BIDV [HOT HOT] BIDV tuyển dụng 474 cán bộ trên toàn hệ thống năm 2014 [10.05-16.05.2014]

mình trả lời cho nhé.
Câu 1. Giá cổ phiếu Po=D/(r-g)=1200/(12%-4%)=15 000 đồng
Câu 2. Lãi suất 6 tháng 8%/2=4%
Như vậy lãi suất thực tế là (1+4%)^2-1=8.16
CHọn A nhé


Cái gì mà gọi tên tôi thế bạn chipmunk
canny.gif
Câu 1 : Po = D1/(r-g) = D0*(1+g) / ( r-g)= 1200*(1+0.04) / (0.12-0.04) = 15 600 đồng
Cầu 2 : Rr = (1+ Rn/m)^m - 1
Rr : lãi suất thực tế
Rn : lãi suất danh nghĩa
m: số kỳ hạn tính lãi dưới 1 năm (tháng, quý, 6 tháng )
ở đây kỳ hạn 6 tháng tính 1 lần nên 1 năm có m=2
Thay vào sẽ được kết quả như bạn lovezuloveme :)
 
Mình xem công thức WACC thì cũng có hiểu, ý mình đang muốn hỏi là tại sao suất chiết khấu theo quan điểm Chủ đầu tư bạn lại dùng WACC đó?

Hiện tại thì mình đang nghĩ thế này:
1. Theo quan điểm Tổng đầu tư:
Suất CK = WACC = (40/200)*8% + (120/200)*12% + (40/200)*15%

2. Theo quan điểm Chủ đầu tư: (mình đang muốn hỏi chỗ này nè :D, bạn đang dùng WACC )
Suất CK = Mức sinh lời mong muốn = 15%.

Thêm nữa, cái dữ kiện 6%/năm hình như thừa thì phải, vì chủ đầu tư chắc chắn sẽ chọn p/a 15%.
Theo mình bạn nói cũng có lý, nhưng nếu đề cho thừa dữ kiện thì lại không hợp lý, họ cho thiếu còn được chứ cho thừa thì thường là do mình k biêt sử dụng thôi
Đôi lời chia sẽ :)
 
Thiết nghĩ thế này, có vẻ topic chúng ta tranh luận và gợi nhớ lại kiến thức cho nhau là chủ yếu, nhưng chưa chốt lại vấn đề trọng tâm. Để cùng nhau ôn thi tốt thì mong bạn nào đó cố gắng take notes lại những kiến thức chính yếu thành file word hay gì đó để mn cùng nhau ôn tập. Biết rằng trong topic này thì ko có ai hơn ai cả, chỉ là có những bạn được tiếp cận nhiều tài liệu hơn, được đào tạo sâu hơn các bạn khác, do đó mn hãy cùng nhau ôn luyện hiệu quả.
Mình biết các bạn còn nhiều vấn đề về kinh tế vi mô, vĩ mô (mô hình IS-LM, cung cầu co giãn, lạm phát, tỷ giá hối đoái, ...), kiến thức về tín dụng (bài tập về hạn mức tín dụng, vấn đề chiết khấu giấy tờ có giá, tính lãi), kiến thức về tài chính DN (thẩm định dự án đầu tư trong đó vấn đề về lãi suất chiết khấu, chi phí lãi vay, gặp trục trặc khi năm nào đó dòng tiền trước thuế <0 thì xử lý phần thuế khấu trừ ra sao, rồi các khái niệm về NPV, IRR, thời gian hoàn vốn PP, thời gian hoàn vốn chiết khấu DPP, chỉ tiêu PI tính toán ra sao và tính trong trường hợp nào). Đây là đều kiến thức cơ bản các bạn có thể xem lại giáo trình, nếu gặp khó khăn gì thì liên hệ các bạn khác để nhận hỗ trợ nhé.
Sao không thấy ai đả động gì tới anh văn nhỉ?? cũng chiếm 30 đến 40% cách tính điểm vòng thi viết ấy nhỉ??
A Hiếu ơi, cho em hỏi cái bài Hạn mức tín dụng với...Tại cái đề có cho cả 2 giá trị là Giá trị sản lượng và Doanh thu thuần? thì mình lấy cái chỉ tiêu nào để tính Tổng chi phí sản xuất kinh doanh? theo như e học ở UEH thì Tổng chi phí sản xuất kinh doanh = Doanh thu thuần - KHCB - Thuế - LN định mức....nhưng 1 số bài lại dùng Giá trị sản lượng? Cảm ơn a ^_^
 
