Rủi ro trong quản lý dòng tiền cho khi vay

vohoangchuong2006

Verified Banker
Dear mọi người,

Sắp tới mình sẽ làm 1 hồ sơ hạn mức khoảng 100 tỷ cho 1 khách hàng chuyên về XNK xăng dầu, gạo, và thẻ cào điện thoại. Tuy nhiên doanh thu phần lớn là ở mảng kinh doanh thẻ cào, lại ko liên quan đến XNK.

Sự việc như sau:

Công ty A này đem 7 căn nhà mặt tiền đến NH mình để thế chấp và muốn có hạn mức 100 tỷ để kinh doanh và yêu cầu ban đầu chỉ là mở Bảo lãnh thôi (chưa bit khách hàng có yêu cầu thêm cho vay hay ko? nhưng chắc là sẽ có :(

Quy trình hoạt động chính của Cty như sau (mình chỉ nói mảng kinh doanh thẻ cào điện thoại thôi nhé vì đây là mảng phát sinh rủi ro)
- Khách hàng mua thẻ cào từ Mobile, Vietel... với số lượng rất lớn. Sau đó, đem phân phối lại cho các đại lý nhỏ lẻ ở khắp các tỉnh thành và thu tiền mặt ngay.
- Khách hàng chỉ mua thẻ từ Mobile, Vietel khi có đầu ra sẵn sàng --> an toàn về đầu ra.
- Mobile, Viettel đồng ý cho KH thanh toán chậm tiền mua thẻ cào trong vòng 18 ngày và phải có Bảo lãnh thanh toán của Ngân hàng (NH mình đó)
- Trong lúc gặp gỡ KH, KH có hơn "sì tu pid" chút vì lỡ nói ra 1 vài bí mật như sau: Khách hàng khi bán thẻ cào sẽ thu tiền mặt ngay, do đó vòng quay khoản phải thu của Khách hàng là cực nhanh + Mobile, Vietel cho thanh toán chậm 18 ngày --> Sau khi thu tiền xong, KH sẽ dùng tiền đó trong thời gian chưa phải trả nợ cho Mobile, Vietel để mua BĐS. KH nói: nhắm vào những căn nhà tốt, giá tốt để mua, có lời khoản 200-300 triệu là bán ngay. Tất cả diễn ra trong vòng 18 ngày đó :(
- Ngoài ra, để xác minh lời nói KH, mình căn cứ thêm vào các tài sản KH sẽ thế chấp cho NH mình: Toàn là nhà mặt tiền, vị trí đẹp, giá trị khá cao --> việc KH dùng tiển để kinh doanh BĐS có thể là có thật.

Và rủi ro của NH mình là: Nhỡ KH dùng tiền chưa phải thanh toán cho Mobile, Vietel trong vong 18 ngày để kinh doanh BĐS nhưng lại ko bán kịp, vốn bị chôn 1 thời gian thì sao? Lúc đó, NH mình phải thay KH thanh toán cho Mobile, Vietel vì đã phát hành BL thanh toán. Lúc đó NH mình có muốn đòi tiền của KH cũng ko dc vì nó đã chôn vào BĐS. Có nhiều bạn nói TS thế chấp của KH quá tốt rồi còn lo gì ...!!!! Tuy TS tốt nhưng xử lý nó có dễ ko, rồi phát sinh tùm lum thứ nhức cái đầu về pháp lý, kiện tụng...

Vì thế, muốn xin ý kiến các anh chị, các bạn về việc quản lý dòng tiền bán hàng của Công ty này. Làm sao đây?????? :(

Thanks các anh chị,

Mình đang cần gấp, mọi người giúp dùm nhé.
 
Mình thấy làm như bác @leduc0801 là chuẩn rồi. Thẻ cào cầm kèm, nhưng quản lý theo phương thức tiền vào hàng ra. TSĐB chính là BĐS.

Đợt trước cuối năm mình cũng phát hành cái bảo lãnh cho 1 đại lý của Viettel tương tự như thế, nhưng do giá trị lớn (300 tỷ) nên tuy có ký quỹ + TSĐB là BĐS cũng chỉ được hơn 10%.

Chỉ có comment nếu trong trường hợp chủ thớt cho vay thì giá trị 100 tỷ nên tính toán lại.
 
case này của chủ thớt rất nguy hiểm, ko nên làm nếu ko có biện pháp quản lý dòng tiền hợp lý. nếu làm thì nên tham khảo quy trình của @leduc0801 nhưng chắc chắn bạn sẽ phải ngập mặt với khách hàng này và ko còn thời gian để phát triển các khách hàng khác.
 
Cách đây 2 năm, mình cũng quản lý vài KH như thế này, bank mình nổi tiếng về hình thức tài trợ cho sản phẩm này, cũng là NH đầu tiên triển khai kết hợp với nhà mạng để KD. Trong giai đoạn vừa qua thì KH chết cũng có, ngáp ngáp cũng có, phát triển cũng có (tất nhiên ít hơn) :)

Chung quy lại là việc KD thẻ cào thực sự lãi rất mỏng, nhất là đại lý cấp 1 nữa, mạng Viettel còn đỡ chứ Mobi, Vina nhiều khi còn phải tăng chiết khấu cho KH đầu ra để giữ mạng lưới (VD nhà mạng chiết khấu 5%, Cty phải chiết khấu cho đầu ra 5,5, 6, 7 ... tùy vào mức độ cạnh tranh và độ rộng của mạng lưới tiếu thụ). Thời ấy nhà mạng còn cho trả chậm 37 ngày nên DN còn dùng lãi tiết kiệm bù đắp được, cụ thể:

=> Đưa tài sản vào => Bảo lãnh => Lấy thẻ cào => Bán lấy tiền => Gửi tiền NH => Bảo lãnh => Lấy thẻ cào ...(Có khi một ngày xoay 2 - 3 vòng để tăng lợi nhuận).

Thị trường thẻ cào mua bán rất nhanh, tùy vào độ rộng mạng lưới và mức chiết khấu (mỗi sáng Cty sẽ nhắn tin mức chiết khấu cho các KH đầu ra, cạnh tranh khá khốc liệt)

Mặc dù lợi nhuận biên thấp, hoặc lỗ, tuy nhiên các Cty này vẫn làm, vì thực tế là để sử dụng vốn cho mục đích KD chính như gạo, xăng dầu, BĐS ...(nhiều ngành lắm), do việc xoay vốn từ BĐS thành tiền mặt khá dễ thông qua thẻ cào, cụ thể

=> BĐS thế chấp => hạn mức bảo lãnh => Lấy hàng nhà mạng => bán ra thị trường thành tiền

Do đó đã có nhiều trường hợp KH bị quá hạn do ngành chính gặp khó khăn, dẫn đến dòng tiền KD bị mất, đến hạn bảo lãnh không thanh toán được cho nhà mạng, NH phải thực hiện thay nghĩa vụ, rồi cho vay bắt buộc => Lâm vào nợ xấu.

Nhà mạng không phải không biết việc này, tuy nhiên cạnh tranh giữa các nhà mạng khá gay gắt nên họ vẫn làm, hơn nữa họ vẫn nắm đằng cán nên vẫn an toàn. Tuy nhiên từ sau nhiều vụ đổ bể lớn của các Cty tên tuổi trong ngành (ko tiện nêu tên :)), nhà mạng đã thay đổi dần chính sách nhằm ổn định lại đối tác tiêu thụ, hạn chế việc KH chiếm dụng vốn bằng cách giảm dần số ngày, hiện nay thì là 18 ngày như chủ thớt nói và còn nhiều điều kiện gì nữa, lâu giờ mình ko cập nhật tình hình nên cũng không biết.

Tóm lại, đối với KH này thì có rủi ro như nhiều bạn đề cập như trên, như

- Rủi ro do KD bất động sản: Thực ra cái này thì nếu nhà mạng & ngân hàng duy trì ổn định chính sách, thì KH vẫn xoay vòng tốt bởi vì họ có nguồn vốn lớn, ổn định, là lợi thế của KD BĐS (mua dự án lớn, giá rẻ, với lợi nhuận cao)...Tuy nhiên gặp dự án lụi, tranh chấp hoặc do đầu tư dàn trải quá thì tạch. Hoặc tương tự là các rủi ro từ ngành chính, kinh doanh ngành gì mà chả có rủi ro, thương trường là chiến trường mà.

- Rủi ro do nhà mạng thay đổi chính sách: Các nhà mạng là nơi nắm đằng cái, quyền lực lớn, lại do Nhà nước điều hành, nên hầu như họ muốn thay đổi lúc nào thì đều được, và các đơn vị chạy sau như Ngân hàng, KH, đại lý, người dân đều phải chấp nhận. Do đó các chính sách thay đổi theo hướng ngày càng thắt chặt làm cho DN bị siết dần, xoay trở không kịp, thị trường biến động (Đại lý cấp 1 này chơi chiết khấu cao hơn đại lý kia, ...)..., lãi suất tiền gửi giảm ...

