Tín dụng là gì? Nghề tín dụng là gì? (Phần I)

không biết cậu Hunter0126 đã trúng tuyển vào NH nào chưa, nhưng với câu hỏi của người tuyển dụng như cậu nói:
"em có biết vị trí này cần làm gì không" thì về bản chất không phải là việc họ không biết cậu tuyển vào vị trí nào để hiểu mà làm như vậy họ muốn xem phản ứng của cậu với một vấn đề như thế nào, có thể chưa hiểu về bản chất công việc đó nhưng có thể nói được một vài ý liên quan đến công việc đó và căn cứ vào thái độ trả lời có thể cho điểm bạn đạt mức độ nào. Quả thực tại sao không còn tên đơn giản là Nhân viên tín dụng, thực chất ra do sự thay đổi mô hình của các Ngân hàng trong nước được tư vấn bởi các Ngân hàng nước ngoài và vì vậy mở rộng khái niệm về nhân viên tín dụng trở thành : Nhân viên phục vụ khách hàng. Và tên gọi hình thức nhân viên tín dụng cũng thay đổi mục đích để phù hợp hơn với các hoạt động thực tế của họ.

Thử tưởng tượng bạn là khách hàng, trong đó bạn chỉ quen một nhân viên ngân hàng. Sẽ làm sao nếu bạn có nhiều nhu cầu vửa gửi tiền, vừa vay tiền, vừa dùng các dịch vụ khách như thẻ, chuyển tiền... và mỗi lần như vậy bạn phải gọi tới ngân hàng và hỏi về sản phẩm lại phải gặp 1 nhân viên tư vấn khác nhau. Về mặt hình thức thì hiện tại NH đang chia ra như vậy. Nhưng về mặt tổng hợp tương lai, các ngân hàng muốn một nhân viên có thể tổng hợp phục vụ nhiều nhu cầu khác nhau của khách hàng, có như thế, khách hàng mới không thấy lạ lẫm khi làm việc với Ngân hàng. Một nhân viên Quan hệ khách hàng sẽ biết tổng hợp mọi nghiệp vụ để phục vụ khách hàng lúc cần thiết, mặc dù công việc chủ đạo của nhân viên này có thể chủ yếu là cho vay, nhưng nhân viên RM sẽ vẫn nhận các yêu cầu khác của khách hàng và nhân viên RM này sẽ tự xử lý thông tin nội bộ và tổng hợp cung cấp phục vụ nhu cầu của khách hàng. Bằng 1 nhân viên RM duy nhất, khách hàng sẽ được thỏa mãn các nhu cầu sử dụng dịch vụ Ngân hàng mà không phải mất nhiều thời gian tìm hiểu hỏi nhân viên khác về sản phẩm cần dùng.

Để hiểu sâu, sát hơn về hoạt động ngân hàng, bạn cần đọc nhiều thông tin hơn nữa về các yêu cầu vị trí khi tuyển dụng. Đó là mục đích cuối cùng của việc tuyển dụng: Tuyển đúng người, đúng việc.

Anh ở K5 HVNH, ai cần liên hệ trao đổi KN thì cứ post vào mail nhé. cảm ơn
 
Chào anh chị! Đầu tiên em cảm ơn anh HungViet đã chia sẽ điều này :)
Hiện tại em mới là sv năm 3, cuối rồi. Nhưng em chưa hiểu rõ bản chất của tín dụng lắm (em chưa đc học môn này). Em học chuyên ngành NHTM mà nôm na là sau mình sẽ làm tín dụng. Tức là cho người khác vay tiền. Đọc phần của anh và mọi người thì suy nghĩ của em có phần đúng. Với các vị trí trong NH em cũng có tìm hiểu qua. Nhưng em không thật sự hiểu về các công việc. Chỉ biết mình có thể làm chuyên viên tín dụng, chuyên viên thẩm định. Không ai học NHTM sẽ làm giao dịch viên phải ko ạ? Em muốn anh chị chia sẽ hiện em học chuyên ngành NHTM tại HVNH sau này những vị trí nào có thể phù hợp với em ạ? Em cảm ơn!
 
a việt hưng ơi, cho e hỏi với. e chưa rõ lắm sự giống và khác nhau giữa cầm cố và thế chấp. Theo quy định mới nhất của luật dân sự thì 2 khái niệm này được hiểu như thế nào ? e vào mấy trang mà thấy có 2 quan điểm khác nhau. luật 95 thì phân biệt dựa trên phân loại tài sản thành động sản và bất động sản còn luật 2005 thì theo " sự chuyển giao ts". Hiện nay các ngân hàng có thông nhất khái niệm này với nhau ko a ? a giải thích giùm e nhá ! thank u...
 
a việt hưng ơi, cho e hỏi với. e chưa rõ lắm sự giống và khác nhau giữa cầm cố và thế chấp. Theo quy định mới nhất của luật dân sự thì 2 khái niệm này được hiểu như thế nào ? e vào mấy trang mà thấy có 2 quan điểm khác nhau. luật 95 thì phân biệt dựa trên phân loại tài sản thành động sản và bất động sản còn luật 2005 thì theo " sự chuyển giao ts". Hiện nay các ngân hàng có thông nhất khái niệm này với nhau ko a ? a giải thích giùm e nhá ! thank u...

