Trong trường hợp hợp đồng đầu ra quy định sau 3 tháng trả tiền thì như thế nào thì cho vay tối đa 3 tháng + khoảng thời gian nhất định để dự trù trường hợp không thu được tiền về đúng hạn ( cái này là linh hoạt tho từng KH và từng Bank, tất nhiên thời gian dự trù càng ít càng tốt)
- Bảo lãnh là gì? Kể tên các loại bảo lãnh? Thẩm định gì khi cấp bảo lãnh?
TL: Khái niệm về bảo lãnh các bạn đọc ở giáo trình NV TDNH
Các loại bảo lãnh ( dựa trên mục đích phát hành): Bảo lãnh dự thầu, BL Thực hiện HĐ, bảo lãnh tạm ứng, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh bảo hành, bảo lãnh nợ vay, bảo lãnh thuế,…kể ra được từng ấy tên là OK rùi
Thẩm định khi cấp bảo lãnh : Về lý thuyết thì bảo lãnh cũng là một hình thức cấp TD của Bank, chính vì vậy việc thẩm định cấp bảo lãnh cũng tuân thủ như việc thẩm định cho vay, đầy đủ các bước trong quy trình thẩm định cho vay ( Tư cách,Pháp lý, năng lực tài chính, mục đích, TSBĐ,.... trừ trường hợp ký quỹ 100% thì có thể không cần thẩm định chi tiết về tài chính và TSBĐ)
- Cho vay tiêu dùng? Cho vay tiêu dùng khác gì so với cho vay dự án?\
Sự khác nhau của cho vay tiêu dung và cho vay dự án : Quy mô nhỏ hơn, lãi suất cao hơn, cho vay TD thì quan trọng nhất là tư cách khách hàng còn cho vay dự án thì quan trọng nhất là tính khả thi và một loạt các yếu tố khác, nguồn trả nợ của cho vay TD thường được đánh giá dựa trên dòng thu nhập hiện tại còn cho vay dự án là dòng thu nhập trong tương lai, cho vay tiêu dùng là hình thức hỗ trợ các khách hàng CN, hộ cá thể có thể mua sắm, chi tiêu phục vụ nhu cầu sinh hoạt -> không đánh giá về tính sinh lời của PAV, cho vay dự án thì đối tượng KH là các công ty, quan tâm hàng đầu của Bank là lợi nhuận mang lại của dự án và các ảnh hưởng tích cực của DA đến kinh tế xã hội, các bạn bổ sung thêm nhé.
- Một doanh ngiệp làm ăn có lãi thì chắc chắn trả được nợ, đúng hay sai, giải thích?
TL: Sai, việc trả được nợ hay không phụ thuộc vào dòng tiền vào của DN có đúng thời điểm trả nợ hay không, lợi nhuận trên báo cáo chỉ là con số chốt tại một thời điểm nhất định, còn tiền thực có để thanh khoản của DN phụ thuộc và dòng tiền vào - ra (báo cáo lưu chuyển tiền tệ), tại thời điểm đáo hạn ngân hàng nếu DN đang có nhiều khoản phải thu chưa thu được ( do chính sách bán chịu, do khó khăn thị trường ,…) thì cũng không thể có tiền để trả NH.
- Quy trình thẩm đinh? Ý nghĩa?
TL: Đọc trong giáo trình ( nôm na là nếu tuân thủ quy trình thẩm định thì sẽ hạn chế được rủi ro, tạo thành thói quen, tác phong và đạo đức nghề nghiệp,…)
- Thẩm định dự án đầu tư thì thẩm định những cái gì? Đánh giá hiệu quả tài chính của dự án?
TL thẩm định 6 nội dung ( 1. Tính cần thiết và mục tiêu DA, 2 Phương diện Thị trường DA, P diện ký thuật, 4 PD cơ cấu, tổ chức, nhân sự, 5 PD tài chính, 6 Phương diện ảnh hưởng đến KT-XH)
Đánh giá hiệu quả TC của dự án ( xem xét các chỉ tiêu NPV, IRR, PI, thời gian hoàn vốn, tổng mức đầu tư, các một số các yếu tố #,….Để nghị bạn nào hiểu rõ về tài trợ dự án bổ sung
- Rủi ro lãi suất? Nguyên nhân gây ra rủi ro lãi suất?...
TL: Rủi ro LS là sự biến động của thị trường LS hoặc các yếu tố liên qua đến LS khiển cho NH bị tổn thất về TS, mất thêm chi phí để khắc phục,…
Nguyên nhân: sự biến động của LS thị trường, sự mất cân đối kỳ hạn giữa huy động và cho vay, sự cạnh tranh không lành mạnh của đối thủ,…