Khách hàng nữ độc thân 58 tuổi vay mua ô tô con.

thuan_thanh

Verified Banker
Mọi người tư vấn giúp mình trường hợp này với. Mình có KH nữ độc thân 58 tuổi vay mua ô tô con, KH kinh doanh tự do ko có đăng ký kinh doanh và giấy tờ chứng mình. Độ tuổi của KH lại hết tuổi lao động rồi. Rất mong mọi người cùng trao đổi để xử lý được yêu cầu của KH. Cám ơn mọi người
 
Đọc qua là biết khách hàng có vấn đề rồi.
Các bạn chuyên viên tín dụng bây giờ nên cân nhắc nhé.
Tín dụng là phải nhận biết rủi ro và kiểm soát rủi ro. Đừng có lúc nào cũng chăm chăm thấy tài sản tốt dễ thanh khoản mà cho vay, xử lí mệt người.
58 tuổi,độc thân vay mua xe làm gì ???? Đặc biệt hơn làm đa cấp là biết ngay để làm màu pr bản thân.
Về ngành nghề thì đây cũng là ngành nghề bấp bênh ko chắc chắn ổn định, đánh giá về tư cách thì cũng kém.
=>Cho vay thì dễ nhưng liệu để mà cứ lâu lâu đòi tiền, nhắc nợ có thấy chán ko.

Mà mình tưởng khẩu vị rủi ro hầu hết đầu với cá nhân đều loại bỏ: Cơ động, đa cấp, cầm đồ... chứ nhỉ.
Mình làm bên doanh nghiệp biết bên cá nhân làm hồ sơ "hỗ trợ" khách hàng nhưng mà tư cách và nguồn thu không ổn thế này mà cho vay thì cũng hơi mệt đó.

Mình có lời khuyên nên thẩm định kĩ khách hàng này bạn nhé. (Tốt nhất nên nói không với đa cấp).

Lạy bác.
Bảo đa cấp bác còn cho vào blacklist em chả ý kiến. Còn cơ động, cầm đồ mà cũng cho tức là bác .... quá nhạy cảm.

Cơ động (hay nói cách khách là Công An) là đội ăn chơi, em biết, việc cho vay tụi này mà vay tín chấp thì xác định luôn đi, đòi như lên giời. Nhưng nếu cho vay có TSBĐ thì chưa biết được, chả việc gì phải sợ.
Cầm đồ à, ông anh em cho vay cả nửa cái phố Đặng Dung ở Hà Nội gần 7 năm nay rùi nhé, tới giờ chưa thằng nào quá hạn, ông ý còn bảo, nhờ cái đội đó mà tao thăng từ nhân viên lên trưởng phòng giao dịch. Tùy khẩu vị mỗi người thôi bác ạ.
Ngân hàng em qua thống kê có chi nhánh còn có gần 500 khách kinh doanh cầm đồ, quá hạn dưới 1%. Em nói rùi, cần thẩm định rõ nguồn thu và có TSBĐ là chơi được.
Quan điểm của em thi trong vay vốn, quan trọng nhất là cái phương án trả nợ dựa trên nguồn thu, quan trọng nhì là cái tài sản bảo đảm, quan trọng thứ ba mới là cái mục đích vay vốn, tư cách khách hàng mới là thứ kế tiếp nhé. Kể cả 3 cái sau mà ok nhưng cái số 1 nó không ok thì hậu quả nhãn tiền là ngay tháng sau đã không trả nợ được rùi. Ở NH em còn có trường hợp củ chuối thế này, vay xong, để mặc nợ lên nhóm 3, 6 tháng tay đó mới trả nợ 1 lần đủ gốc và lãi, lãi phạt của cả 6 tháng trước đó, 1 năm hắn trả nợ 2 lần, mỗi lần đủ hết gốc lãi đến kỳ của cả 6 tháng. Tay nay vay tận 5 tỷ, trả 2 năm kiểu này rùi, chi nhánh em vẫn ok. Dòng tiền của hắn có, nhưng hay về 1 hoặc 2 lần trong năm, còn lại hắn toàn đi đâu đâu.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Lạy bác.
Bảo đa cấp bác còn cho vào blacklist em chả ý kiến. Còn cơ động, cầm đồ mà cũng cho tức là bác .... quá nhạy cảm.

