[Thảo luận] Phân chia trách nhiệm của các bên tham gia vào một khoản vay khi xảy ra rủi ro mất vốn?

Theo mình nghĩ thì:
- Đầu tiên "giấy trắng mực đen" đã. Lôi hết ra so xem có khâu nào cố ý làm sai, tạo điều kiện cho KH vay vốn khi chưa đáp ứng quy định, quy trình không. Có thì khâu đó chịu trách nhiệm hết. Trong khâu đó thì lại quy ra xem cán bộ nào, lãnh đạo nào là người làm sai và vì sao lại làm sai (kiến thức, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp, hay do áp lực từ trên xuống,...) để "xử.
- Trong trường hợp không phát hiện ra khâu nào có dấu hiệu vi phạm thì đôn đốc tới cùng để thu hồi nợ. Không được nữa thì trình xin XLRR lên HO.
Nếu ok thì không sao, còn HO không đồng ý thì bắt đầu chia tỷ lệ % giữa các khâu (cái này phụ thuộc vào mô hình từng TCTD mà tỷ trọng khác nhau). Cuối cùng là "bổ đầu" cán bộ và lãnh đạo của từng khâu đó :))
Ý kiến cá nhân nhá. Mọi người đừng ném đá! :D
 
Tất nhiên là mỗi khâu nếu đều làm đúng thì chỉ có ngân hàng là thiệt hại tài chính mà ko ai bị gì cả (ko nói đến giảm lương, thăng tiến... nhé)

Nhưng ý mình là, trường hợp gọi là "khả năng nghiệp vụ của từng bộ phận" ấy. Ví dụ ông ĐVKD nói là đã cố hết sức, nhưng vẫn ko đủ khả năng để thấy rủi ro, nên mới cho vay, tương tự ông thẩm định "đã cố hết sức, nhưng nghiệp vụ hạn chế nên ko thấy rủi ro" hoặc "theo kinh nghiệm/quan điểm cá nhân tôi thấy cái này ko rủi ro"...

Ví dụ cụ thể hơn: về việc kiểm soát sau, người thì thấy để quản lý đc KH thì yêu cầu "chuyển 30% doanh thu định kỳ về tài khoản tại ngân hàng mình", nhưng người thì thấy rủi ro này ít, 10% đc rồi, người khác lại thấy 50% mới tốt...
 
Tất nhiên là mỗi khâu nếu đều làm đúng thì chỉ có ngân hàng là thiệt hại tài chính mà ko ai bị gì cả (ko nói đến giảm lương, thăng tiến... nhé)

Nhưng ý mình là, trường hợp gọi là "khả năng nghiệp vụ của từng bộ phận" ấy. Ví dụ ông ĐVKD nói là đã cố hết sức, nhưng vẫn ko đủ khả năng để thấy rủi ro, nên mới cho vay, tương tự ông thẩm định "đã cố hết sức, nhưng nghiệp vụ hạn chế nên ko thấy rủi ro" hoặc "theo kinh nghiệm/quan điểm cá nhân tôi thấy cái này ko rủi ro"...

Ví dụ cụ thể hơn: về việc kiểm soát sau, người thì thấy để quản lý đc KH thì yêu cầu "chuyển 30% doanh thu định kỳ về tài khoản tại ngân hàng mình", nhưng người thì thấy rủi ro này ít, 10% đc rồi, người khác lại thấy 50% mới tốt...

Theo mình thì đứng trên góc độ Ngân hàng, không NH nào muốn chịu rủi ro về thiệt hại tài chính cả. Trong trường hợp đã xử lý hết tài sản đảm bảo cho khoản vay tại NH thì chủ thể vay vốn có trách nhiệm phải thanh toán các khoản vay tới cùng. Trong trường hợp xác định chủ thể vay không còn tài sản nào hoặc "lỡ" chết rồi (^^) thì xin XLRR. Lúc này thì lại tùy thuộc vào khẩu vị RR của mỗi hệ thống, nhẹ nhàng thì ok và huề cả làng (khiển trách các CB có liên quan hoặc các hình thức tương đương), mà phũ phàng thì quy trách nhiệm để đền bù =))
Thiết nghĩ trong thời buổi loạn lạc này dễ đi tới cuối con đường trong tick tak lắm ^^
 
ở NH mình làm thì sẽ theo xác định trách nhiệm theo từng trường hợp, mình nghĩ thế cũng hợp lý hơn.
Nhân viên thì cứ đúng quy trình mà làm, có gì phát sinh thì cũng có cái mà vin vào...
 
ở NH mình làm thì sẽ theo xác định trách nhiệm theo từng trường hợp, mình nghĩ thế cũng hợp lý hơn.
Nhân viên thì cứ đúng quy trình mà làm, có gì phát sinh thì cũng có cái mà vin vào...
theo mình thì khi làm tờ trình thì NVTD phải giỏi luật, để thêm các điều khoản bảo vệ mình nữa.
 
Back
Bên trên