Naliah
Verified Banker
Tiếp
Sang tới VP là mình đã sang cái Bank thứ 4 trong sự nghiệp, tính là bank thứ 4 thôi, nhưng thời gian công tác liên tục thì mình chỉ tính từ lúc vào ACB, chứ không tính lúc còn ở Sacombank nữa mặc dù đấy mới là lúc tạo nên nền tảng về các cơ hội xin việc sau này của mình. Là người cũng thực dụng, khi mình vào NH Sacom thời bấy giờ, việc đầu tiên mình làm khi mà có cơ hội là lưu giữ ngay một bản tài liệu làm việc về tín dụng cho riêng mình, hồi đó CN nhỏ nên còn không có máy photo copy, nên xếp đưa tài liệu cho là phải ra hàng bên cạnh cơ quan để photo nhờ. Mình luôn bảo tay photo là photo cho mình thêm 1 bản nữa để mình cho cặp cầm về, thế là có một bộ tài liệu gần như hoàn chỉnh về Chính sách, quy trình để ở nhà ( sau này chính bộ tài liệu này giúp cho bà xã mình thì Ngân hàng Sacom năm đó đỗ). Mình ở CN, không kịp đi học khóa đào tạo nào của Sacom cả, tuy nhiên cũng là may mắn vì thế nên tài liệu mình tiếp cận được khá là nhiều và đa dạng, chứ nếu là đi học nghiệp vụ thì chỉ được tiếp xúc tài liệu đào tạo thường hạn chế và cũ kỹ. Các bạn mà mới đi làm hoặc kể cả đang đi làm nên có thói quen tạo một bộ tài liệu riêng cho mình bằng cách thu thập để vào usb hoặc photo thành tập để nhà cũng được, nó sẽ giúp bạn thấy rằng bạn đã thu thập được bao nhiêu kiến thức ngân hang từ ngày đi làm. Mình qua 4 ngân hàng, dĩ nhiên kho tài liệu cũng không nhỏ, với đầy đủ sách vở của ACB (đến 2010), Sacom (trước 2006), tài liệu đào tạo tín dụng của VIB (2010,2011) và một số tài liệu về cả tín dụng lẫn giao dịch của VP(dến 2012). Dĩ nhiên đó vừa là kỷ niệm, vừa chính là kho kiến thức của bản thân. Mình vẫn nhớ lời anh xếp của mình ở VP khi anh ta hỏi, em mang theo gì sau khi rời khỏi ngân hàng cũ, tất nhiên còn gì nữa ngoài kiến thức, năng lực làm việc đã được khẳng định, và một điều mà các lãnh đạo tuyển mình sẽ không nói ra nhưng ai cũng mong muốn, đó là mình sẽ mang theo những kiến thức mà tại đơn vị mình làm việc còn thiếu, còn chưa chuẩn, còn có thể khác biệt cần thiết để hoàn thiện hơn, đầy đủ hơn cho đơn vị mới, dĩ nhiên khi có một kho tài liệu nho nhỏ cho cá nhân, bạn sẽ có cơ sở kiến thức để vận dụng hoàn hảo sau này.
Dĩ nhiên là để tránh tình trạng nhân viên lấy thông tin, thì các ngân hang gần đây thường làm là lưu dữ liệu trên máy tính, và ở trong các ổ, hoặc kho tài liệu web không in không down được (bị chặn). Tuy nhiên cho tới thời điểm này, kể cả ACB với hệ thống tài liệu và kho tài liệu lớn và khả năng chặn download tương đối hoàn hảo so với các ngân hàng khác ra, mình vẫn có thể thu thập được tài liệu như ý muốn khi cần. Nói chung thu thập là một chuyện, vận dụng là một chuyện khác, chuyện thu thập chỉ là một vấn đề nhỏ để tạo kiến thức cho mình thôi. Quan trọng nhất mà mình thấy vẫn là việc trải qua công việc thực tế, khi đó, bạn chả cần phải đọc, phải nhớ mà công việc đã là việc bạn phải làm hang ngày, nó tự ăn vào tiềm thức, tâm trí bạn, và đó chính là cái tạo nên style làm việc của các bạn.
