Rủi ro trong quản lý dòng tiền cho khi vay

vohoangchuong2006

Verified Banker
Dear mọi người,

Sắp tới mình sẽ làm 1 hồ sơ hạn mức khoảng 100 tỷ cho 1 khách hàng chuyên về XNK xăng dầu, gạo, và thẻ cào điện thoại. Tuy nhiên doanh thu phần lớn là ở mảng kinh doanh thẻ cào, lại ko liên quan đến XNK.

Sự việc như sau:

Công ty A này đem 7 căn nhà mặt tiền đến NH mình để thế chấp và muốn có hạn mức 100 tỷ để kinh doanh và yêu cầu ban đầu chỉ là mở Bảo lãnh thôi (chưa bit khách hàng có yêu cầu thêm cho vay hay ko? nhưng chắc là sẽ có :(

Quy trình hoạt động chính của Cty như sau (mình chỉ nói mảng kinh doanh thẻ cào điện thoại thôi nhé vì đây là mảng phát sinh rủi ro)
- Khách hàng mua thẻ cào từ Mobile, Vietel... với số lượng rất lớn. Sau đó, đem phân phối lại cho các đại lý nhỏ lẻ ở khắp các tỉnh thành và thu tiền mặt ngay.
- Khách hàng chỉ mua thẻ từ Mobile, Vietel khi có đầu ra sẵn sàng --> an toàn về đầu ra.
- Mobile, Viettel đồng ý cho KH thanh toán chậm tiền mua thẻ cào trong vòng 18 ngày và phải có Bảo lãnh thanh toán của Ngân hàng (NH mình đó)
- Trong lúc gặp gỡ KH, KH có hơn "sì tu pid" chút vì lỡ nói ra 1 vài bí mật như sau: Khách hàng khi bán thẻ cào sẽ thu tiền mặt ngay, do đó vòng quay khoản phải thu của Khách hàng là cực nhanh + Mobile, Vietel cho thanh toán chậm 18 ngày --> Sau khi thu tiền xong, KH sẽ dùng tiền đó trong thời gian chưa phải trả nợ cho Mobile, Vietel để mua BĐS. KH nói: nhắm vào những căn nhà tốt, giá tốt để mua, có lời khoản 200-300 triệu là bán ngay. Tất cả diễn ra trong vòng 18 ngày đó :(
- Ngoài ra, để xác minh lời nói KH, mình căn cứ thêm vào các tài sản KH sẽ thế chấp cho NH mình: Toàn là nhà mặt tiền, vị trí đẹp, giá trị khá cao --> việc KH dùng tiển để kinh doanh BĐS có thể là có thật.

Và rủi ro của NH mình là: Nhỡ KH dùng tiền chưa phải thanh toán cho Mobile, Vietel trong vong 18 ngày để kinh doanh BĐS nhưng lại ko bán kịp, vốn bị chôn 1 thời gian thì sao? Lúc đó, NH mình phải thay KH thanh toán cho Mobile, Vietel vì đã phát hành BL thanh toán. Lúc đó NH mình có muốn đòi tiền của KH cũng ko dc vì nó đã chôn vào BĐS. Có nhiều bạn nói TS thế chấp của KH quá tốt rồi còn lo gì ...!!!! Tuy TS tốt nhưng xử lý nó có dễ ko, rồi phát sinh tùm lum thứ nhức cái đầu về pháp lý, kiện tụng...

Vì thế, muốn xin ý kiến các anh chị, các bạn về việc quản lý dòng tiền bán hàng của Công ty này. Làm sao đây?????? :(

Thanks các anh chị,

Mình đang cần gấp, mọi người giúp dùm nhé.
 
Với tình hình thị trường BĐS hiện tại mà bạn cho vay hồ sơ như trên thì rủi ro cực cao. Đừng nói là căn mặt tiền, giá trị cao thì sẽ bán tốt nhe. Hiện nay, rất nhiều khách hàng của mình đang bị kẹt nhưng căn nhà mặt tiền khu trung tâm thành phố có giá trị khá cao. Nếu khách hàng bạn cần mua có thể liên hệ mình nhé ( mặt tiền Nguyễn Trãi Quận 1, Đề Thám Quận 1, Bến Chương Dương Quận 1....). Giá dao động từ 15 - 70 tỷ đều có. Mình đã rao bán hơn 1 năm vẫn chưa có người mua vì trong tình hình hiện nay bỏ ra 1 số tiền lớn để mua BĐS khó khả thi. Vài lời chia sẻ!

