Những điểm lưu ý khi nhận TSBĐ

hoangthaik45h

Verified Banker
Hi cả nhà,


Mình nhận thấy hiện nay nhiều ngân hàng có quan điểm “quan trọng là phương án kinh doanh, là nguồn trả nợ của khách hàng chứ không phải là TSBĐ, bước đường cùng mới phải xử lý TSBĐ và khi đó thì mệt mỏi vô cùng” Bản thân mình cũng có quan điểm như vậy nhưng ai đó cũng từng nói với mình rằng “TSBĐ nó là “tóc” là cái để khách hàng có muốn chạy thì mình vẫn cầm được “tóc”” :D bởi thế cũng không thể phủ nhận tầm quan trọng rất lớn của TSBĐ.


Để tránh trường hợp chúng ta cầm phải “tóc giả” và khách hàng vẫn chạy được :D “Tóc giả” ở đây có thể là do sơ suất của chuyên viên trong quy trình tín dụng dẫn đến “tóc thật” nhưng không xử lý được TSBĐ, có thể “tóc” là “hàng giả, hàng nhái” nhưng lại được gắn mác “hàng thật” :D


Cả nhà cùng thảo luận chia sẻ những kinh nghiệm về nhận TSBĐ để tránh trường hợp một ngày đẹp trời khách hàng chạy mất còn mình chỉ cầm được bộ “tóc giả” nhé! :D
 
theo mình thì trường hợp 1: Phải xem xem khi bà A mất thì cái bìa đỏ đã được lập chưa,nếu lập rồi thì phải xin thêm cái di chúc của bà mẹ(nếu ko có di chúc thì các anh chị em của ông A đều phải đến ký); T/h sổ đỏ lập sau khi bà A mất thì ko cần bà mẹ. Còn ông bố bị lãng tai thì tức là bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, cái này để cho chắc thì nên làm một cái bản cam kết của gia đình ông A (lúc đi ký có kèm bên công chứng) xác nhận về tình trạng của ông A - tránh trường hợp để ông A ký mà khi ra tòa khách hàng lại bảo ông ký khi ko đủ năng lực hành vi và do bên NH lừa ký thì lại phiền. Ngoài ra thì còn cần thêm giấy đăng ký kết hôn của vợ chồng ông A, các con trên 15 tuổi, những người có tên trên sổ hộ khẩu của ông A thời điểm thời điểm khi lập sổ đỏ (kể cả lập sổ đỏ rồi mà sau đó chuyển khẩu vẫn phải đến)đều phải ký vào HĐTC.
 
Hiện tại các NH tách riêng QHKH vs Định giá để tránh rủi ro đạo đức nghề nghiệp.
Mình làm QHKH nhưng cũng học ké được vài kinh nghiệm :
- Xem trích lục bản đồ, đối chiếu bản gốc, hỏi thêm người dân xung quanh
- Tham khảo giá đất khu vực, tìm hiểu về quy hoạch chung của TP, tính thanh khoản của BĐS.
- Tránh nhận nhà ngõ đâm vào, cạnh nghĩa trang, "tóp hậu" :D
 
1. Về nhà trên đất mà chưa có chứng nhận sở hữu (trên GCN) dù đã có giấy phép xây dựng, hoàn công: một số ngân hàng vẫn chấp nhận và cộng cả giá trị của nhà vào tổng giá trị tài sản thế chấp, tuy nhiên gặp một vấn đề là khi đi đăng kí thế chấp tại một số Ủy ban thì họ không chấp nhận việc này, chỉ chấp nhận quyền sử dụng đất (cái mà có trong GCN), đó là lí do tại sao họ yêu cầu Biên bản thỏa thuận giá để check xem tổng giá trị có gồm giá nhà không.
Ở ngân hàng em thì hoặc là lập hợp đồng thế chấp song phương cái nhà đấy, hoặc là cam kết thế chấp phần diện tích chưa hợp lệ đi kèm với hợp đồng thế chấp công chứng.
2. Còn vấn đề những ai kí trong hợp đồng thế chấp đối với hộ gia đình. Theo e biết thì chưa có quy định rõ ràng liên quan đến thời điểm làm GCN hay thời điểm thế chấp có những ai có mặt trong hộ khẩu, cái này lại tùy theo cơ quan công chứng yêu cầu thế nào thì làm thế thôi :)
 
Các bạn xử lý thế nào nếu tài sản của Hộ ông A là người vay vốn nhưng trong Sổ hộ khẩu của ông A thì mẹ ông A đã mất nhưng không đính chính trong bìa đỏ và khi đến thẩm định thì chỉ gặp bố ông A bị lãng tai? Làm thế nào ký tài sản cả hộ gia đình? Tài sản nhớ là mang tên Hộ gia đình người vay nhé

- - - Updated - - -

Còn 1 trường hợp nữa là tài sản mang trên hộ ông B, Ông B là 1 thành viên trong SHK của ông A (Bố đẻ ông B), Ông A đã mất. Theo quy định tài sản này tất cả thành viên hộ gia đình đều ký đó. Cách xử lý thế nào?

