Theo tôi thì khái niệm về tín dụng bạn hungviet đưa ra ở trên chỉ mang tính chất chung của từ ngữ. Còn trong ngân hàng: Tín dụng được hiểu là việc ngân hàng cấp cho khách hàng một khoản tiền hoặc cam kết trả tiền.
Còn về vấn đề chuyên viên tín dụng được gì? thì mình nghĩ cái được nhất khi làm tín dụng là được mở rộng kiến thức (đặc biệt đối với người làm tín dụng khách hàng doanh nghiệp) vì khi làm tín dụng bạn phải quan tâm đến các quy định của pháp luật về các vấn đề liên quan đến khách hàng từ tính pháp lý của khách hàng (bổ nhiệm Chủ tịch/Tổng giám đốc, ủy quyền, vốn, kinh doanh ngành nghề có điều kiện, tài sản...) đến tính trung thực/hợp lý của các khoản mục trên báo cáo tài chính (có cần kiểm toán hay không?)... Nói chung là tôi thấy nếu so sánh giữa giao dịch viên kế toán và tín dụng thì làm tín dụng sẽ thu được nhiều thứ hơn. Tuy nhiên, hiện nay áp lực làm tín dụng lớn hơn rất nhiều so với giao dịch viên; thời buổi khó khăn làm thật thì ít làm giả thì nhiều.