Cơ động (hay nói cách khách là Công An) là đội ăn chơi, em biết, việc cho vay tụi này mà vay tín chấp thì xác định luôn đi, đòi như lên giời. Nhưng nếu cho vay có TSBĐ thì chưa biết được, chả việc gì phải sợ.
Cầm đồ à, ông anh em cho vay cả nửa cái phố Đặng Dung ở Hà Nội gần 7 năm nay rùi nhé, tới giờ chưa thằng nào quá hạn, ông ý còn bảo, nhờ cái đội đó mà tao thăng từ nhân viên lên trưởng phòng giao dịch. Tùy khẩu vị mỗi người thôi bác ạ.
Ngân hàng em qua thống kê có chi nhánh còn có gần 500 khách kinh doanh cầm đồ, quá hạn dưới 1%. Em nói rùi, cần thẩm định rõ nguồn thu và có TSBĐ là chơi được.
Quan điểm của em thi trong vay vốn, quan trọng nhất là cái phương án trả nợ dựa trên nguồn thu, quan trọng nhì là cái tài sản bảo đảm, quan trọng thứ ba mới là cái mục đích vay vốn, tư cách khách hàng mới là thứ kế tiếp nhé. Kể cả 3 cái sau mà ok nhưng cái số 1 nó không ok thì hậu quả nhãn tiền là ngay tháng sau đã không trả nợ được rùi. Ở NH em còn có trường hợp củ chuối thế này, vay xong, để mặc nợ lên nhóm 3, 6 tháng tay đó mới trả nợ 1 lần đủ gốc và lãi, lãi phạt của cả 6 tháng trước đó, 1 năm hắn trả nợ 2 lần, mỗi lần đủ hết gốc lãi đến kỳ của cả 6 tháng. Tay nay vay tận 5 tỷ, trả 2 năm kiểu này rùi, chi nhánh em vẫn ok. Dòng tiền của hắn có, nhưng hay về 1 hoặc 2 lần trong năm, còn lại hắn toàn đi đâu đâu.
Tư duy của bạn chỉ phù hợp với khách hàng cá nhân (tuy nhiên ở mức vay nhỏ) và nó không phù hợp với việc "kinh doanh rủi ro" của ngân hàng.
KHDN vay 200 tỷ , liệu bạn đánh giá nguồn thu như thế nào (quá nhiều rủi ro và biến động thị trường), tài sản đảm bảo liệu có đủ không: ngân hàng sẽ phải áp dụng tín chấp, quyền đòi nợ, hàng hóa chứ ko thể lăm lăm BDS vì làm gì có nhiều BDS nhiều giá trị thế. Chính vì thế Phương án kinh doanh (hay hiểu đơn giản mục đích vay vốn) nó mới rất quan trọng.
Bạn phải gặp những chuyên viên tín dụng mà đã từng phải đi xử lí nợ, KH bán hết hàng cho đầu gấu. Ngân hàng đến thì 3 con xe lexus phi đến cá xịch, 15 anh tranh đầy người dí súng vào đầu nói "hàng này của bọn anh rồi, các chú có bốc lên cũng ko qua được cửa đâu" lúc ấy mới biết thế nào thẩm định nguồn thu, tài sản nhiều đủ trả nợ mà ko quan tâm phương án kinh doanh.
=> Sử dụng vốn sai mục đích là nguôn nhân gần như chủ yếu gây nợ quá hạn, khó khăn thị trường kinh doanh hoặc quản lí tài chính kém nếu ngân hàng và KH trao đổi thường xuyên vẫn có thể khắc phục, chứ KH đã ko tốt dùng tiền sai mục đích thì chịu.