A Hiếu ơi, cho em hỏi cái bài Hạn mức tín dụng với...Tại cái đề có cho cả 2 giá trị là Giá trị sản lượng và Doanh thu thuần? thì mình lấy cái chỉ tiêu nào để tính Tổng chi phí sản xuất kinh doanh? theo như e học ở UEH thì Tổng chi phí sản xuất kinh doanh = Doanh thu thuần - KHCB - Thuế - LN định mức....nhưng 1 số bài lại dùng Giá trị sản lượng? Cảm ơn a ^_^
Vấn đề này thì anh nhận thấy dùng giá trị sản lượng thì có vẻ hợp lý vì nó phục vụ vốn lưu động cho nhu cầu sản xuất kinh doanh chứ ko liên quan đến doanh số tiêu thụ. Có vài thầy cô dùng giá trị sản lượng để tính, bên trang giaiphapexcel người ta cũng dùng giá trị sản lượng, thậm chí ở cái đề thi tín dụng BIDV tháng 6/2009 về hạn mức tín dụng còn có thêm chi phí quản trị điều hành và có thầy đã loại trừ chi phí này ra khỏi chi phí SXKD cần thiết luôn (nhưng nhiều quan điểm khác lại ko loại chi phí này ra, anh nghĩ vấn đề loại hay không loại cũng không sao). Tuy nhiên có quan điểm dùng doanh thu thuần khi tính CPSXKD cần thiết vì cho rằng đứng ở góc độ ngân hàng cần sự an toàn nên người ta sẽ lựa chọn cái hạn mức thấp hơn bằng việc sử dụng doanh thu thuần, GiangBlog cũng sử dụng cách này, đề thi MB 7/9/2010 cũng chỉ cho tổng doanh thu thuần mà ko đề cập gì đến giá trị sản lượng (nghĩa là bản thân đề đã kêu mình dùng chỉ tiêu doanh thu thuần để tính rồi).
Quan điểm của anh thế này, cái hạn mức tín dụng nó có thể tính toán khác nhau ở trên góc độ ngân hàng (sao cho hạn mức thấp), doanh nghiệp (sao cho hạn mức cao) và còn nhiều cách khác (lưu chuyển tiền tệ, dòng tiền, ...) tùy thuộc vào loại hình DN uy tín, hoạt động lâu năm hay mới thành lập,...
Bản thân anh sẽ giải đề này đi thi như sau: Nếu đề cho cả DT thuần và giá trị sản lượng thì tính theo giá trị sản lượng, ko cho giá trị sản lượng thì tính theo DT thuần thôi. Thiết nghĩ người chấm sẽ chấm theo cách làm và giải thích chứ ko phải con số.
Em học Nghiệp vụ NHTM ai dạy vậy, hồi xưa a học thầy Dương Tấn Khoa nhưng về hạn mức ko làm nhiều, toàn là tính lãi thôi.
 