lúc ra trường mình có làm đề tài khóa luận về tài sản bảo đảm nên cũng biết chút về vấn đề này. Mình xin trả lời theo những gì mình hiểu, có gì thiếu các bạn bổ sung nhé

- Cầm cố tài sản là việc khách hàng vay, bên thứ ba (bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho Ngân hàng (bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho chính mình (đối với khách hàng vay) hoặc người khác (đối với bên thứ ba). Ngân hàng cho vay có thể ủy quyền cho bên khác giữ tài sản cầm cố.
- Thế chấp tài sản là việc khách hàng vay, bên thứ ba (bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trả nợ đối với Ngân hàng cho vay và không chuyển giao tài sản đó cho Ngân hàng cho vay. Các bên có thể thỏa thuận giao cho bên khác giữ tài sản thế chấp.


Như vậy khác nhau ở chỗ chuyển giao tài sản hay không chuyển giao tài sản đó bạn.

Khi cầm cố thì mình sẽ đem tài sản tới NH, NH sẽ giữ tài sản đó để đảm bảo khoản vay, các tài sản cầm cố thường là vật dễ di chuyển như GTCG, sổ tiết kiệm...v.v..

Thế chấp: mình chỉ đk giấy tờ bảo đảm còn tài sản vẫn do mình giữ, mình có trách nhiệm tự bảo quản tài sản này và vẫn được sử dụng tài sản vào sx bình thường. Tài sản đem thế chấp thường là nhà ở, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải...v...v..

---------- Post added 06-25-2011 at 10:03 PM ----------

à, thêm điều nữa. Bây giờ áp dụng luật ds 2005, 95 hết hạn rồi bạn ạ.
 
anh ơi, sao em thấy nghề tín dụng này chẳng khác gì nhiều so với nhân viên kinh doanh thế? Như em thấy một số công ty tuyển cộng tác viên kinh doanh với công việc là đi tìm kiếm khách hàng, thuyết phục họ ký kết hợp đồng với công ty. Nếu nghề tín dụng công việc cũng tuơng tự như thế này thì làm sao nổi, nếu ký được hợp đồng thì không sao còn không ký được hợp đồng thì chẳng được gì mà còn mất tiền xăng dầu.
 
anh ơi, sao em thấy nghề tín dụng này chẳng khác gì nhiều so với nhân viên kinh doanh thế? Như em thấy một số công ty tuyển cộng tác viên kinh doanh với công việc là đi tìm kiếm khách hàng, thuyết phục họ ký kết hợp đồng với công ty. Nếu nghề tín dụng công việc cũng tuơng tự như thế này thì làm sao nổi, nếu ký được hợp đồng thì không sao còn không ký được hợp đồng thì chẳng được gì mà còn mất tiền xăng dầu.

Ngân hàng cũng là một Doanh nghiệp mà bạn. Cũng kinh doanh và bán các sp nhưng sản phẩm nè là sp đặc biệt
Khác nhau ở chỗ đó thôi he he
No pain no gain bạn ạ ;)
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Anh cho Em hỏi vài vấn đề nhé, Em cũng từng đi pv vị trí Tín Dụng. họ hỏi Em là: Nhân viên TD là tìm kiếm khách hàng vay vốn, vậy :
Em tìm kiếm ở đâu?
khi nhờ hết mối quen biết để cho vay rồi thì kiếm ở đâu nữa?
Ai sẽ giới thiệu cho Em?
Em mới ra trường, mối quan hệ cũng k nhiều, nên khó trả lời dc. Anh giải giúp Em nhé???
 
A HV có thể cho e biết trách nhiệm chính của Tư vấn tài chính cá nhân ở Maritime Bank là j k ạ?? Nó khác j với QHKH vậy a :)
 
Anh cho Em hỏi vài vấn đề nhé, Em cũng từng đi pv vị trí Tín Dụng. họ hỏi Em là: Nhân viên TD là tìm kiếm khách hàng vay vốn, vậy :
Em tìm kiếm ở đâu?
khi nhờ hết mối quen biết để cho vay rồi thì kiếm ở đâu nữa?
Ai sẽ giới thiệu cho Em?
Em mới ra trường, mối quan hệ cũng k nhiều, nên khó trả lời dc. Anh giải giúp Em nhé???
Em cũng thấy bây giờ ngân hàng đòi hỏi nhân viên trong thời gian thử việc phải huy động một lượng tiền gửi rất lớn. Như thế có thiệt thòi cho những người không có điều kiện quá không? Mà sao không thấy a hungviet tiếp tục bài viết vậy ạ? Em thấy rất hay và bổ ích ạ.
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
em đang cần cái này! hi thanks anh! nhưng sao em kết bạn với anh trên fb ko được nhỉ?
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,574
Số bình luận
528,077
Tổng số thành viên
351,229
Thành viên mới nhất
dkdagasv388
Back
Bên trên