Nghệ thuật giới thiệu bản thân trong phỏng vấn !!

Tất cả các câu hỏi đều phải cố gắng giới thiệu bản thân nếu như nhà tuyển dụng không hỏi thẳng thôi . Đó là do bạn ứng biến như thế nào thôi ^^
 
theo mình thấy thì điều quan trọng nhất vẫn là phải bình tĩnh và tự tin, tiếp đo là mình phải có đủ kiến thức liên quan tới vị trí mình ứng tuyển. và nữa là phải chuẩn bị thật kỹ lưỡng trước và đưa ra mọi tình huống có thể xảy ra. vì nhà tuyển dụng không hởi quá khó và quá rắc rối đâu. phỏng vấn chủ yếu klaf để họ nhìn đc con người mình thui. hãy thể hiện chính bản thân là ok ngay. gôd luck
 
cảm ơn bạn rất nhiều. Bài viết rất có ý nghĩa
Mình là dân nhân sự chứ không phải dân ngân hàng nên có vài ý kiến :
- Thứ nhất : Tùy xem đối tượng, hoàn cảnh PV mình là gì mà trả lời ( mỗi ngành nghề có 1 phong cách rất riêng và mỗi vị trí có cách trả lời khác nhau )
Vd : Giới thiệu bản thân mình như thế nào ?
+ nếu bạn là ứng viên nhân viên tín dụng sẽ khác với ứng viên nhân viên giao dịch.
+ nếu cấp phỏng vấn thuộc lãnh đạo cấp cao thì thường họ muốn câu trả lời mang theo hơi hướng tầm nhìn hơn là chi tiết ; nhưng nếu cấp phỏng vấn là các sếp chuyên môn thì càng thể hiện kĩ năng lại càng ăn điểm.
- Thứ hai : cần có bài tủ và bài chế . Nghĩa là : Bài tủ là sở trường của mình , đã được tính toán và luyện tập kĩ càng; bài chế : cái này cũng có thể gọi là tùy cơ ứng biến nhưng mình thì thích gọi là kĩ năng ứng phó, ( thường có sườn trả lời chuẩn bị trước và ráp vào câu hỏi mới để có khả năng không bị động )
- Thứ ba : Sự chủ động tạo không gian . Trong cuộc PV, nếu mình nắm vững và biến cuộc PV này thành cuộc trao đổi thì khả năng thành công sẽ rất cao. Rất nhiều nhà PV chờ đợi ứng viên điều này.
Các vấn đề khác sẽ được bàn tiếp trong thời gian sau.
 
Mình sẽ nói tiếp về vấn đề này, mong các bạn ủng hộ. Tất nhiên là dựa trên tiêu chí của nhà tuyển dụng chứ không phải là bên ngân hàng riêng rẽ như vậy, nhưng những tư vấn của mình dành cho bạn bè thấy có khả thi và đạt hiệu quả cao.

Mô hình PV : 2 đối tượng chính : Người PV (A) - Người được PV (B) - Ngân hàng (C)
Lưu ý : Có khả năng A không thuộc C.
Mục tiêu của A : lựa chọn chính xác B cho C
Mục tiêu cua B : mong muốn được vào C
Cung hòa hợp với cầu => lựa chọn.
Nếu trường hợp B không thấy A hỏi gì thêm
=> có khả năng : A muốn B tự thể hiện, hoặc chính A cũng đang phân vân ( cuộc PV không thú vị hoặc 1 điều gì đó tác động ...)
B cần gợi mở ( bằng động thái :mắt và nên tập trung vào mắt trước ) sau đó mới dùng lời nói ( có thể giải thích thêm cho câu trả lời trước hoặc hỏi thêm, nói thêm về những gì mình có thể làm và gợi mở nhu cầu có thể hiểu biết về C...). Tuy nhiên, B cũng cần suy xét nhanh câu trả lời trước có bị hớ gì không,có thể đính chính.Lưu ý : suy nghĩ nhanh nhưng trả lời từ tốn rành mạch.

---------- Post added 12-02-2012 at 11:54 AM ----------

Đối với 1 số vị trí cần khả năng giao tiếp thì gần như nếu B không tự biên tự diễn được thì gần như thất bại rất cao.Do vậy, chúng ta cần chú ý đến A qua những hình thái ( khuôn mặt, cử chỉ,...chỉ cần 1 khác biệt nhỏ có thể cho B biết B có được ủng hộ hay không), nhưng nên nhớ đây là cuộc chơi mà B không được hạ thấp mình , nếu có những câu trả lời theo kiểu ( bạn nhận mức lương như thế này được không ? => B : dạ, cũng được => fail - mình từng chấm mấy bạn này fail hết dù nhiều câu khác rất hay )
 
Các bạn có thể cho một bài cụ thể về giới thiệu bản thân để làm ví dụ minh họa không? Cứ ngồi đọc lý thuyết suông thế này thì cũng khó mà hình dung ra được :(
 
đứng trước các nhà lãnh đạo để nói chuyện thì rất bình thường
nhưng để phỏng vấn thì..........:-ss:-ss:-ss
 
Back
Bên trên