Sai lầm thường gặp khi thực tập

  • Bắt đầu Bắt đầu cocghe266
  • Ngày bắt đầu Ngày bắt đầu
Thực tập là một cơ hội học hỏi kinh nghiệm tuyệt vời trước khi bạn thật sự bước vào làm việc chính thức.

Hãy tận dụng tối đa cơ hội này bằng cách tránh những sai lầm dưới đây:

Không đặt câu hỏi

Đặt câu hỏi là cách thể hiện bạn thật sự muốn học hỏi. Nếu bạn chưa rõ về điều gì đó, hãy mạnh dạn hỏi người giám sát hay các anh/chị nhân viên thay vì cứ lẳng lặng thực hiện và mắc lỗi.

Hơn nữa, các công ty thường có xu hướng đánh giá thấp những nhân viên thực tập, rằng đó chỉ là sinh viên sắp ra trường, không có kỹ năng hay kinh nghiệm nên sẽ chỉ là “chân sai vặt” trong văn phòng. Hãy thay đổi quan điểm của họ bằng cách tận dụng mọi cơ hội thể hiện bản thân. Thậm chí khi đã hoàn thành nhiệm vụ được giao, đừng cho rằng đây là thời gian rảnh rỗi để lướt web, “chat chit”. Hãy đề nghị người giám sát giao thêm việc cho bạn.

Tuy nhiên, bạn cũng phải khéo léo khi đề nghị được giao thêm việc, bởi như vậy người quản lý sẽ phải giám sát bạn cùng với hàng đống công việc khác của anh/cô ấy. Hãy chú ý những lúc sếp thoải mái hay ít việc. Đầu giờ làm buổi sáng hay sau bữa ăn trưa là thời điểm thích hợp để bạn thảo luận phần việc của mình.

Phớt lờ việc xây dựng mối quan hệ

Đừng bao giờ nghĩ rằng “Mình chỉ là một nhân viên thực tập, không cần phải biết tới những nhân viên khác trong phòng”. Ít nhất trong giai đoạn này, bạn là một phần của nhóm. Hãy thể hiện sự hòa đồng, thân thiện và tận dụng tối đa cơ hội làm việc trong môi trường chuyên nghiệp này để gặp gỡ, mở rộng mối quan hệ. Có thể bạn sẽ ở lại làm việc cho công ty sau kỳ thực tập hay tìm được một công việc ưng ý khác nhờ sự năng nổ của mình.

Thường xuyên làm việc riêng

Dù trong thời gian thực tập bạn không được giao nhiều việc nhưng đừng vì thế mà thường xuyên lướt web, nhắn tin, làm việc riêng. Điều đó thể hiện bạn không muốn ở công ty này và gây khó chịu cho những nhân viên khác trong văn phòng.

Ăn mặc xuề xòa

Bạn không nên mang phong cách “quần bò, áo phông, giày bệt” từ giảng đường tới cơ quan. Sẽ không ai nhìn nhận bạn một cách nghiêm túc nếu bạn ăn mặc quá xuề xòa, không phù hợp với văn hóa công sở.

Hành động như một nhân viên tạm thời

Hãy xem kỳ thực tập như một quá trình phỏng vấn dài thay vì một công việc tạm thời, bởi mọi việc bạn làm đều được những người khác quan sát. Họ có thể đưa ra những nhận xét không có lợi cho công việc tương lai của bạn nếu nhận thấy những hành động của bạn thiếu chuyên nghiệp.

Do đó, hãy thể hiện sự phù hợp của bạn với vị trí và văn hóa công ty. Làm việc nhiệt tình như một nhân viên chính thức bằng cách tham gia năng nổ vào các hoạt động của công ty và luôn luôn coi mình là một thành viên trong nhóm chứ không phải người ngoài.

Không hỏi ý kiến đánh giá

Mục tiêu của bạn trong giai đoạn thực tập là lắng nghe những đánh giá tốt về việc mình làm. Bạn không nên chờ đợi tới khi kết thúc thực tập mới hỏi sếp về những việc mình có thể làm tốt hơn. Tốt nhất, sau 1 tháng đầu, khi kết thúc một dự án hay giữa quá trình thực tập, hãy mạnh dạn tới chỗ sếp và xin nhận xét của anh/cô ấy về bạn.

Không/ít mỉm cười

Hãy thể hiện sự nhiệt tình của bạn bằng cách mỉm cười. Dù bạn phải làm những việc vụn vặt hay tẻ nhạt, hãy thể hiện sự lạc quan để tạo ấn tượng tốt với mọi người, đồng thời giải tỏa bản thân khỏi những khó khăn, mệt mỏi.

Tự ý bỏ việc

Tự ý bỏ việc không một lời thông báo là hành động thiếu chuyên nghiệp. Trước khi kỳ thực tập kết thúc, hãy viết thư cảm ơn tất cả sếp và đồng nghiệp của bạn. Bạn cũng có thể mạnh dạn nói chuyện với sếp về cơ hội làm việc toàn thời gian nếu công việc hiện tại hoàn toàn phù hợp với bạn.


