Tổng hợp câu hỏi Phỏng vấn vị trí Pháp chế Ngân hàng năm 2018

23555


Nhân viên pháp chế nói riêng có vai trò bảo đảm mọi hoạt động quản lý và kinh doanh của ngân hàng đều thực hiện đúng các quy định của pháp luật; từ đó giảm thiểu rủi ro pháp lý và bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp của ngân hàng. Do đó, Vị trí Pháp Chế trong một ngân hàng thường yêu cầu khá cao. Ở vị trí này đòi hỏi bạn phải am hiểu luật tín dụng, luật dân sự, luật đất đai và quy chế văn bản pháp luật liên quan và có một số kiến thức nhất định liên quan. Khác với vị trí tín dung hay thẩm định việc đánh giá rủi ro dựa trên quan điểm. Vị trí pháp chế giải quyết rủi ro theo đúng luật, sai ở đâu ? ai sai ? sai như thế nào ?

phap-che-dan-ngan-hang-jpg.81
Các bạn Tín dụng, Hỗ trợ Tín dụng, Tái Thẩm định cũng có thể kham khảo.


Dưới đây là tổng hợp các câu hỏi phỏng vấn cho vị trí Pháp Chế Ngân Hàng. Phần trả lời các bạn tự chuẩn bị nhé:

I. Phần câu hỏi phỏng vấn chung (phần này gần như được hỏi cho tất cả các vị trí)

1. Mời bạn giới thiệu về bản thân mình ?

2. Tại sao lại chuyển việc/nghỉ việc (đối với ứng viên có kinh nghiệm)?

3. Em hiểu gì về vị trí ứng tuyển?

4. Điểm mạnh, điểm yếu của bản thân?

5. Tại sao em nghĩ mình phù hợp với vị trí này? Em có tố chất gì phù hợp với vị trí này?

6. Em có hay tìm hiểu về kinh tế vĩ mô và chính sách NHNN không? Em thấy kinh doanh ngân hàng hiện nay khó khăn như thế nào?

7. Tại sao em chọn ngân hàng chúng tôi?

8. Nếu anh/chị đề xuất em sang vị trí khác em có nhận không? (câu hỏi này có thể là "bẫy" )

9. Ngoài ứng tuyển ở đây, bạn còn ứng tuyển ở ngân hàng nào khác không?

10. Nếu bạn trúng tuyển ở cả đây và một/một số ngân hàng khác, bạn sẽ chọn ngân hàng nào?

II. Những câu hỏi phỏng vấn vị trí Pháp Chế Ngân hàng

Chủ yếu là các câu hỏi liên quan nhiều đến việc giải quyết các tính huống thực tế:

1 Tình huống: Ông Nam vay ngân hàng 5 tỷ đồng, thời hạn vay 12 tháng, lãi trả hàng tháng, gốc trả cuối kỳ, ngày giải ngân 01/01/2011. TSBĐ là quyền sử dụng đất đứng tên Lương Thị Huyền, vợ ông Lộc trị giá 10 tỷ đồng. Hợp đồng thế chấp tài sản bảo đảm tiền vay về mặt pháp lý đảm bảo đầy đủ thủ tục. Sau khi vay ông Sơn không trả được nợ để phát sinh nợ xấu, Ngân hàng kiểm tra lại hồ sơ
bảo đảm thì phát hiện ông Sơn đã ký mạo danh chữ ký của vợ là bà Lương Thị Huyền trên Hợp đồng thế chấp để được Phòng Công chứng, chứng thực.
Hỏi:
- Sai phạm ở khâu nào? Ai đã sai? Vì sao?
- Các biện pháp xử lý?
- Các biện pháp phòng ngừa?