Nói về đào tạo một chút: mình vẫn nhớ là nếu như ở nước ngoài, một ông giám đốc chi nhánh Ngân Hàng hoàn hảo phải là một người được trải qua làm việc tại tất cả các bộ phận nghiệp vụ trước khi được bổ nhiệm chức danh. Quả thực đó là một công việc chính xác về những gì mà một người lãnh đạo trong ngân hàng phải làm, anh phải biết tất cả nghiệp vụ NH của mình, để anh luôn có nhưng thao tác cần thiết và chính xác để kiểm soát tất cả hoạt động của bên dưới. Điều này tất nhiên không thể có ở VN thời điểm này, hầu hết lãnh đạo các đơn vị NH đều thường chỉ có 1 mảng là Tín dụng hoặc kế toán và mảng còn lại là của một phó lãnh đạo khác quản lý. Ở ACB nếu mình không nhầm, họ khắc phục bằng cách yêu cầu các cán bộ trước khi lên lãnh đạo phải qua đào tạo tại TTĐT các mảng nghiệp vụ đầy đủ, và phải đạt chứng chỉ nội bộ (thi trượt thì thi lại cho đến lúc đỗ) về nghiệp vụ, và các chứng chỉ về Quản lý do nội bộ đào tạo, rùi làm qua thời gian Quản Trị viên tập sự ( khoảng hơn 6 tháng) rùi mới được bổ nhiệm làm GĐ PGD trở lên. Mình nhớ không nhầm là bên Sacom cũng áp dụng tương tự thì phải. ACB là đơn vị mình thấy cho tới thời điểm này họ đi trước về sự đầu tư chiến lược rất nhiều so với các NH khác, tầm nhìn của họ khá xa về một hệ thống làm việc NH chuyên nghiệp, và hệ thống quản lý cùng phần mềm đi kèm gần như phục vụ hoàn hảo cho công tác NH. Các NH khác như VIB, VP khi mình sang, nhân viên chỉ được trang bị kiến thức cơ bản và rất nhanh bằng các lớp học ngắn (mặc dù họ cũng đã có trung tâm đào tạo), tuy nhiên qua việc trực tiếp học cùng (vì mình được đào tạo lại ở cả 2 đơn vị này), mình thấy hệ thống chất lượng đào tạo chưa tốt, nội dung đào tạo còn ít và chỉ chú trọng việc làm ngay các nghiệp vụ chính. (dù sao thì đó là quan điểm của mình, có những bạn đã được VP, VIB đào tạo rùi thì cũng đừng ném đá mình nhé, vì quả thực đó là mình so sánh trên quan điểm khách quan thôi), tất nhiên là VP và VIB thì có thực hiện việc đào tạo xen kẽ liên tục về sau này, nhưng thường thì các lúc này nhân viên thích học thì tham gia chứ không phải là bắt buộc. Vả lại mình thấy thường nhân viên đi học cho có chứ cá nhân người học cũng ít chú trọng tới chất lượng mà mình thu được. (Quay lại vấn đề chất lượng là bởi lúc kiểm tra, người đào tạo thường chỉ cần học viên làm được trên 50% bài kiểm tra là xong, chứ không bắt buộc điểm tối thiểu như ACB yêu cầu là trên 70% và phải thi lại ngay khi không đạt yêu cầu). Ở ACB, mỗi lãnh đạo đơn vị luôn có chỉ tiêu đi giảng trong năm bao nhiêu tiết, có lương giảng dạy, điều này khuyến khích các lãnh đạo đơn vị đi truyền đạt kinh nghiệm cho các lứa nhân viên rất tốt, đi kèm với đó là chế độ tuyển giảng viên chuyên trách từ nhân viên nghiệp vụ giỏi lên, để đào tạo cơ bản tốt bằng những người giảng dạy đã làm qua thực tế trong ngân hàng. Tại VP và VIB cũng có làm điều này nhưng trên quy mô hẹp hơn hoặc chưa giống như theo cảm nhận của tôi (có lẽ vì tôi ít bị đi học nghiệp vụ ở đây). Ai có ý kiến gì về cái đào tạo này thì chia sẻ nhé, quan điểm cá nhân luôn khó mà giống ý kiến đa số được mà.
