anh là thành phần kém của trường cùng thời của Thày Vinh, Thày Hảo, Thày Kiên, Cô Bình An của các chú đây, cũng may là do ngành ngân hàng lúc đó bùng phát nên cái loại như anh đã vào được ngân to nhất và đáng mơ ước nhất thời bấy giờ (Vietcombank), làm tín dụng ở đó cũng 3 năm sau đó anh nghỉ và bôn ba ra ngoài đến giờ và anh có một số đôi nhời với các cô, các chú đang học thế này:
1. Các cô các chú cứ yên tâm học, vì trường mình là trường chất lượng và vì ngành ngân hàng nói chung sẽ phát triển mạnh theo hướng bán lẻ, áp lực lợi nhuận cao từ các cổ đông thì từ đó sẽ áp lực mạnh lên người lao động. Thu nhập vì vậy sẽ không còn phân phối theo kiểu cào bằng như ngày trước, dĩ nhiên là sẽ không thể nhàn và yên phận kể cả lao động cấp cao, quá trình đào thải và tiếp nhận sẽ liên tục và đây sẽ là cơ hội cho các cô, các chú chịu khó và có năng lực vì lúc này hiệu quả công việc sẽ là hàng đầu chứ không phải là học vấn, kinh nghiệm...
2. Học đại học mới chỉ là chặng đầu đời, nói quá một tý thì phần cuối của đầu đời, tiến thân và lập nghiệp đâu chỉ có ngành ngân hàng. Lứa của anh chả phải ai cũng trụ lại ngân hàng, ngay cả nhiều anh chị cùng khóa mặc dù rất thành công trong ngân hàng (không có anh) cũng bỏ ngân hàng ra làm ngành khác thấy có vấn đề gì đâu, miễn là biết làm việc, biết ngoại ngữ, trung thành...
3. Cái gọi là khó khăn trong ngành ngân hàng nó là bình thường và tất yếu, không có chuyện việc nhẹ, lương cao cả đâu. Về lâu dài lương ngành ngân hàng sẽ có phân hóa thành 2 đám, đám gián tiếp (số lượng ít) lương cực cao nhưng yêu cầu giỏi còn phần đa là khối chạy rông (giống như sale bất động sản nhưng cao cấp hơn) ăn lương theo năng suất, chú nào giỏi chịu khó học hành từ từ sẽ cho vào nhóm lương cao ở trên. Đến đây mới thấy ngành nào cũng thế, chỉ có chỗ cho thằng giỏi và chịu khó cày và dĩ nhiên một chút may mắn nữa.
Vậy thôi, chúc các cô, các chú ra được trường và có được công việc với thu nhập như ý, thành công trong kinh doanh... dù ở bất kỳ hoạt động nào