Mình không biết bạn làm bên ngân hàng nào. Trường hợp ví dụ của bạn, khối quản trị rủi ro của bạn không biết quản lí chi nhánh kiểu gì, và giám đốc chi nhánh bạn để bảng cân đối kế toán chi nhánh có khoản nợ xấu luôn phải trích phòng rủi ro => lợi nhuận chi nhánh giảm (khoản vay 5 tỷ thì ít nhưng nó rất ko đẹp khi báo cáo lên hội sở).

Về các đối tượng cơ động, cầm đồ, đa cấp.... => Mình xin nói đây là những đối tượng có tư cách và trách nhiệm trả nợ kém, đã có đánh giá thực tế.
Bạn có thể check bên VPBank - phát triển cực nóng mảng cá nhan, chấp nhận rủi ro cao mà mình cũng chưa thấy có đồng ý làm cho những đối tượng trên (ko nói những trường hợp CV lái hồ sơ).
Đừng nghĩ xích được BĐS của nó mà dễ thu hồi nợ...rất nhiều ngân hàng dính phốt nhận thế chấp cả khu vực Thạch Thất giờ cả làng nó ko trả, có phát mãi cũng chả ai dám mua. (Mà để xử lí BĐS hồ sơ CV làm chuẩn cũng phải mất 2 năm là ít, trường hợp mà làm láo thì.....).
Chắc bạn làm bên cá nhân và chưa phải xử lí khoản nợ nào :D
 
1. Chưa bàn tới vụ là KHDN vì chúng ta đang trong chủ đề cho 1 cá nhân. Vì thế tớ không nói sai về mặt áp dụng với KHDN.
2. Đối với KHDN, việc thẩm định mục đích dễ hơn nhiều do hoạt động của họ có BCTC, Hợp đồng, Hóa đơn. Việc này với cá nhân rất khó do tư duy kinh doanh không giấy tờ còn tồn tại ở VN lâu. Nên việc bạn phân tích về KHDN trị giá 200 tỷ mình thấy ok.
3. Tớ làm chuyên về rủi ro và quản lý khoản vay. Tham gia thu nợ và xử lý nợ là thường xuyên, bạn có thể trao đổi chứ không nên kết luận vội là mình tham gia cái gì.
4. VPBank mình quá hiểu nên mình nói luôn là VPBank không bị vỡ trận năm 2009 đến 2011 chính là nhờ TSBĐ toàn là BĐS. Chứ hồi đó mà toàn ôm hàng hóa thì chắc chắn là không có ngày hôm nay của VPBank, đây là kinh nghiệm của chính VPBank chứ không phải là bốc phét ra ở đâu. Còn tại sao VPBank giờ mạnh tay với cho vay vậy thì mình cũng chả giải thích, bạn cần biết là sau lưng VPBank thế nào rùi sẽ hiểu. Đội xử lý nợ của VPBank nhé, xin lỗi, thừa cán bộ có kinh nghiệm để gặp các trường hợp như bạn tả.
5. Việc thẩm định, khi cho vay, nếu đúng barem chuẩn của các NH đã lập ra cho giống với nước ngoài, thì cá nhân người VN chắc chả đủ nổi điều kiện cho vay được mấy người, mà thằng CBTD nào thì chỉ tiêu cũng đè chết người, khéo léo là chuyện của chuyên môn chứ không phải là làm liều, còn lại dám làm dám chịu thôi.
6. Có những thứ mà ngân hàng trong những hỗn độn hiện tại vẫn có thể chấp nhận được do tỷ lệ nợ xấu không phải là vấn đề cuối cùng, vấn đề là tại các thời điểm báo cáo cần thiết họ có tỷ lệ đúng tiêu chuẩn. Nợ xấu thì trích lập từ chi nhánh chứ họ chả chạy đi đâu được, tuy nhiên bạn có hiểu là thời điểm trích lập lúc nào không, ai duyệt trích lập và tại sao có các khoản nợ xấu vẫn có thể chấp nhận, lợi nhuận của chi nhánh có đáp ứng được không, và quan trọng hơn nữa cả là kinh nghiệm lãnh đạo của các giám đốc, dám làm dám chịu cả thôi.
7. Trong những cái mình biết, thì mình nghĩ dân rủi ro không nên đi làm kinh doanh và ngược lại, còn lại đã làm thì làm tốt nhất có thể. Những người biết suy nghĩ cũng không dễ bán rẻ mình vì vài đồng mà rước đám nợ xấu về người. Quan trọng là lúc làm thì làm cho kỹ.
8. Bạn có thể lựa chọn khách hàng của bạn, mình thì đọc hồ sơ của nhiều loại khách hàng rùi, đọc phát có thể đoán được nó làm đúng hay không đúng mục đích, mà không đúng mục đích thì sao, việc đầu tiên tất nhiên phải quay ra xem khả năng trả nợ và tài sản có gì. Đấy là nghĩ ở mức đơn giản nhất. Mình từng lập danh sách kỷ luật hàng loạt cán bộ tín dụng tại các chi nhánh ở ngân hàng theo mức độ vi phạm, tất nhiên là phải hiểu từng trường hợp để có mức hợp lý. Do đó bạn không cần chê mình làm gì. Mình cũng khôgn chê bạn làm cái gì, mình muốn trao đổi về quan điểm chọn khách hàng thôi.
 
