binhminhcodon
Verified Banker
Khi bạn bắt đầu giới thiệu về bản thân, cũng là lúc nhà tuyển dụng chuẩn bị cho các câu hỏi tiếp dựa trên phần trả lời của bạn. Bởi vậy, chuẩn bị cho một câu trả lời thông minh sẽ là giải pháp hiệu quả giúp bạn chủ động hơn trong cuộc phỏng vấn.
Nhà tuyển dụng muốn nghe gì ở bạn?
Bạn nên thể hiện như thế nào?
Nhà tuyển dụng muốn nghe gì ở bạn?
- Một phần giới thiệu ngắn gọn về quá trình học tập và kinh nghiệm làm việc.
- Những điểm mạnh của bản thân có liên quan đến vị trí công việc mà bạn đang phỏng vấn.
- Thành quả bạn đã đạt được trong công việc trước đó, và sự hiểu biết của bạn về những nhiệm vụ bạn sẽ phải làm ở vị trí công việc sắp tới, cùng với bản ghi nhận thành tích cá nhân.
- Cách bạn nhìn nhận về sự đóng góp của bản thân với công việc mà bạn đang hướng đến.
Bạn nên thể hiện như thế nào?
- Hãy trả lời câu hỏi của mình một cách ngắn gọn. Không ít hơn 60 giây những cũng đừng quá 2 phút. Bạn nên nhớ đây chỉ là câu hỏi để mở đầu cuộc phỏng vấn, bởi vậy bạn hoàn toàn có cơ hội thể hiện bản thân ở các câu hỏi tiếp theo.
- Để chuẩn bị tốt hơn cho câu trả lời của mình, bạn hãy chuẩn bị trước và tập luyện kĩ càng cho đến khi phần trả lời của bạn trở nên hoàn toàn tự nhiên và hoàn chỉnh.
- Ngoài ra, ngôn ngữ cơ thể của bạn cũng đóng vai trò quan trọng vì các nhà tuyển dụng sẽ không dừng lại ở việc nghe câu trả lời mà còn đánh giá bạn qua những đường nét cơ thể. Một ánh mắt chân thành, một dáng ngồi vững chãi, một giọng nói thiện cảm sẽ để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp.
- Câu trả lời của bạn nên nhấn mạnh vào những ưu điểm của bản thân như sự thông minh, lòng nhiệt tình, tự tin và sự chuyên nghiệp.
- Khi trả lời câu hỏi, bạn hãy thể hiện bằng thái độ tích cực và khiêm tốn, tránh thái độ tiêu cực, tự mãn hoặc khoe khoang hay khoác lác.
- Nếu bạn đã từng xem các cuộc phỏng vấn của một chính trị gia hoặc một nhà chuyên môn trên TV hoặc radio, bạn sẽ thấy rằng hầu hết các câu trả lời của họ đều có lối mở đầu khá giống nhau, ví dụ “Tôi cho rằng đây quả là một câu hỏi thú vị”, và sau đó bạn có thể khéo léo trả lời câu hỏi của mình.
- Sau khi kết thúc câu trả lời, bạn hãy lịch sự chờ đợi câu hỏi tiếp theo từ nhà tuyển dụng và hãy chủ động cuộc phỏng vấn của mình.
Theo dantri
Mình là dân nhân sự chứ không phải dân ngân hàng nên có vài ý kiến :
- Thứ nhất : Tùy xem đối tượng, hoàn cảnh PV mình là gì mà trả lời ( mỗi ngành nghề có 1 phong cách rất riêng và mỗi vị trí có cách trả lời khác nhau )
Vd : Giới thiệu bản thân mình như thế nào ?
+ nếu bạn là ứng viên nhân viên tín dụng sẽ khác với ứng viên nhân viên giao dịch.
+ nếu cấp phỏng vấn thuộc lãnh đạo cấp cao thì thường họ muốn câu trả lời mang theo hơi hướng tầm nhìn hơn là chi tiết ; nhưng nếu cấp phỏng vấn là các sếp chuyên môn thì càng thể hiện kĩ năng lại càng ăn điểm.
- Thứ hai : cần có bài tủ và bài chế . Nghĩa là : Bài tủ là sở trường của mình , đã được tính toán và luyện tập kĩ càng; bài chế : cái này cũng có thể gọi là tùy cơ ứng biến nhưng mình thì thích gọi là kĩ năng ứng phó, ( thường có sườn trả lời chuẩn bị trước và ráp vào câu hỏi mới để có khả năng không bị động )
- Thứ ba : Sự chủ động tạo không gian . Trong cuộc PV, nếu mình nắm vững và biến cuộc PV này thành cuộc trao đổi thì khả năng thành công sẽ rất cao. Rất nhiều nhà PV chờ đợi ứng viên điều này.
Các vấn đề khác sẽ được bàn tiếp trong thời gian sau.
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành: