Hi
huethinh, về vấn đề bạn hỏi mình trả lời như sau:
Quy trình đầu tư trái phiếu cũng tương đối dài dòng. Trước tiên bạn cần hiểu rõ các quy định về TPDN: hiện tại cần đọc nghị định 90/2011/NĐ-CP về phát hành trái phiếu (phát hành riêng lẻ),nếu phát hành ra công chúng thì theo Luật chứng khoán. Nghị định 90/2011/NĐ-CP có văn bản hướng dẫn là Thông tư 211/2012/TT-bộ tài chính hướng dẫn Nghị định 90/2011/NĐ-CP về phát hành trái phiếu doanh nghiệp.
Đối với các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài còn chịu sự điều chỉnh của Thông tư số 28/2011/TT-NHNN ngày 01/09/2011 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc quy định việc tổ chức tín dụng; chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua trái phiếu doanh nghiệp.
Về quy trình, đối với các TCTD có thể tham khảo như sau:
1. Nhân viên ngân hàng tìm kiếm các đơn vị phát hành trái phiếu, hoặc có tin các đơn vị phát hành, căn cứ vào nhu cầu, kế hoạch của ngân hàng, nhân viên liên hệ với họ để có các thông tin về trái phiếu: tổ chức phát hành, khối lượng phát hành, ngày phát hành, kỳ hạn, lãi suất dự kiến,mục đích phát hành.....(tất cả thông tin về trái phiếu cần phải có, trong đó doanh nghiệp phát hành phải tuân thủ nghị định 90/2011/NĐ_CP- đủ điều kiện để phát hành, và tuân thủ thông tư 28/2011/TT-NHNN. Dựa trên đánh giá bước đầu, nếu phù hợp với định hướng, chính sách của ngân hàng thì nhân viên thực hiện bước tiếp theo.
2. Trên cơ sở các thông tin đã có, nhân viên ngân hàng/đơn vị kinh doanh lập tờ trình đầu tư và lập báo cáo phân tích, đánh giá trái phiếu và tổ chức phát hành trái phiếu. Tờ trình và báo cáo phân tích, đánh giá được chuyển cho các bộ phận liên quan như: tái thẩm định, quản lý rủi ro, quản lý tín dụng, pháp chế để tiến hành thẩm định/cho ý kiến, kiểm tra rủi ro và kiểm tra các hạn mức. Các đơn vị liên quan lập tờ trình và cho ý kiến độc lập với đề xuất của đơn vị trình. Nhân viên trình sau khi tập hợp đủ các ý kiến của các đơn vị liên quan sẽ gửi lên hội đồng tín dụng/cấp có thẩm quyền đề xuất đầu đầu tư và ý kiến của các đơn vị độc lập.
3. Cấp thẩm quyền căn cứ vào tờ trình, báo cáo phân tích và các báo cáo, tờ trình của các đơn vị liên quan sẽ ra quyết định đầu tư hay không?Nếu không đồng ý thì dừng lại, nếu đồng ý chuyển bước tiếp theo.
4. Nhân viên/đơn vị kinh doanh, căn cứ vào phê duyệt của cấp có thẩm quyền, tiến hành thương thảo với khách hàng các điều kiện điều khoản trái phiếu, các hợp đồng (lưu ý, giai đoạn này có pháp chế vào làm việc cùng để đảm bảo tính pháp lý). Sau khi các bên thống nhất, tiến hành ký kết hợp đồng và giải ngân. Các thủ tục tương đối nhiều, nếu có TSĐB cần phong tỏa, cầm cố, thế chấp và đăng ký giao dịch bảo đảm, lưu giữ hồ sơ. Sau khi giải ngân xong, phải theo dõi mục đích sử dụng vốn, theo dõi các điều khoản điều kiện trái phiếu, theo dõi tình hình doanh nghiệp, tình hình trả lãi...... và có báo cáo đánh giá định kỳ về doanh nghiệp phát hành.
Trường hợp phát hành không tuân thủ cam kết, yêu cầu doanh nghiệp thực hiện mua lại, hoặc tổ chức bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ thanh toán - nếu doanh nghiệp phát hành ko thanh toán được, hoặc xử lý tài sản đảm bảo, kiện cáo.....
Trường hợp nếu khách hàng tuân thủ các cam kết thì vẫn cần đánh giá thường xuyên, phát hiện các rủi ro có thể xảy ra để xử lý, khuyến nghị, có thể đề xuất bán trái phiếu trước khi chúng đáo hạn để hạn chế rủi ro.
Hoạt động theo dõi sau đầu tư cũng được tiến hành thường xuyên để hạn chế rủi ro cho ngân hàng.
Nếu cần một quy trình cụ thẻ có thể gửi email cho mình, mình gửi bạn một số quy trình của các bank.
Thông thường để làm một giao dịch mua trái phiếu cần khoảng 1 tháng, có thể dài hơn vì tính phức tạp, tính pháp lý, yếu tố nội bộ, và mức độ rủi ro của trái phiếu (số tiền mua trái phiếu thường lớn, món bình thường cũng 50 tỷ trở lên mới nên làm, ngoài ra, đã đầu tư thì thường một món khoảng 100-200 tỷ là bình thường).
Lưu ý hồ sơ, tài liệu về trái phiếu rất nhiều, cần kiểm tra đầy đủ, kỹ càng các điều kiện doanh nghiệp được phát hành, các điều khoản điều kiện trái phiếu, các hồ sơ pháp lý doanh nghiệp, hồ sơ phát hành trái phiếu,....