2. Tình huống: Ông Nguyễn Tiến Quyết vay Ngân hàng 12 tỷ đồng, thời hạn vay 12 tháng, lãi trả hàng tháng, gốc trả 02 kỳ 50% mỗi kỳ, ngày giải ngân 01/01/2010. TSBĐ là quyền sử dụng đất của vợ chồng ông Quyết trị giá 20 tỷ đồng. Hợp đồng thế chấp tài sản bảo đảm tiền vay đã được hai bên là Ngân hàng cùng ông Quyết và vợ ông Quyết ký nhưng không Công chứng, chứng thực, đồng thời TSBĐ cũng không đăng ký giao dịch bảo đảm. Sau giải ngân, Ngân hàng phát hiện sai sót nên kiên quyết buộc ông Hoạch trả lại vốn vay nhưng ông Hoạch không trả. Trao đổi với Công an thì được trả lời trường hợp này nếu tiến hành điều tra thì phải xử lý cán bộ Ngân hàng trước. Do đó, Ngân hàng không chuyển cho Công an và nếu khởi kiện dân sự thì cũng sẽ nhận được phúc đáp là cho vay không có tài sản bảo đảm do hợp đồng thế chấp vô hiệu.

Hỏi:
- Sai phạm ở khâu nào? Ai đã sai? Vì sao?
- Các biện pháp xử lý?
- Các biện pháp phòng ngừa?

3. Tình huống: Bà Hoàng Lan vay Ngân hàng 8 tỷ đồng, thời hạn vay 12 tháng, lãi trả hàng tháng, gốc trả cuối kỳ, ngày giải ngân 01/01/2009. TSBĐ trị giá 10 tỷ đồng của bố mẹ ủy quyền lại cho bà Mai đem thế chấp ngân hàng, thời hạn ủy quyền ghi trong Hợp đồng ủy quyền là 18 tháng kể từ ngày 01/12/2008. Hết thời hạn ủy quyền (01/5/2010) bà Lan không trả được nợ gốc và một phần lãi. Ngân
hàng khởi kiện dân sự thì Tòa án thông báo thời hạn hợp đồng ủy quyền đã quá hạn nên Hợp đồng thế chấp tài sản vô hiệu. Chuyển hồ sơ sang Công an thì được trả lời là không có dấu hiệu hình sự.
Hỏi:
- Sai phạm ở khâu nào? Ai đã sai? Vì sao?
- Các biện pháp xử lý?
- Các biện pháp phòng ngừa?

4. Công ty TNHH X chỉ có hai thành viên. Một thành viên là người đại diện theo pháp luật của công ty bị mất thì ai là người đại diện Công ty X đứng ra giao dịch?

5. Công ty TNHH một thành viên Y (Công ty Y) là công ty hạch toán độc lập, chủ sở hữu là Công ty Z. Vậy Công ty Y có thẩm quyền quyết định việc vay vốn của Công ty Y không?

6. Công ty TNHH A có đơn vị phụ thuộc là Chi nhánh B. Hiện nay, Chi nhánh B có nhu cầu vay vốn tại ngân hàng. Vậy, Chi nhánh B có được coi là một khách hàng độc lập không? Ngân hàng có thể cho vay đối với khách hàng là Chi nhánh B không?

7. Một khách hàng vay vốn theo hợp đồng hạn mức tín dụng có thời hạn cấp hạn mức là 12 tháng (kể từ ngày 01/3/2011 đến ngày 29/02/2012), thời hạn mỗi khoản vay theo khế ước nhận nợ không quá 04 tháng. Vậy đến ngày 14/01/2012 SHB có thể cho khách hàng nhận nợ theo khế ước mới là 06 tháng không?

8. Vietinbank phát hành thư bảo lãnh cho khách hàng tham gia dự thầu xây dựng cho một dự án sử dụng trên 30% vốn nhà nước. Hiệu lực của thư bảo lãnh là 150 ngày kể từ ngày đóng thầu (15/11/2011).
Khách hàng đã tham gia dự thầu và trúng thầu theo thông báo của bên mời thầu (ngày 30/12/2011). Vậy Vietinbank có thể giải tỏa bảo lãnh dự thầu trước thời hạn (vào ngày15/01/2012) khi khách hàng
chưa nộp bảo lãnh thực hiện hợp đồng cho bên mời thầu được không?

9. Trong thời kỳ hôn nhân, Ông A được thừa kế của bố mẹ đẻ một căn nhà và đất. Hiện ông A đã làm thủ tục sang tên trên sổ đỏ (chỉ ghi tên ông A). Vậy nếu ông A thế chấp cănnhà đó để vay vốn của TCTD thì có cần người vợ cùng ký vào hợp đồng thế chấp không?