- - - Updated - - -

Mình đã gặp một khách hàng tương tự, theo kinh nghiệm của mình thì khách hàng này vay tiền ngân hàng để kinh doanh tiền mặt bên ngoài mà thôi. Hoạt động kinh doanh thẻ cào, XNK hầu như không có. Mình đã từ chối bộ này.

Mình cũng đã gặp trường hợp này giống bạn. Khách hàng này cũng kinh doanh thẻ cào, tiền khá nhiều nhưng vẫn muốn vay ngân hàng. Và hiện nay vẫn hay gọi điện hỏi mình có khách hàng nào cần tiền đáo hạn thì liên hệ anh.Haizz
 
Vài dòng chia sẻ với bạn Vohoangchuong2006
- Đọc được tình huống của bạn bất giác làm mình nhận ra nó hoàn toàn giống với khách hàng bên mình trước đây. Cũng kinh doanh sim, thẻ cào... và cuối cùng bể ra KH tạch vì ko kiểm soát được dòng tiền, sử dụng vốn ko đúng mục đích (cũng kinh doanh BĐS giống như bạn). Hậu quả là 1 mớ sim thẻ ngồi kiểm không biết khi nào xong, TS xử lý đến bây h vẫn chưa lên xong phương án và chưa bán dc cái nào. Nó cũng là 1 phần chính nguyên nhân CN mình ko có lương kinh doanh mấy năm nay đó (hậu quả đang phải xử lý nó gấp vài lần cái hạn mức 100 tỷ của bạn đó)
- Mình nghĩ là bạn phải thật cần thận với khách hàng đó, phải quản lý có phương án quản lý dòng tiền của công ty để đảm bảo rủi ro thấp nhất. Và cũng đã có nhiều lý do mà các bạn khác đã chia sẻ ở trên, đặc biệt là vấn đề sử dụng vốn không đúng mục đích của khách hàng (kinh doanh BĐS). Theo mình thì NH nên quản lý hàng tồn kho của công ty tiền vào - hàng ra, để khi có vấn đề j thì còn kịp trở tay.
 
Nghe tình huống bạn nói thì dòng tiền của khách hàng của ngân hàng bạn là khá tốt. Tuy nhiên, hắn dùng tiền đầu tư BĐS thì cái này k dc. Đặc điểm quan trọng của BĐS là tính lỏng thường không cao. Đừng nói là 18 ngày, 18 tháng có khi cũng chưa được nữa là...hơn nữa giá trị của nó lại lớn nữa chứ. Thêm vào đó, khách hàng này xin bảo lãnh thôi. phí bạn ăn được bao nhiêu. Rất rủi ro. Mình nghĩ cực kỳ không nên. không nên

- - - Updated - - -
 
Đứng trên phương diện cán bộ tín dụng, tớ nhận xét thế này:
1) Phương án của khách hàng là "lấy ngắn nuôi dài", nhưng cái "dài" này là thứ cực kỳ khó bán vào thời điểm này ^^
2) với tốc độ mua - bán BDS như thế, thì thị trường BDS ở Việt Nam chắc chả đóng băng để thiên hạ suốt ngày trà chanh chém gió tìm cách giải cứu (he he he)
3)do KH thu tiền măt ngay khi bán sim, thẻ nên bạn đâu có quản được dòng tiền của họ, lỡ họ buồn buồn bùng luôn, thì nhức đầu lắm á ^^
=> đề nghị vẫn giữ mối quan hệ, nếu được thì tư vấn khách hàng làm phương án kinh doanh khác cho ... đỡ ghê tay.
P/s: có khi mình chưa bao giờ có số tiền lớn cỡ 100 tỷ để có tầm nhìn tương ứng, nên có khi không nhìn ra được những điều mà họ nhìn thấy. ^^
 