(còn tiếp)
Sang tới VP là mình đã sang cái Bank thứ 4 trong sự nghiệp, tính là bank thứ 4 thôi, nhưng thời gian công tác liên tục thì mình chỉ tính từ lúc vào ACB, chứ không tính lúc còn ở Sacombank nữa mặc dù đấy mới là lúc tạo nên nền tảng về các cơ hội xin việc sau này của mình. Là người cũng thực dụng, khi mình vào NH Sacom thời bấy giờ, việc đầu tiên mình làm khi mà có cơ hội là lưu giữ ngay một bản tài liệu làm việc về tín dụng cho riêng mình, hồi đó CN nhỏ nên còn không có máy photo copy, nên xếp đưa tài liệu cho là phải ra hàng bên cạnh cơ quan để photo nhờ. Mình luôn bảo tay photo là photo cho mình thêm 1 bản nữa để mình cho cặp cầm về, thế là có một bộ tài liệu gần như hoàn chỉnh về Chính sách, quy trình để ở nhà ( sau này chính bộ tài liệu này giúp cho bà xã mình thì Ngân hàng Sacom năm đó đỗ). Mình ở CN, không kịp đi học khóa đào tạo nào của Sacom cả, tuy nhiên cũng là may mắn vì thế nên tài liệu mình tiếp cận được khá là nhiều và đa dạng, chứ nếu là đi học nghiệp vụ thì chỉ được tiếp xúc tài liệu đào tạo thường hạn chế và cũ kỹ. Các bạn mà mới đi làm hoặc kể cả đang đi làm nên có thói quen tạo một bộ tài liệu riêng cho mình bằng cách thu thập để vào usb hoặc photo thành tập để nhà cũng được, nó sẽ giúp bạn thấy rằng bạn đã thu thập được bao nhiêu kiến thức ngân hang từ ngày đi làm. Mình qua 4 ngân hàng, dĩ nhiên kho tài liệu cũng không nhỏ, với đầy đủ sách vở của ACB (đến 2010), Sacom (trước 2006), tài liệu đào tạo tín dụng của VIB (2010,2011) và một số tài liệu về cả tín dụng lẫn giao dịch của VP(dến 2012). Dĩ nhiên đó vừa là kỷ niệm, vừa chính là kho kiến thức của bản thân. Mình vẫn nhớ lời anh xếp của mình ở VP khi anh ta hỏi, em mang theo gì sau khi rời khỏi ngân hàng cũ, tất nhiên còn gì nữa ngoài kiến thức, năng lực làm việc đã được khẳng định, và một điều mà các lãnh đạo tuyển mình sẽ không nói ra nhưng ai cũng mong muốn, đó là mình sẽ mang theo những kiến thức mà tại đơn vị mình làm việc còn thiếu, còn chưa chuẩn, còn có thể khác biệt cần thiết để hoàn thiện hơn, đầy đủ hơn cho đơn vị mới, dĩ nhiên khi có một kho tài liệu nho nhỏ cho cá nhân, bạn sẽ có cơ sở kiến thức để vận dụng hoàn hảo sau này.
Dĩ nhiên là để tránh tình trạng nhân viên lấy thông tin, thì các ngân hang gần đây thường làm là lưu dữ liệu trên máy tính, và ở trong các ổ, hoặc kho tài liệu web không in không down được (bị chặn). Tuy nhiên cho tới thời điểm này, kể cả ACB với hệ thống tài liệu và kho tài liệu lớn và khả năng chặn download tương đối hoàn hảo so với các ngân hàng khác ra, mình vẫn có thể thu thập được tài liệu như ý muốn khi cần. Nói chung thu thập là một chuyện, vận dụng là một chuyện khác, chuyện thu thập chỉ là một vấn đề nhỏ để tạo kiến thức cho mình thôi. Quan trọng nhất mà mình thấy vẫn là việc trải qua công việc thực tế, khi đó, bạn chả cần phải đọc, phải nhớ mà công việc đã là việc bạn phải làm hang ngày, nó tự ăn vào tiềm thức, tâm trí bạn, và đó chính là cái tạo nên style làm việc của các bạn.