10. Vợ chồng ông A và bà B lập di chúc chung để lại di sản là quyền sử dụng đất cho người con của mình là ông C. Ngày 01/01/2012, ông A chết (bà B còn sống), trên cơ sở di chúc chung của vợ chồng ông A và bà B, ngày 15/01/2012, ông C đến ngân hàng vay vốn và muốn thế chấp quyền sử dụng đất được thừa kế này. Hỏi trường hợp này, ngân hàng có được nhận thế chấp quyền sử dụng đất theo đề nghị của ông C không?

11. Khách hàng là Công ty cổ phần có nhà xưởng được xây dựng trên 06 lô đất liền nhau. Các lô đất này do 06 thành viên góp vốn vào công ty (theo biên bản góp vốn giữa các thành viên) nhưng trên Sổ
Đỏ vẫn đứng tên các thành viên. Vậy Công ty cần những thủ tục gì để thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất nêu trên để vay vốn tại TCTD?

12. Khách hàng A và B đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp năm 2009. A và B đăng ký kết hôn năm 2010. Năm 2011, A và B có nhu cầu thế chấp tài sản để vay vốn tại TCTD. Việc A và B ký trên hợp đồng thế chấp với tư cách là bên thế chấp có phù hợp với quy định của pháp luật không?

13. Quyền sử dụng đất được cấp năm 2004 cho hộ gia đình có 03 thành viên gồm: 02 vợ chồng (ông A, bà B) và 01 người con là anh C. Năm 2011, Anh C chết (không để lại di chúc), tại thời điểm chết anh C đã có vợ. Hiện tại các bên vẫn chưa chia di sản thừa kế đối với quyền sử dụng đất của anh C, hỏi khi thế chấp quyền sử dụng của hộ gia đình nêu trên có phải được sự đồng ý của vợ anh C không?

14. Seabank và các thành viên của hộ gia đình cần ký phụ lục hợp đồng thế chấp (tài sản thế chấp là nhà đất của hộ gia đình), nhưng tại thời điểm ký thì hộ gia đình đã có thêm 1 thành viên đủ 15 tuổi. Vậy, thành viên đủ 15 tuổi này có cần ký vào phụ lục hợp đồng thế chấp không?

15. Ông Nguyễn Văn A hiện đang vay vốn tại MSB, nay ông Nguyễn Văn A cải chính hộ tịch, đổi tên thành Nguyễn Quang B. Trường hợp này, việc cải chính hộ tịch có làm thay đổi quyền và nghĩa vụ của khách hàng với MSB không?

16. Thời hạn hiệu lực của Thư bảo lãnh thanh toán do Oceanbank phát hành là 30 ngày. Tuy nhiên, ngày hiệu lực cuối cùng của thư bảo lãnh trùng với ngày nghỉ cuối tuần, ngày lễ. Vậy thời hạn thực hiện
nghĩa vụ bảo lãnh của Oceanbank có chấm dứt vào ngày nghỉ, ngày lễ đó không?

17. Khách hàng là Công ty ABC thế chấp một Quyền sử dụng đất để vay mua một chiếc xe ô tô để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh là cho thuê xe du lịch. Sau đó, công ty ABC lại phát sinh nhu cầu vay một món ngắn hạn nữa tại ngân hàng và muốn dùng chiếc xe ô tô này làm tài sản bảo đảm cho món vay tiếp theo. Vậy chiếc xe ô tô này có được sử dụng để thế chấp tiếp cho món vay mới không? Cần phải chú ý điều gì trong trường hợp này?

18. Ông A là chủ sở hữu căn hộ chung cư X, hiện nay ông A đang chịu hình phạt tù trong trại giam. Vậy ông A có được dùng tài sản là căn hộ chung cư X thế chấp ngân hàng để bảo đảm cho nghĩa vụ vay vốn của bà B hay không?

Sưu tầm: Dân Ngân hàng
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,575
Số bình luận
528,080
Tổng số thành viên
351,386
Thành viên mới nhất
caipiaovn1666
Back
Bên trên