Dear Vohoangchuong2006,
Khách hàng của Phòng mình hoạt động theo hình thức như sau:
- Ký HĐ đại lý cấp 1 với Công ty viễn thông Viettel:
+ Mỗi khi có nhu cầu, Cty phải làm đơn đặt hàng đối với Viettel và chuyển toàn bộ giá trị của đơn hàng vào TK của Viettel
+ Căn cứ theo yêu cầu của Đại lý trong đơn đặt hàng, Nhà Cung cấp sẽ giao sản phẩm cho Đại lý trong vòng tối đa không quá 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày Nhà Cung cấp nhận được đầy đủ tiền thanh toán
- Đối với HĐ đầu ra: Các đối tác sẽ thanh toán tiền hàng cho cty, khi tiền nổi trên TK thì Cty sẽ giao hàng cho đối tác
Trên đây là quy trình mua bán hàng của khách hàng bên mình, bạn tham khảo nhé
Bạn post tiếp tình huống này cho mọi người cùng thảo luận nhé

Vài dòng chia sẻ với bạn Vohoangchuong2006
- Đọc được tình huống của bạn bất giác làm mình nhận ra nó hoàn toàn giống với khách hàng bên mình trước đây. Cũng kinh doanh sim, thẻ cào... và cuối cùng bể ra KH tạch vì ko kiểm soát được dòng tiền, sử dụng vốn ko đúng mục đích (cũng kinh doanh BĐS giống như bạn). Hậu quả là 1 mớ sim thẻ ngồi kiểm không biết khi nào xong, TS xử lý đến bây h vẫn chưa lên xong phương án và chưa bán dc cái nào. Nó cũng là 1 phần chính nguyên nhân CN mình ko có lương kinh doanh mấy năm nay đó (hậu quả đang phải xử lý nó gấp vài lần cái hạn mức 100 tỷ của bạn đó)
- Mình nghĩ là bạn phải thật cần thận với khách hàng đó, phải quản lý có phương án quản lý dòng tiền của công ty để đảm bảo rủi ro thấp nhất. Và cũng đã có nhiều lý do mà các bạn khác đã chia sẻ ở trên, đặc biệt là vấn đề sử dụng vốn không đúng mục đích của khách hàng (kinh doanh BĐS). Theo mình thì NH nên quản lý hàng tồn kho của công ty tiền vào - hàng ra, để khi có vấn đề j thì còn kịp trở tay.

Các bác này chuẩn quá :D

Mình đã từng làm 1 ông đại lý cấp 1 như thế và bên mình chỉ bảo lãnh thanh toán, không cho vay.

Cụ thể thực hiện như sau:

1. Về hợp đồng giống như bạn trên kia nói nên bảo lãnh thanh toán thường có giá trị rất ngắn, bank phát hành bảo lãnh dựa trên Hợp đồng nguyên tắc và Đơn đặt hàng từng lần của đại lý cấp 1;
2. QHKH sẽ cầm bảo lãnh bản gốc đến kho Mobi, Vtel (còn nhớ kho bọn Mobi ở Kim Đồng í) để nhận hàng cùng nhân viên kho quỹ;
3. Về sẽ nhập kho của bank dưới sự quản lý của Kho quỹ;
4. Đại lý cấp 2 (khách của Đại lý cấp 1) sẽ nộp tiền mặt hoặc chuyển khoản vào tài khoản của Đại lý cấp 1, bank sẽ làm hợp đồng tiền gửi và phong tỏa khoản này lại để hết hạn bảo lãnh thanh toán cho bọn mobi, vtel (giả sử là 18 ngày như bạn bên trên bảo í);
5. Xuất kho cho bọn đại lý cấp 2.

Trên đây là cách làm của bên mình đối với một khách hàng tương tự, tsđb là nhà đất được dùng để đảm bảo cho bảo lãnh, nhg tuyệt đối không thả hàng (ở đây là sim và thẻ cào) cho Đại lý cấp 1 và bank sẽ quản lý chắc phần này.

Ngoài ra việc quản lý khá vất vả, bên mình quản lý theo từng thùng, từng seri, nhập kho phải huy động gần như cả phòng kiểm đếm, xuất kho thì cần 2-3 người là ok.