1. Chưa bàn tới vụ là KHDN vì chúng ta đang trong chủ đề cho 1 cá nhân. Vì thế tớ không nói sai về mặt áp dụng với KHDN.
2. Đối với KHDN, việc thẩm định mục đích dễ hơn nhiều do hoạt động của họ có BCTC, Hợp đồng, Hóa đơn. Việc này với cá nhân rất khó do tư duy kinh doanh không giấy tờ còn tồn tại ở VN lâu. Nên việc bạn phân tích về KHDN trị giá 200 tỷ mình thấy ok.
3. Tớ làm chuyên về rủi ro và quản lý khoản vay. Tham gia thu nợ và xử lý nợ là thường xuyên, bạn có thể trao đổi chứ không nên kết luận vội là mình tham gia cái gì.
4. VPBank mình quá hiểu nên mình nói luôn là VPBank không bị vỡ trận năm 2009 đến 2011 chính là nhờ TSBĐ toàn là BĐS. Chứ hồi đó mà toàn ôm hàng hóa thì chắc chắn là không có ngày hôm nay của VPBank, đây là kinh nghiệm của chính VPBank chứ không phải là bốc phét ra ở đâu. Còn tại sao VPBank giờ mạnh tay với cho vay vậy thì mình cũng chả giải thích, bạn cần biết là sau lưng VPBank thế nào rùi sẽ hiểu. Đội xử lý nợ của VPBank nhé, xin lỗi, thừa cán bộ có kinh nghiệm để gặp các trường hợp như bạn tả.
5. Việc thẩm định, khi cho vay, nếu đúng barem chuẩn của các NH đã lập ra cho giống với nước ngoài, thì cá nhân người VN chắc chả đủ nổi điều kiện cho vay được mấy người, mà thằng CBTD nào thì chỉ tiêu cũng đè chết người, khéo léo là chuyện của chuyên môn chứ không phải là làm liều, còn lại dám làm dám chịu thôi.
6. Có những thứ mà ngân hàng trong những hỗn độn hiện tại vẫn có thể chấp nhận được do tỷ lệ nợ xấu không phải là vấn đề cuối cùng, vấn đề là tại các thời điểm báo cáo cần thiết họ có tỷ lệ đúng tiêu chuẩn. Nợ xấu thì trích lập từ chi nhánh chứ họ chả chạy đi đâu được, tuy nhiên bạn có hiểu là thời điểm trích lập lúc nào không, ai duyệt trích lập và tại sao có các khoản nợ xấu vẫn có thể chấp nhận, lợi nhuận của chi nhánh có đáp ứng được không, và quan trọng hơn nữa cả là kinh nghiệm lãnh đạo của các giám đốc, dám làm dám chịu cả thôi.
7. Trong những cái mình biết, thì mình nghĩ dân rủi ro không nên đi làm kinh doanh và ngược lại, còn lại đã làm thì làm tốt nhất có thể. Những người biết suy nghĩ cũng không dễ bán rẻ mình vì vài đồng mà rước đám nợ xấu về người. Quan trọng là lúc làm thì làm cho kỹ.
8. Bạn có thể lựa chọn khách hàng của bạn, mình thì đọc hồ sơ của nhiều loại khách hàng rùi, đọc phát có thể đoán được nó làm đúng hay không đúng mục đích, mà không đúng mục đích thì sao, việc đầu tiên tất nhiên phải quay ra xem khả năng trả nợ và tài sản có gì. Đấy là nghĩ ở mức đơn giản nhất. Mình từng lập danh sách kỷ luật hàng loạt cán bộ tín dụng tại các chi nhánh ở ngân hàng theo mức độ vi phạm, tất nhiên là phải hiểu từng trường hợp để có mức hợp lý. Do đó bạn không cần chê mình làm gì. Mình cũng khôgn chê bạn làm cái gì, mình muốn trao đổi về quan điểm chọn khách hàng thôi.