(Sưu tầm)
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Thtập thường cho rằng "thích đi lúc nào thì đi, vì lên cũng chỉ nhìn chứ có gì làm". Hãy bỏ tư tưởng ấy đi nhé. Kinh nghiệm thtập của mình là đi full các buổi, cả sáng - chiều. Vì đây là một trong những điều mình gây dấu ấn ở nơi thtập. Khi mới vào, mình cũng như nhiều bạn, rụt rè, ngơ ngác, nhìn các chị và KH (mình tt GDV), rồi cho photo, sắp xếp ctừ suốt 2 tuần liền. Mình cảm thấy một chút chán nản vì làm đi làm lại ko cho làm gì khác. Nhưng mình vẫn kiên nhẫn đi full nhờ đó mà khiến chị Trưởng GDV thấy mình chăm chỉ (dù lúc đó nản thực tập nản ngân hàng lắm luôn rồi) và đặc cách hướng dẫn nghiệp vụ, hạch toán T24, cho mình vào quầy, tiếp và chăm sóc KH. Khi ấy, mình hỏi chơi "tại sao chị lại "dám" cho e làm T24 và vào quầy vậy?" (vì rủi ro hơi bị cao khi mà cho thtập đụng vào) thì chị ấy nói: "Mấy tuần qua, chị quan sát e thấy e đi chăm, sắp xếp ctừ cẩn thận nên tụi chị thử hướng dẫn thì thấy e học nhanh nên cho e vào quầy làm thực tế để sau này có chọn nghề thì đi xin việc cũng dễ hơn. Chứ mấy đứa thưc tập trước, có đứa nào dc như e, đi bữa đực bữa cái thì hướng dẫn tụi nó tiếp thu được gì đâu mà cho vào làm, ko cẩn thận lại đền tiền".
Thực tế, lần đầu mình làm thì cảm thấy chị ấy nói rất đúng vì những nghiệp vụ này ko phải làm 1 lần là rành mà phải làm đi làm lại như bò nhai cỏ, sai 1 2 lần (có chị ấy quan sát và sửa...nếu sai làm lệch quỹ cuối ngày là đền tiền chứ ko phải kiểu vừa học vừa chơi đâu) từ đó rút kinh nghiệm thì mới nhớ, giỏi dc. Chứ thực tập 2 4 6 hay 3 5 7, đi 1 ca...dù bạn có ng quen, COCC thì bạn đừng than vãn tại sao vào chỉ đọc quy trình, ngồi nhìn thôi. Vì bản thân chưa đáp ứng được thời gian làm việc thì ai đảm bảo bạn sẽ làm tốt công việc họ giao. Vì bản thân các chị áp lực rủi ro cv, bạn chưa thể hiện cho họ thấy sự chăm chỉ, cẩn thận, bạn mong việc nhưng bạn chưa tạo cho họ sự tin tưởng, yên tâm thì ai dám cho bạn đụng tay vào cv của họ
Cuối cùng, khi kết thúc, mình cũng học hỏi dc nhiều thứ coi như là kinh nghiệm, hành trang phỏng vấn xin việc, ít ra ko mang mác "sv mới tốt nghiệp chưa có kinh nghiệm". Lời khuyên mình cho các bạn thực tập, dù bị cho ngồi nhìn thì hãy tranh thủ quan sát cách họ làm việc, tư vấn, tiếp KH. Mình từng ngồi nhìn đến phát chán nhưng khi nghĩ lại quãng thời gian ấy thì mình cảm thấy nó chẳng vô ích tí nào khi học hỏi dc phong cách làm việc của các chị. Tiếp đó, nếu dc cho đọc quy trình hay dc hướng dẫn làm thì phải có sổ tay ghi chép, vì 1 lần bạn ko thể nhớ hết dc, đỡ phải hỏi lại. Sai gì làm đó, ko than (chỗ mình ngộ, ko sai thì thôi, thấy sai dc là làm tới luôn à, muộn giờ về, mệt mà ko dám nói :D ), làm xong xin làm tiếp, đừng ngồi ko (dc làm rùi thì mạnh dạn xin việc để thể hiện sự chăm chỉ, cũng như wa cv mình rèn dc những tính cách cần thiết và cho họ thấy đánh giá mình ok), ko biết thì phải hỏi, ko dc làm bừa (sai 1 ly đi 1 dặm đấy, đừng ỷ mình giỏi). Cuối cùng, nhớ mua trái cây cảm ơn mọi người, dù họ ko cần bạn làm thế nhưng hãy thể hiện lòng biết ơn. Chỉ thế thôi, bạn sẽ có kỳ thực tập bổ ích
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Back
Bên trên