Khối Nguồn vốn của một ngân hàng thương mại làm những gì ?

Topic thực sự vô cùng có ý nghĩa, em đọc từ đầu tới cuối mà ko thể dời mắt.
Em cảm ơn các anh/chị ạ !
 
Đối với vị trí quản lý vốn nội bộ này, bạn tham khảo
1. Cơ chế quản lý vốn tập trung của BIDV và Eximbank, các ngân hàng bây giờ đều theo mô hình quản lý vốn tập trung này. (có link mediafire, down ko mất tín dụng)
http://ub.com.vn/threads/18117-Share-bai-viet-ve-FTP-tai-Eximbank-va-BIDV.html
2. Bạn sang box Liên Việt Tuyển dụng http://ub.com.vn/threads/21721-Lien...-bo-28-09-2012.html/page3?p=173726#post173726

Bạn sẽ thấy có nhiều comment tư vấn của chị Quỳnh Hồng (một người của LPB, mình ko tiện nêu chức danh), chị ấy có giải đáp một số thắc mắc của các bạn ứng viên.
cho e hỏi là sao e ấn vào link k đc chỉ thấy chuyển tiếp sang trang giới thiệu mà k có bài anh chị up ạ, e pải làm như nào mới xem đc ạ
 
em đang thi vào vị trí chuyên viên kinh doanh trái phiếu doanh nghiệp ở oceanbank. Anh daibang có thể chia sẻ cho em công việc cụ thể mà vị trí này cần phải làm và những điều em cần nắm được khi vào làm không. Cám ơn anh !
 
cho e hỏi là sao e ấn vào link k đc chỉ thấy chuyển tiếp sang trang giới thiệu mà k có bài anh chị up ạ, e pải làm như nào mới xem đc ạ
Cái này em phải hỏi admin của UB rồi.
Nếu ko em lên google search 2 luận văn trên với cụm từ khóa "Cơ chế quản lý vốn tập trung ở BIDV và Eximbank" hy vọng vẫn còn nhé.
 
Dạo này mới lang thang tìm vào đây. Cảm ơn các bạn vì thông tin hữu ích nhưng mà đọc thấy loạn hết cả đầu. Mình cũng đang dự định thi vào khối nvon của NH, tuy nhiên lại ko có kinh nghiệm cũng như kiến thức liên quan đến ngân hàng và khối này. Bh bắt đầu từ đâu đc ah? Xin mng cho lời khuyên. Cảm ơn mng nhiều
 
Hi, phuongbav, bộ phận hỗ trợ sau giao dịch có thể gọi tên khác như BO (back office), khối vận hành,…tùy thuộc vào từng ngân hàng. Mình thì có thói quan gọi là BO. BO có thể gồm BO tại Khối Nguồn vốn, BO tại kế toán, BO tại trung tâm thanh toán. Tương ứng BO tại các khối đó, người ta có thể chia thành BO FX, BO MM, BO chứng khoán. Tùy thuộc vào quy mô và mô hình của từng bank.

+ BO Nguồn vốn: thực hiện các công việc như: lập phiếu giao dịch (sau khi dealer thực hiện giao dịch), chuyển phiếu giao dịch cho lãnh đạo Khối Nguồn vốn ký duyệt, Khối QLRR-kiểm soát tính tuân thủ, Khối Kế toán- để hạch toán, Khối Thanh toán - để thực hiện điện xác nhận và chuyển tiền (nếu có), lập hợp đồng (nếu có), theo dõi và hoàn thành các công việc đã cam kết cho tới khi giao dịch hoàn tất, theo dõi và đối chiếu thông tin với các đơn vị liên quan và với khách hàng, lưu trữ chứng từ và lập báo cáo theo quy định.
+ BO kế toán: nhập dữ liệu vào hệ thống core, thực hiện hạch toán (khi giao dịch, khi hiệu lực, trong thời gian hiệu lực và khi tất toán) và lưu giữ chứng từ, thực hiện báo cáo và cung cấp số liệu khi có yêu cầu.
+ BO trung tâm thanh toán: thực hiện các điện xác nhận đi và nhận điện xác nhận đến (nếu có); thực hiện các điện chuyển đi và nhận các điện chuyển tiền đến (nếu có), lưu giữ chứng từ và báo cáo theo quy định. Đối với các điện, bạn cần hiểu rõ các điện swift như MT 320 (dùng trong MM, Bond), MT 300 (dùng trong FX), MT 202 (chuyển tiền), MT 910 (báo có), ngoài ra các swift MT khác. Để hiểu về các điện SWIFT bạn có thể vào google gõ "SWIFT MT" là ra.

Tùy từng bank, công việc BO tại nguồn vốn và BO kế toán có thể phân bổ khác nhau về phân công lập hợp đồng, nhập dữ liệu (các giao dịch) vào hệ thống core nhưng đó đều là công việc của BO.

Và, để làm được BO thì bạn phải hiểu nghiệp vụ mới đọc được, theo dõi và làm được, không cần sâu, chỉ cần biết cơ bản để hiểu và làm. Cái quan trọng phân biệt Dealer với BO chính là: dealer là người tìm kiếm khách hàng, tìm kiếm thông tin, phân tích, báo cáo, quyết định thực hiện hoặc đề xuất thực hiện giao dịch và quyết đính sự thành công của giao dịch, hiệu quả lãi/lỗ của giao dịch (có lợi hay không có lợi), còn BO là người thực hiện các thủ tục (giấy tờ, chữ ký….) sau khi giao dịch được xác nhận (không có quyền quyết định giao dịch có thực hiện hay không được thực hiện ) để hoàn tất giao dịch và không làm ảnh hưởng tới hiệu quả lãi/lỗ của giao dịch, không có quyền sửa đổi số liệu (nếu phát hiện sai sót thì báo cho dealer, lãnh đạo).
Em đã đọc tất cả các comment của bác daibang168. Kiến thức của bác rất rộng. Em đang làm kiểm soát nội bộ, em muốn chuyển sang làm mảng Tresury ( MM hoặc FX) . Bác có thể tư vấn cho em được không về kiến thức cần bổ sung thêm, tính chất công việc có nhàm chán? thu nhập bộ phận này ra sao?)? Công việc em đang làm chủ yếu liên quan đến chất lượng tín dụng cũng không có gì liên quan đến TRE. Xin cám ơn bác daibang168 rất nhiều!
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,577
Số bình luận
528,086
Tổng số thành viên
351,482
Thành viên mới nhất
kubetcasinonet
Back
Bên trên