Các điều bạn nói đều trên cảm tính cá nhân mình chưa thấy bạn đưa ra ví dụ hay phân tích điển hình nào cụ thể.
1. VPBank bắt đầu phát triển nóng 4-5 năm trở lại đây. Do đó mình không hiểu bạn lấy mốc 2009-2011 làm gì. và thời kì suy thoái của BĐS không hiểu bạn lấy lí do gì mà bảo nắm giữ toàn BĐS không vỡ trận => mình không hiểu ý bạn là gì, phát mại được giá ?? Hay bán VAMC dễ bán ?
VPBank có chính sách và cơ chế tín dụng như thế chứ không phải đứng sau là ai và đội xử lí nợ như thế nào. Bạn cho mình vài vụ xử lí nợ của VPBank xem sao mình mở mang tầm mắt. Mới đây có đọc 1 bài VPBank cưỡng chế tài sản khách hàng lên báo, không hiểu lắm bộ phận AMC làm ăn thế nào ?

mục số 6) mình xin hỏi bạn 1 câu bạn xem có ông nào ông hỏi tỉ lệ nợ đủ tiêu chuẩn ngân hàng chúng mày đang là bao nhiêu không. Hay câu đầu tiên mà ông ấy hỏi là nợ xấu chúng mày bao nhiêu? Có tăng ko? Tăng NHNN sẽ vào.... Câu "Nợ xấu có thể chấp nhận được" !!!???? => Mình cực kì băn khoăn khi nghe câu này của bạn, chả bộ phận tín dụng nào mong muốn có nợ xấu. Có thể có rủi ro, nhưng phải kiểm soát và xử lí trước khi nó thành nợ xấu.

Bạn cho mình hỏi bạn làm rủi ro và quản lý khoản vay ở ngân hàng nào ?

Mình đoán nhé: làm khá nhiều cá nhân, thuộc bộ phận thẩm định KH cá nhân, xử lí nợ không nhiều , chắc chắn ko phải nhân viên VPBank
=> Khả năng cao làm Sacombank, ACB hoặc Seabank. (lâu ko thăm hỏi không biết mấy thằng này mô hình như nào nữa có thay đổi gì ko).
 
