[Thảo luận] Phân chia trách nhiệm của các bên tham gia vào một khoản vay khi xảy ra rủi ro mất vốn?

CoCaHaHa

Ấu - Mài - Gót ...
Trước hết, để tránh hiểu lầm về chủ đề topic, thì mình cũng xin khẳng định là đây là [Thảo luận] chứ ko phải [Chia sẻ]. Tức là mình cũng chẳng biết gì hết :D

Vấn đề này mình thấy ai cũng đã (từng) thắc mắc, bằng chứng là trong bất cứ buổi họp, đào tạo nào của bên mình cũng đều có câu hỏi này: "Khi xảy ra rủi ro, trách nhiệm của các bên/bộ phận/phòng ban tham gia vào khoản vay là như thế nào?" (nôm na là vỡ nợ thì thằng nào gánh lỗi to, thằng nào gánh lỗi nhỏ :D)

Do mỗi TCTD đều có cách hoạt động và phân chia nhiệm vụ riêng nên mình xin dùng luôn mô hình tại bên mình: khi cấp tín dụng (ví dụ ở đây là cho vay) sẽ có 3 bên tham gia vào:
- Cấp đề xuất (Phòng tín dụng/Đơn vị kinh doanh/QHKH...): có trách nhiệm đề xuất khoản vay, nội dung, TSĐB, phương thức quản lý... và chịu trách nhiệm trên những thông tin mình cung cấp.
- Cấp thẩm định (Phòng thẩm định/Khối thẩm định...): có trách nhiệm đánh giá rủi ro dựa trên thông tin do Cấp đề xuất cung cấp + đi thực tế nếu cần và đưa ra 1 bộ điều kiện về cho vay
- Cấp phê duyệt: phê duyệt khoản vay (cái tên nói lên tất cả :D) dựa theo báo cáo của cấp thẩm định và thông tin của cấp đề xuất.
Vậy câu hỏi ở đây là: Khi xảy ra rủi ro (ví dụ rủi ro mất vốn), thì trách nhiệm của các cấp như thế nào trong các trường hợp sau:
+ Cấp pd đồng ý hoàn toàn với cả ý kiến của cấp đề xuất và báo cáo của cấp thẩm định (trường hợp 2 ông kia thống nhất ý kiến với nhau)
+ Cấp pd đồng ý với cấp tđ (trường hợp 2 ông khác nhau và các điều kiện cho vay của cấp tđ khó + ít rủi ro hơn cấp đx)
+ Cấp pd đồng ý với cấp đx (trường hợp 2 ông khác nhau các điều kiện cho vay của cấp đx dễ + rủi ro hơn)
+ Cấp pd đồng ý với 1 nội dung khác và dung hòa giữa 2 cấp kia.

Hi vọng mọi người cho ý kiến kèm văn bản quy định pháp luật càng tốt, thì sẽ càng rõ ràng trên tòa :p
 
Minh nghi tren to trinh anh nao ky ten thi a do cung chiu 1 phan het,nhung van de ai chiu it nhieu,van de nay kha hay, anh/chi nao biet chia se tiep nhe
 
theo như sự hiểu biết của mình thì 50 - 50 đó bạn, hiện tại mình đang làm HTTD tại 1 ngân hàng TMCP
 
Mình thì lại nghĩ ông đề xuất sẽ ít trách nhiệm nhất, miễn sao thông tin ông cung câp ko sai sự thật. Chứ cấp đx đâu có trách nhiệm và kĩ năng ptích chuyên sâu để biết cách phòng tránh rủi ro.
 
theo ý kiến của mình thì thứ tự trách nhiệm lần lượt là: 70 - 20 - 10
 
Mình nghĩ là quy trách nhiệm 30-30-40. Đối với các cấp nếu có dấu hiệu làm sai quy định thì người phê duyệt chịu trách nhiệm coa nhất.
 
Theo mình hiểu thì hiện nay chả cấp nào phải chịu trách nhiệm cả. (vui tí :D

Bằng chứng là mình chưa thấy một cái văn bản nào ở các ngân hàng quy định cái tỷ lệ trách nhiệm này. Chỉ có cái quy chế cho vay / quy trình cấp tín dụng, các bác cứ làm đúng theo cái đó thôi là được. Quan trọng là làm cho đủ và đúng hết sức mình.