Nói về đào tạo một chút: mình vẫn nhớ là nếu như ở nước ngoài, một ông giám đốc chi nhánh Ngân Hàng hoàn hảo phải là một người được trải qua làm việc tại tất cả các bộ phận nghiệp vụ trước khi được bổ nhiệm chức danh. Quả thực đó là một công việc chính xác về những gì mà một người lãnh đạo trong ngân hàng phải làm, anh phải biết tất cả nghiệp vụ NH của mình, để anh luôn có nhưng thao tác cần thiết và chính xác để kiểm soát tất cả hoạt động của bên dưới. Điều này tất nhiên không thể có ở VN thời điểm này, hầu hết lãnh đạo các đơn vị NH đều thường chỉ có 1 mảng là Tín dụng hoặc kế toán và mảng còn lại là của một phó lãnh đạo khác quản lý. Ở ACB nếu mình không nhầm, họ khắc phục bằng cách yêu cầu các cán bộ trước khi lên lãnh đạo phải qua đào tạo tại TTĐT các mảng nghiệp vụ đầy đủ, và phải đạt chứng chỉ nội bộ (thi trượt thì thi lại cho đến lúc đỗ) về nghiệp vụ, và các chứng chỉ về Quản lý do nội bộ đào tạo, rùi làm qua thời gian Quản Trị viên tập sự ( khoảng hơn 6 tháng) rùi mới được bổ nhiệm làm GĐ PGD trở lên. Mình nhớ không nhầm là bên Sacom cũng áp dụng tương tự thì phải. ACB là đơn vị mình thấy cho tới thời điểm này họ đi trước về sự đầu tư chiến lược rất nhiều so với các NH khác, tầm nhìn của họ khá xa về một hệ thống làm việc NH chuyên nghiệp, và hệ thống quản lý cùng phần mềm đi kèm gần như phục vụ hoàn hảo cho công tác NH. Các NH khác như VIB, VP khi mình sang, nhân viên chỉ được trang bị kiến thức cơ bản và rất nhanh bằng các lớp học ngắn (mặc dù họ cũng đã có trung tâm đào tạo), tuy nhiên qua việc trực tiếp học cùng (vì mình được đào tạo lại ở cả 2 đơn vị này), mình thấy hệ thống chất lượng đào tạo chưa tốt, nội dung đào tạo còn ít và chỉ chú trọng việc làm ngay các nghiệp vụ chính. (dù sao thì đó là quan điểm của mình, có những bạn đã được VP, VIB đào tạo rùi thì cũng đừng ném đá mình nhé, vì quả thực đó là mình so sánh trên quan điểm khách quan thôi), tất nhiên là VP và VIB thì có thực hiện việc đào tạo xen kẽ liên tục về sau này, nhưng thường thì các lúc này nhân viên thích học thì tham gia chứ không phải là bắt buộc. Vả lại mình thấy thường nhân viên đi học cho có chứ cá nhân người học cũng ít chú trọng tới chất lượng mà mình thu được. (Quay lại vấn đề chất lượng là bởi lúc kiểm tra, người đào tạo thường chỉ cần học viên làm được trên 50% bài kiểm tra là xong, chứ không bắt buộc điểm tối thiểu như ACB yêu cầu là trên 70% và phải thi lại ngay khi không đạt yêu cầu). Ở ACB, mỗi lãnh đạo đơn vị luôn có chỉ tiêu đi giảng trong năm bao nhiêu tiết, có lương giảng dạy, điều này khuyến khích các lãnh đạo đơn vị đi truyền đạt kinh nghiệm cho các lứa nhân viên rất tốt, đi kèm với đó là chế độ tuyển giảng viên chuyên trách từ nhân viên nghiệp vụ giỏi lên, để đào tạo cơ bản tốt bằng những người giảng dạy đã làm qua thực tế trong ngân hàng. Tại VP và VIB cũng có làm điều này nhưng trên quy mô hẹp hơn hoặc chưa giống như theo cảm nhận của tôi (có lẽ vì tôi ít bị đi học nghiệp vụ ở đây). Ai có ý kiến gì về cái đào tạo này thì chia sẻ nhé, quan điểm cá nhân luôn khó mà giống ý kiến đa số được mà.
(còn tiếp)