@kuquaya6 : mình ko đồng ý với ý kiến của bạn.
Khi vay ngân hàng, nhất là mua xe, thường sẽ là thế chấp xe mới luôn bà vay 70% giá trị hoặc thế chấp tài sản khác (ví dụ bất động sản). Do đó khi xử lý khách hàng ko hề phức tạp.
Trong kinh doanh đa cấp, nếu bạn làm ít kinh nghiệm và mới làm, bạn có thể thất bại, lúc đó người vay mới khó trả tiền. Còn nếu đã kính doanh ổn từ 1 năm trở lên, nguồn thu hoàn toàn có thể trả thanh toán ngân hàng ở mức độ nhất định, thậm chí có thể nhiều, do đó, bạn có ác cảm với đa cấp thì bạn bình luận, còn mình thì thấy nghề nào cũng đc, miễn là làm thật, thu nhập thật.
Mừng là 1 người 58 tuổi còn dám nghĩ dám làm dám kinh doanh, bạn trẻ hơn chắc gì bạn đã dám làm.
mình thích cách bạn sn :)
 
@nguyentranxuansonvn:
1/ Đơn giản hơn bạn nghĩ: mốc 2009 - 2011 là giai đoạn chuyển giao quyền lực ban lãnh đạo của VPBank, cũng là giai đoạn VPBank rất khó khăn trong việc vực lại sau một thời gian biến động. Bất động sản đi xuống, tuy nhiên do có khẩu vị rủi ro từ trước là chỉ nhận TSBĐ là bất động sản, nên kể cả việc bất động sản đi xuống thì khi xử lý nợ vẫn còn có cái mà bán chứ không phải là mất trắng. Dĩ nhiên, trong quá trình xử lý nợ có rất nhiều vấn đề, và qua nhiều giai đoạn, nếu đi sâu vào 1 chuyện xử lý nào đó luôn là không điển hình.
2/ Tôi làm công tác kiểm toán nội bộ tại VPBank từ đầu 2011 đến hết 2012, có quyền xem tình hình dư nợ toàn hệ thống và tài sản của hệ thống, do đó tôi có cái nhìn tổng thể. Điều này để giải thích tại sao tôi có thể nhìn được vấn đề theo cách đã nói ở trên. Với người làm công tác tổng hợp thì tất nhiên cái quan tâm luôn là tỷ lệ theo quy định cho phép.
3/ Về công việc, tôi đã làm qua ACB, Sacombank, VPBank, do đó nếu có căn cứ để nói thì đó là căn cứ từ kinh nghiệm của tôi.
Tôi thấy bạn hơi bị tự tin quá, chúng ta sẽ dừng trao đổi ở đây vì cũng chả có cái ngân hàng nào nhẩy vào đây xác nhận ai đúng ai sai.
Còn cái nhìn chủ quan của mỗi người tất nhiên sẽ khác nhau về quan điểm.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
@nguyentranxuansonvn:
1/ Đơn giản hơn bạn nghĩ: mốc 2009 - 2011 là giai đoạn chuyển giao quyền lực ban lãnh đạo của VPBank, cũng là giai đoạn VPBank rất khó khăn trong việc vực lại sau một thời gian biến động. Bất động sản đi xuống, tuy nhiên do có khẩu vị rủi ro từ trước là chỉ nhận TSBĐ là bất động sản, nên kể cả việc bất động sản đi xuống thì khi xử lý nợ vẫn còn có cái mà bán chứ không phải là mất trắng. Dĩ nhiên, trong quá trình xử lý nợ có rất nhiều vấn đề, và qua nhiều giai đoạn, nếu đi sâu vào 1 chuyện xử lý nào đó luôn là không điển hình.
2/ Tôi làm công tác kiểm toán nội bộ tại VPBank từ đầu 2011 đến hết 2012, có quyền xem tình hình dư nợ toàn hệ thống và tài sản của hệ thống, do đó tôi có cái nhìn tổng thể. Điều này để giải thích tại sao tôi có thể nhìn được vấn đề theo cách đã nói ở trên. Với người làm công tác tổng hợp thì tất nhiên cái quan tâm luôn là tỷ lệ theo quy định cho phép.
3/ Về công việc, tôi đã làm qua ACB, Sacombank, VPBank, do đó nếu có căn cứ để nói thì đó là căn cứ từ kinh nghiệm của tôi.
Tôi thấy bạn hơi bị tự tin quá, chúng ta sẽ dừng trao đổi ở đây vì cũng chả có cái ngân hàng nào nhẩy vào đây xác nhận ai đúng ai sai.
Còn cái nhìn chủ quan của mỗi người tất nhiên sẽ khác nhau về quan điểm.