Còn đặt vấn đề hỏi trách nhiệm ra đây làm gì? ?Trừ phi làm gì mà phải ra tòa (trộm vía) thì may ra lúc đó mới bị kết mấy năm mấy năm tùy theo quan điểm ông tòa. Mà đến nước đó, thì mình vẫn nói là chả có quy định nào của ngân hàng quy định cái tỷ lệ này sất. Yên tâm, vui vẻ làm việc đi các bác.
 
À mà bác CoCaHaHa còn thiếu một bộ phận quan trọng nữa trong chuỗi cho vay nhé: bộ phận hỗ trợ tín dụng, phụ trách giải ngân khoản vay và giám sát sau vay nữa.

Nhiều khi các bố ở trên làm một đằng mà đến khi giải ngân và giám sát lại một nẻo, gây hậu quả ở khâu này đấy ợ.
 
Đồng chí nào có ký trong bộ hồ sơ tín dụng đều có trách nhiệm liên đới, mức độ nặng nhẹ tùy cơ chế mỗi nơi.
 
Qua chứng kiến một số vụ nợ xấu đã xảy ra thì mình thấy như sau:

- Không có tỷ lệ phân chia trách nhiệm nào cả.
- Tùy theo rủi ro phát sinh từ đâu, sẽ truy cứu trách nhiệm ở phần đấy. VD:
  • Ông QHKH ngụy tạo hồ sơ, ăn chia -> Xử
  • Ông Định giá cố tình định sai -> Xử
  • Ông Phê duyệt đã thấy rủi ro nhưng có tí cháo -> Xử
  • Ông Quản lý hàng hóa không kiểm định đúng loại hàng thế chấp -> Xử
  • ... và hàng trăm trường hợp khác nữa, nói chung ai cố tình làm sai thì sẽ xử hết.
- Trường hợp rủi ro do khách quan, KH tốt nhưng do kinh doanh khó khăn dẫn đến mất khả năng trả nợ. Các bộ phận đều đã thực hiện đúng quy trình, tuy nhiên do chưa sát với KH nên chưa nhận biết các rủi ro để giảm dần dư nợ, thì ĐVKD sẽ bị xử, tuy nhiên mức xử sẽ nhẹ hơn, chủ yếu là gia hạn thời hạn tăng lương, bổ nhiệm...giảm lương, hoặc nếu thiệt hại lớn quá thì cho chuyển qua thu hồi nợ ...

- Trường hợp KH lừa đảo quá tinh vi, ĐVKD mặc dù đã cố gắng và làm tròn quy trình nhưng vẫn bị quá hạn, thì sẽ xem xét chi tiết rủi ro phát sinh từ khâu nào; giả sử tất cả các khâu đều làm đúng quy trình thì sẽ không bị trách nhiệm cá nhân mà chỉ tính vào hiệu quả kinh doanh của đơn vị thôi.

- Trong hầu hết các trường hợp, thì cấp phê duyệt thường không bị xử do chỉ căn cứ trên thông tin của các bên dưới đưa lên và ra quyết định dựa trên thẩm quyền, nhiệm vụ. Hầu hết các khoản lớn đều do hội đồng duyệt, hội đồng gồm nhiều ông bà lớn, mỗi ông bà có quyền biểu quyết, phủ quyết ... Trường hợp cấp phê duyệt chỉ gồm 1 cá nhân, thì cá nhân đó sẽ bị tính theo KPI nợ xấu phát sinh, và ảnh hưởng đến thu nhập, tăng lương, bổ nhiệm ...

Chung quy lại, hầu hết trách nhiệm thu hồi nợ sẽ thuộc về đơn vị kinh doanh, là những cá nhân đã đề xuất khoản tín dụng, đồng thời là người giám sát, quản lý khách hàng. Tuy nhiên hiện nay các NH đều có những bộ phận cảnh báo nợ xấu, quản lý nợ, thu hồi nợ .. nên các bộ phận này sẽ cùng tham gia để xử lý khoản vay quá hạn.
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,577
Số bình luận
528,089
Tổng số thành viên
351,563
Thành viên mới nhất
madmeetsevilmer
Back
Bên trên