Điểm lợi là phí dịch vụ bảo lãnh, nguồn tiền gửi rất lớn và phí phụ như phí kho quỹ chém nhiệt tình :D

Rủi ro lớn nhất ngoài những cái trong quy trình nêu trên (như mất mát, nhầm nhọt, linh động cho KH nhận hàng mà tiền chưa nổi) là cái phần Đại lý cấp 1 không bán được hàng thì bank phải ôm cái mớ thẻ cào í mà rao cho bọn khác mua :D (chủ yếu do bọn Đại lý cấp 1 tham lam giảm chiết khấu hoặc găm hàng chờ khuyến mại bung ra thui - không nhiều lắm - do thẻ cào bọn này thì nhiều người dùng, cũng dễ bán mà)

Đôi lời góp ý thui :D còn chứ cho vay nó rùi thả gà ra đuổi, 18 ngày mà đầu tư BĐS, xoay chỗ này chỗ kia đập vào thì có mà vỡ mồm =))

P/S: Hồi í có quả xuất hàng gần đợt nghĩ lễ mà vỡ mồm, bơi từ sáng đến tối ở trong kho của mấy ông Quỹ :D gần đợt nghỉ lễ hay khuyến mại mà :D bi h mà vất cho mình thì xin vái, mặc dù doanh số cao, huy động lắm, tha hồ ngon lành chỉ tiêu :D
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
H mà nó còn kinh doanh bất động sản kiểu đó thì chắc là nó đang nổi như cồn trên thị trường bất động sản rồi, mình tha hồ chém gió về nó ở vỉa hè ý chứ =P~
 
Đọc qua 1 lượt tình huống của bạn, mình thấy KH này có vấn đề. Vấn đề nằm ở chỗ trong vòng 18 ngày, họ mua bds và bán ngay--> rất mâu thuẫn và bất hợp lý. Hiện giờ thị trg BDS đang tắt ngúm, k thế có chuyện mua rồi bán ngay trong vòng có 3 tuần và có lãi dc, thì cứ cho rằng họ làm dc 1 vài lần như thế, nhg tần suất có thường xuyên quay vòng dc thế k? hơn nữa bds lại là lĩnh vực đầu tư dài hạn??
Như vậy cần phải tìm hiểu xem KH có xảo thuật hay mánh khóe j k? tài sản theo bạn nói tuy tốt, nhg với hso như thế này, nếu đưa lên Hội đồng, gần như nắm chắc faill
 
Dùng phương pháp quản lý tiền vào hàng ra nhé. Khi mình phát hành bảo lãnh thì lấy toàn bộ sim thẻ của khách hàng về kho của ngân hàng. Các đại lý của khách hàng đến nộp tiền vào tk khách hàng thì mình phong tỏa lại rồi mới xuất sim thẻ cho khách hàng. Các chương trình sim thẻ cuối năm của Viettel đều làm như vậy!
 
Tư vấn này giống thầy bói xem voi quá :)) ...cầm hồ sơ nhiều khi còn vất vả nữa là k thấy gì + chưa nói chuyện với KH sao biết được họ là người thế nào. Tuy nhiên mình cũng gợi ý 1 số cài cho bạn tham khảo:
1. Đối với DN thẻ cào ở tầm Đại lý cấp 1 thì doanh thu 350 tỷ/năm không phải lớn và bất hợp lý. Và doanh thu này thì tỷ trọng của thẻ cào , xăng dầu, gạo là bao nhiêu?
2. Bạn đánh giá lại nhu cầu vốn của KH. Nếu cấp HM thì bạn chỉ giải ngân từng phương án kinh doanh cụ thể. Ví dụ: thu mua gạo để xuất khấu và ràng các điều kiện về bộ chứng từ hàng xuất, tiền về tài khoản NH, tài trợ đơn hàng nhỏ để đánh giá KH trước....
3. Bạn cần thẩm định kỹ và nhiều hơn về cá nhân ông chủ Cty.
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,577
Số bình luận
528,088
Tổng số thành viên
351,502
Thành viên mới nhất
dagathomocam
Back
Bên trên