Quan điểm là một chuyện nhưng lập luận chứng mình quan điểm mới là quan trọng.
Tự tin quá hay không thì mình ko biết, mình đưa quan điểm và có luận cứ, đã làm tín dụng thì chẳng thể nói xuông được, cái gì cũng phải có số liệu xác minh. Nói mình tự tin cũng đúng vì không tự tin thì sao mà trình phê duyệt tín dụng, sợ hội đồng tín dụng ko dám phản biện thì làm ăn gì :D.
Bạn làm kiểm toán nhưng mình chưa thấy đưa ra chút con số nào thuyết phục hay dẫn chứng nào thuyết phục cả. Các con số ở tỷ lệ quy định là được như bạn nói mình không dám chắc bạn có làm kiểm toán thật không, vì chỉ tăng tỷ lệ hoặc các khoản mục về nợ điều chỉnh có chiều hướng xấu kiểm toán đều bóc rất kĩ. Kế toán kiểm toán doanh nghiệp thường tỉ mỉ nhưng mình thấy kiểm toán ngân hàng còn tỉ mỉ hơn nhiều, vì đặc thù ngành rất phức tạp bên cạnh đó kiểm soát Phương Án vay vốn đa dạng của các khách hàng cũng khó lắm rồi.
Bạn và tôi đều làm ngân hàng, cần gì ai xác nhận, bạn nêu quan điểm, luận cứ thuyết phục là ok.
 
Đây là diễn đàn chung, không phải là chỗ đem dẫn chứng thu thập ra khoe.
Thêm nữa, bạn là 1 cán bộ tín dụng tích cực, mẫu mực, chuẩn mới làm. Nhưng mình cũng xin lỗi, việc của mình là tìm đám con sâu làm rầu nồi canh, không cần thi đua ai đúng ai sai. Bạn ngồi ngân hàng nào mình không rõ, nhưng các ngân hàng mình đã ngồi thì đều có kiểu sai phạm này, kiểu sai phạm kia. Quan trọng là cuối cùng nó phục vụ mục đích gì mà thôi.
Tỷ lệ nợ xấu bình quân cuối 2013 của hệ thống ngân hàng lúc nào lên báo cũng là trong kiểm soát. nhưng thực tế thì cậu và tôi cũng chả biết con số chính xác chỉ biết là nó cao hơn rất nhiều.
Đơn giản cụ thể, giả sử chi nhánh của bạn là chi nhánh sạch, nợ xấu thấp, tỷ lệ không vượt quá kiểm soát.
lấy 1 ví dụ: đối với vay hạn mức tín dụng ngắn hạn hàng năm. nếu các doanh nghiệp đang vay ngân hàng bị cắt phụp 1 phát, ngân hàng bạn bảo không chơi tiếp với khách hàng nữa, đòi khách hàng trả nợ ngay và sang nơi khác mà vay, đảm bảo nợ xấu chi nhánh bạn tăng vù vù ngay. Cái đó không cần chứng minh, thử là biết liền.
Còn nói tiếp về vấn đề kiểm toán, đúng là mình phải làm chi tiết, xin lỗi chứ đến lỗi chính tả trên văn bản cũng phải xem là sai có ảnh hưởng tới khoản vay hay không chứ không nói đến là tình huống thu hồi nợ, vậy nên bạn không phải lo, kiểm toán ngân hàng biết nhiều hơn bạn nghĩ đấy, thậm chí chỉ cần nhìn cách giải ngân và đường tiền đi của khoản vay cũng có thể dự đoán được đây là khoản vay thật hay là khoản đảo nợ, cái này thuộc về chuyên môn của bọn tôi, bọn tôi được rèn luyện để hiểu những cái đầu tinh quái của nhân viên tín dụng...
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,577
Số bình luận
528,088
Tổng số thành viên
351,506
Thành viên mới nhất
youhuihuodong22
Back
Bên trên