xaunhucongau
Thành viên
Trên thực tế dựa vào kinh nghiệm là chút yếu, nếu học và tìm hiểu kỹ tất cả về mặt pháp lý, trải nghiệm thực tế thì đều phát hiện được. Mình không học tài chính ngân hàng, không kế toán, không ngành kinh tế, với 2 năm kinh nghiệm nhỏ trong lĩnh vực tín dụng nhưng tự tin nhận biết gần hết các dấu hiệu rủi ro kể cả doanh nghiệp và cá nhân mặc dù mình chỉ làm cá nhân. Vẫn đề cần thiết là nhận diện rủi ro được đến đâu, và có "cho qua" hay không hay tỷ lệ rủi ro ở mức nào. Nếu làm hồ sơ "thoải mái" kiểu gì cũng làm được, nhưng lương tâm và đạo đức nghề nghiệp ở mức nào? Khi phân tích rủi ro tín dụng, thẩm định tài sản, phân tích và thẩm định đề xuất cấp tín dụng đến khâu đòi nợ, xử lý nợ và thu nợ đều trải qua thì xử lý công việc sẽ tốt hơn. Trên thực tế, khi thẩm định hay cấp tín dụng cho một khách hàng thì phần lớn dựa vào một chút cảm tính, một chút phán đoán ví dụ: khi thẩm định tài sản về mặt ước tính giá trị, thông tin quy hoạch, giá trị chuyển nhượng thực tế theo thị trường... bạn đã ước tính được giá trị tài sản là bao nhiêu mà không cần phải áp dụng pp theo quy định của NH, nhẩm tính tỷ lệ cho vay được bao nhiêu? Rủi ro nhận diện là khi thế chấp có được hay ko? Bán và xử lý tài sản ở mức độ nào? Về mặt cho vay thì muôn hình vạn trạng từ hồ sơ binh bùa lương, hợp đồng lao động, sao kê tài khoản, báo cáo tài chính báo cáo nội bộ, v...v... Rất nhiều thứ khác nữa mình ko tiện nêu, thái độ hợp tác của khách hàng, họ có thể trả nợ tốt nhưng vướng mắc những việc ngoài lề như tai nạn, làm ăn ko theo thị trường, tranh chấp... mình ko biết tự tin hay không nhưng những hồ sơ "ảo" cỡ nào đi chăng nữa đều có thể biết vì cách thẩm định và hỏi như thế nào, khi file bùa binh thường có những yếu tố rất quan trọng mà người bùa và binh không bao giờ biết trừ khi họ đã gặp và đụng. Vấn đề có cho qua hay không, hay là vì cái gì đó mà cho qua. Đến khâu xử lý các vấn đề phát sinh..