BIDV [HOT HOT] BIDV tuyển dụng 474 cán bộ trên toàn hệ thống năm 2014 [10.05-16.05.2014]

Đây là cấu trúc giả định cách. Các tính từ, động từ, danh từ đòi hỏi theo sau nó phải ở dạng giả định, trong câu bắt buộc phải có THAT và động từ sau chủ ngữ 2 ở dạng nguyên thể không TO.
Thường gặp sau cấu trúc It is important / necessary / essential that ... hoặc các động từ Ask , Demand , Insist , Require , Suggest , Propose.
Vì thế đáp án D là hợp lý, vì return là động từ nguyên thể ko có TO.
Trong tiếng Anh của người Anh ( Bristish English), cách dùng trên đây thường được thay bằng SHOULD + V, đặc biệt sau động từ SUGGEST và RECOMMEND.
Theo mình, trong các đề thi TOEIC (theo phong cách mỹ) thì người ta bỏ should nên chỉ còn động từ nguyên thể ko có TO.
kiến thức ngữ pháp của bạn thật đáng sợ :(( mình làm kiểu nhớ mang máng thôi chứ chi tiết thế này thì... phục thật đấy :(
 
ĐÃ GỌI PHÒNG NHÂN SỰ VÀ HỌ NÓI RẰNG, SẮP XẾP NHƯ VẬY THEO THỨ TỰ THỜI GIAN NỘP HỒ SƠ ONLINE THÔI ^^
 
kiến thức ngữ pháp của bạn thật đáng sợ :(( mình làm kiểu nhớ mang máng thôi chứ chi tiết thế này thì... phục thật đấy :(
ax, có tham khảo trên mạng và 1 vài tài liệu xung quanh, vì khi chọn đáp án đúng thì dễ lắm mà muốn giải thích thì chẳng biết nói sao. Hj
 
có ai đã hỏi cái vụ bị chuyển chi nhánh thi so với đăng ký chưa. là do hệ thống hay bên tổ chức sắp xếp lại vậy. :cool:
 
Bạn cũng lưu ý: Trong cơ chế tỷ giá hối đoái thả nổi, vốn luân chuyển tự do, CSTK kém hiệu quả, cán cân thương mại bị xấu đi.
Nếu CSTK ý anh là viết tắt của Chính sách tài khóa thì ko liên quan tới câu hỏi của Hoabapcai, vì chính sách tài khóa là việc tăng/giảm chi tiêu chính phủ.
Việc hạn chế nhập khẩu trong câu hỏi của Hoabapcai thuộc về chính sách kinh tế :D

Các vấn đề này mình đã trả lời ở các page trước rồi, nhưng mình cũng nhắc lại, khi đề thi nhắc đến chính sách kinh tế vĩ mô mà có yếu tố tỷ giá hối đoái thì các bạn cứ bám vào mô hình IS-LM giải thích là OK.
Ở đây, hạn chế nhập khẩu tức M giảm => AD tăng => IS dịch sang phải =>sản lượng tăng, lãi suất tăng r > r*: vốn nước ngoài đổ vào => cung ngoại tệ tăng => tỷ giá giảm, nội tệ lên giá => XK giảm, NK tăng => cán cân thương mại xấu đi => AD giảm, IS dịch chuyển sang trái.
Kết quả là nền kinh tế có xu hướng tự điều chỉnh về điểm cân bằng ban đầu: sản lượng không tăng lên, cán cân thương mại xấu đi.
Mình chọn đáp án B.
Em chẳng nhớ mô hình gì đâu, cơ mà khi có điều chỉnh từ chính sách kinh tế thì sẽ gây ra tác dụng trong ngắn hạn và dài hạn.

Đề bài là hạn chế NK, sau 1 loạt các ảnh hưởng theo anh phân tích thì kết quả ra NK tăng, XK giảm
thì đây là ảnh hưởng trong dài hạn rồi. (vì trong dài hạn, mọi thứ đều có xu hướng tự điều chỉnh theo hướng chống lại nguyên nhân gây ra sự thay đổi, và đưa mọi thứ về trạng thái cân bằng mới)

Còn trong ngắn hạn, khi hạn chế NK thì XK ròng sẽ tăng ==> ngoại tệ thu về từ XK > ngoại tệ phải trả cho NK
==> cung USD > cầu USD ==> VND tăng giá :D


Do VND tăng giá, nên làm sức cạnh tranh của hàng VN ở nước ngoài giảm ==> trong dài hạn, XK của VN sẽ giảm theo đúng như phân tích của anh.

Câu hỏi của Hoabapcai có vẻ như đang hỏi cho biến động ngắn hạn thôi, nếu vậy thì ảnh hưởng từ việc hạn chế NK là: XK ròng tăng và VND lên giá.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Nếu CSTK ý anh là viết tắt của Chính sách tài khóa thì ko liên quan tới câu hỏi của Hoabapcai, vì chính sách tài khóa là việc tăng/giảm chi tiêu chính phủ.
Việc hạn chế nhập khẩu trong câu hỏi của Hoabapcai thuộc về chính sách kinh tế :D


Em chẳng nhớ mô hình gì đâu, cơ mà khi có điều chỉnh từ chính sách kinh tế thì sẽ gây ra tác dụng trong ngắn hạn và dài hạn.

Đề bài là hạn chế NK, sau 1 loạt các ảnh hưởng theo anh phân tích thì kết quả ra NK tăng, XK giảm
thì đây là ảnh hưởng trong dài hạn rồi. (vì trong dài hạn, mọi thứ đều có xu hướng tự điều chỉnh theo hướng chống lại nguyên nhân gây ra sự thay đổi, và đưa mọi thứ về trạng thái cân bằng mới)

Còn trong ngắn hạn, khi hạn chế NK thì XK ròng sẽ tăng ==> ngoại tệ thu về từ XK > ngoại tệ phải trả cho NK
==> cung USD > cầu USD ==> VND tăng giá :D


Do VND tăng giá, nên làm sức cạnh tranh của hàng VN ở nước ngoài giảm ==> trong dài hạn, XK của VN sẽ giảm theo đúng như phân tích của anh.
oái, đúng là già rồi lẩm cẩm, thank em đã nhắc nhở, há há, đúng rồi, trường hợp hoa bắp cải đưa ra là hạn chế nhập khẩu nó là CS thương mại ko phải chính sách tài khóa, nhầm lẫn xíu, Ở chính sách thương mại, chính phủ sẽ dùng hạn ngạch hoặc thuế quan để hạn chế nhập khẩu => xuất khẩu ròng tăng => IS dịch chuyển sang phải => .... => tỷ giá giảm, nội tệ lên giá.
Sửa lại đáp án dùm, kaka
 
Có bạn nào cập nhật 1 số thông tin, chính sách mới nhất về tài chính-ngân hàng k ạ? mình dạo này bỏ bê tình hình thời sự quá ( cụ thể về BIDV thì càng tốt)
 
Back
Bên trên