Tuy nhiên, ngành này vẫn có nhiều cái thơm ngon mà NH không thể cưỡng được như:

- Tiền gửi (casa, fd), phí, doanh số bảo lãnh ...với số lượng lớn (một KH bình quân mỗi tháng gửi đến 400 - 500 tỷ là bình thường, tương ứng với số đó là dư nợ bảo lãnh). Nhân viên NH nào mà ko chảy dãi cơ chứ.

- Phương án đảm bảo OK: đảm bảo bằng BĐS tốt, tiền gửi ...thậm chí nhiều nơi chả biết có dây mơ rễ má gì trong đó ko mà còn cho luôn tín chấp một phần :)

- Thị trường nhìn chung là tăng trưởng khá ổn định, do điện thoại hầu như trở thành thiết yếu trong cuộc sống, ko ai là ko xài.

Do đó, nếu trường hợp KH không cầm cố bằng thẻ cào thì cũng đỡ ngại (vì thực tế cầm cố thì cb tín dụng rất mất công, vễ trễ là chuyện thường do xuất nhập kho, định giá lại, qua nhiều bộ phận), chứ rủi ro thì cũng ít vì nhận hàng trực tiếp từ nhà mạng; thì chỉ cần tập trung quản lý dòng tiền như Sếp của thớt chỉ đạo.

Về cách quản lý dòng tiền, cũng có một số khó khăn như:

- Cty kinh doanh thẻ thường phải mở TK tại nhiều NH để thuận tiện cho việc KH đầu ra chuyển tiền vào (thường là chuyển tiền vào cho đến khoảng 3, 4h thì Cty sẽ đi một lượt các NH để rút tiền mặt, và mang nộp vào NH nơi phát hành bảo lãnh). Do đó việc yêu cầu KH bảo lãnh phải chuyển 100% doanh thu về mình là điều không khả thi, có chăng chỉ là doanh thu của các ngành kinh doanh chính. (Theo mình thì ngành KD chính của KH mới là mấu chốt, còn việc KD thẻ chỉ là phương thức huy động tiền).

Trong giai đoạn mình làm, nói chung chắc do ăn ở tốt nên mình không gặp rủi ro gì. Với lại cũng nhờ thường xuyên làm việc với nhà mạng, với KH, với các Cty kd trong ngành nên thông tin được cập nhật thường xuyên. Khi có bất kỳ phát sinh mới nào thì mình đều cùng với KH bàn phương án phù hợp, mình cũng làm việc trực tiếp với nhà mạng vì vậy các vấn đề đều có phương án xử lý phù hợp. Do đó theo mình là CBKD cần phải đi sát với KH này thôi. Hồi mình làm do lợi ích của KH này lớn nên hầu như mình chỉ đặc cách quản lý mấy KH loại này, được phân thêm vài bạn support nữa nên cũng đỡ.

Có điều tầm hơn 1 năm nay mình chuyển công tác nên không cập nhật tiếp được thị trường ngành này. Mình viết bài này để giúp một số bạn chưa tiếp xúc với KH loại này có thể hiểu thêm về ngành nghề KD, chứ thấy nhìu bạn bảo KD BĐS trong vòng 18 ngày mình thấy vui vui :)

Mọi người chia sẽ thêm kinh nghiệm nhé :)
 
Nếu vẫn phê duyệt cho vay thì phải làm như sau mới hạn chế đc rủi ro: Trong các lần giao hàng với nhà mạng , phải có mặt 3 bên , lập cái bb bàn giao 3 bên, đàm phán vs khách hàng quản lí tiền vào hàng ra. Số sim thẻ chỉ là gửi kho chứ không nhập vào TSBĐ.
 
Còn 1 rủi ro khi quản lí tiền vào hàng ra là Sim,Thẻ giả ... vì vậy đối với mỗi lô sim thẻ nhận vào gửi kho phải có phương pháp kiểm tra thật giả( chọn mẫu thôi) .. Bọn buôn sim thẻ này nó có thiết bị check seri Sim đó. Còn thẻ thì bị làm giả rất dễ, Tốt nhất đi kè kè với KH từ lúc nhận sim thẻ cho đến khi gửi vào kho là ok nhất. Tuyệt đối ko giải ngân cho nó để mua hàng từ các đại lý cấp 1 nhé. Chỉ nhập hàng từ nhà mạng thôi
 
Về phương án quản lý dòng tiền thì có bác đã nói rồi, nhưng về việc biết khách hàng sử dụng vốn sai mục đích mà vẫn cho vay thì Sếp bank bác liều quá. :)

P/s: Đọc comment các bác đúng là sáng cái đầu ra :)
 
Back
Bên trên