1. Mẹ ông A đã mất mà không có di chúc thì phần tài sản của mẹ ông A sẽ được chia đều cho những người thừa kế theo Luật Thừa kế, cụ thể là bố ông A, và các con của mẹ ông A (kể cả không có tên trong hộ khẩu).
Như vậy, khi công chứng thế chấp, nếu làm đúng thì phải có đủ ý kiến của tất cả các người có quyền và nghĩa vụ liên quan, bao gồm: Tất cả các thành viên đủ 15 tuổi trở lên hiện có tên trong sổ hộ khẩu, tất cả các con của mẹ ông A (kể cả không có tên trong sổ hộ khẩu).
Đối với trường hợp của bố ông A bị lãng tai, sẽ do công chứng viên xác định xem Bố ông A có đủ năng lực hành vi dân sự tại thời điểm kí kết hay không. Tránh trường hợp rủi ro khi ra Tòa, họ phản pháo nói Bố ông A bị lừa, ép ký.

2. Trường hợp tài sản này cũng tương tự. Tài sản sẽ được xem xét phân chia theo Luật Thừa kế tại thời điểm bố ông B mất. Tất cả những người có quyền và nghĩa vụ liên quan sẽ phải ký hợp đồng công chứng.

Trên thực tế, việc nhận tài sản là đất đứng tên Hộ gia đình mang rất nhiều rủi ro, vì nó bị điều chỉnh chằng chéo giữa nhiều Luật khác nhau, và cũng rất rắc rối khi nhận tài sản. Riêng ở chỗ mình, mình đã không cho anh em nhận tài sản là đất đứng tên Hộ gia đình từ lâu rồi, để tránh các rắc rối và rủi ro. Còn trường hợp muốn nhận, phải yêu cầu khách hàng đi đính chính lại sổ, chuyển từ tài sản Hộ gia đình sang tài sản cá nhân.
 
Nhưng tại địa bàn tỉnh mình thì đa số bìa đỏ mang tên hộ gia đình và rất ít tài sản mang tên cá nhân.Việc tài sản ghi sử dụng riêng của cá nhân thường các thành phố phát sinh nhiều.
 
Em cũng có trường hợp như vậy :

KH vay là ông A, nhưng TSBĐ thuộc về chị Ông A

Vấn đềlà : ông A và chị ông A không cùng họ không cùng hộ khẩu, (nhưng có giấy xác nhận anh em ruột của UBND địa phương, theo giải thích của ông A là "Ba của ông A đi lính về rồi đổi họ")

- Nếu nhận TSBĐ như vậy thì gặp rủi ro như thế nào? mong các anh chị đi trước cho ý kiến giúp.
 
Em cũng có trường hợp như vậy :

KH vay là ông A, nhưng TSBĐ thuộc về chị Ông A

Vấn đềlà : ông A và chị ông A không cùng họ không cùng hộ khẩu, (nhưng có giấy xác nhận anh em ruột của UBND địa phương, theo giải thích của ông A là "Ba của ông A đi lính về rồi đổi họ")

- Nếu nhận TSBĐ như vậy thì gặp rủi ro như thế nào? mong các anh chị đi trước cho ý kiến giúp.

Miễn là có xác nhận của chính quyền địa phương thì còn lăn tăn gì nữa hả em? :))

Chuyện mà anh em trong gia đình khác họ nhau là bình thường mà, mấy cái chuyện này anh gặp hoài.

Vả lại khi đã thế chấp cho ngân hàng, thực hiện đầy đủ các thủ tục đăng ký GDBĐ rồi thì bà con họ hàng hay là người dưng cũng xử lý như nhau thôi.
 
Em cũng có trường hợp như vậy :

KH vay là ông A, nhưng TSBĐ thuộc về chị Ông A

Vấn đềlà : ông A và chị ông A không cùng họ không cùng hộ khẩu, (nhưng có giấy xác nhận anh em ruột của UBND địa phương, theo giải thích của ông A là "Ba của ông A đi lính về rồi đổi họ")

- Nếu nhận TSBĐ như vậy thì gặp rủi ro như thế nào? mong các anh chị đi trước cho ý kiến giúp.

Nếu bạn ko xác định đc rõ mối quan hệ thì có thể coi như là bên thứ 3 và giảm tỷ lệ cho vay xuống thôi :D. Chú ý là ký HĐTC từng lần thôi (Nếu ký khung sau này bên chủ sở hữu tài sản họ bảo chỉ cho vay món này chứ ko cho vay món sau)
 
Back
Bên trên