Vấn đề này thì anh nhận thấy dùng giá trị sản lượng thì có vẻ hợp lý vì nó phục vụ vốn lưu động cho nhu cầu sản xuất kinh doanh chứ ko liên quan đến doanh số tiêu thụ. Có vài thầy cô dùng giá trị sản lượng để tính, bên trang giaiphapexcel người ta cũng dùng giá trị sản lượng, thậm chí ở cái đề thi tín dụng BIDV tháng 6/2009 về hạn mức tín dụng còn có thêm chi phí quản trị điều hành và có thầy đã loại trừ chi phí này ra khỏi chi phí SXKD cần thiết luôn (nhưng nhiều quan điểm khác lại ko loại chi phí này ra, anh nghĩ vấn đề loại hay không loại cũng không sao). Tuy nhiên có quan điểm dùng doanh thu thuần khi tính CPSXKD cần thiết vì cho rằng đứng ở góc độ ngân hàng cần sự an toàn nên người ta sẽ lựa chọn cái hạn mức thấp hơn bằng việc sử dụng doanh thu thuần, GiangBlog cũng sử dụng cách này, đề thi MB 7/9/2010 cũng chỉ cho tổng doanh thu thuần mà ko đề cập gì đến giá trị sản lượng (nghĩa là bản thân đề đã kêu mình dùng chỉ tiêu doanh thu thuần để tính rồi).
Quan điểm của anh thế này, cái hạn mức tín dụng nó có thể tính toán khác nhau ở trên góc độ ngân hàng (sao cho hạn mức thấp), doanh nghiệp (sao cho hạn mức cao) và còn nhiều cách khác (lưu chuyển tiền tệ, dòng tiền, ...) tùy thuộc vào loại hình DN uy tín, hoạt động lâu năm hay mới thành lập,...
Bản thân anh sẽ giải đề này đi thi như sau: Nếu đề cho cả DT thuần và giá trị sản lượng thì tính theo giá trị sản lượng, ko cho giá trị sản lượng thì tính theo DT thuần thôi. Thiết nghĩ người chấm sẽ chấm theo cách làm và giải thích chứ ko phải con số.
Em học Nghiệp vụ NHTM ai dạy vậy, hồi xưa a học thầy Dương Tấn Khoa nhưng về hạn mức ko làm nhiều, toàn là tính lãi thôi.
Em học cô Hải Yến, e học Ngân hàng K35. Cô Yến cho công thức như vậy luôn a. Mà hồi đó chỉ làm khoảng 3,4 bài tập ah, mà cũng chưa có cái bài nào có giá trị sản lương hết . Dạ, zị chắc e làm theo cách của a, chứ thấy mấy a-c cũng tính theo giá trị sản lương. Em cảm ơn a nhiu nhé ^_^ tự hào vì UEH có nhiều người tài quá....Thank a Hiếu nha :)
 
theo mình là đáp an A, vì
cán cân ngân sách = thu - chi ( mà thu và chi đều giảm cũng 1 lượng =) cán cân ngân sách ko đổi)
thu nhập quốc dân GDP = C + I + G + NX
Thuế giảm =) tăng tiêu dùng
G : chi tiêu giảm
=) GDP ko đổi
mong ý kiến phản hổi
đáp án là D bạn ah. hihi
 
A Hiếu ơi, cho em hỏi cái bài Hạn mức tín dụng với...Tại cái đề có cho cả 2 giá trị là Giá trị sản lượng và Doanh thu thuần? thì mình lấy cái chỉ tiêu nào để tính Tổng chi phí sản xuất kinh doanh? theo như e học ở UEH thì Tổng chi phí sản xuất kinh doanh = Doanh thu thuần - KHCB - Thuế - LN định mức....nhưng 1 số bài lại dùng Giá trị sản lượng? Cảm ơn a ^_^
Em học cô Hải Yến, e học Ngân hàng K35. Cô Yến cho công thức như vậy luôn a. Mà hồi đó chỉ làm khoảng 3,4 bài tập ah, mà cũng chưa có cái bài nào có giá trị sản lương hết . Dạ, zị chắc e làm theo cách của a, chứ thấy mấy a-c cũng tính theo giá trị sản lương. Em cảm ơn a nhiu nhé ^_^ tự hào vì UEH có nhiều người tài quá....Thank a Hiếu nha :)
Tài gì em, năm ngoái ôn BIDV đúng 1 buổi tối, sáng sau vào làm cái đề thẩm định NPV, IRR, PP, DPP, PI đó, chỉ hồi tưởng tính được NPV với IRR, còn lại sai hết, ko nhờ gì và rớt ngay tại chỗ, hehe
 
tỷ giá thả nổi, hạn chế nhập khẩu sẽ làm cho cầu ngoại tệ giảm, cầu ngoại tệ giảm sẽ khiến cho giá ngoại tệ giảm làm tỷ giá giảm. Tỷ giá giảm khiến xuất khẩu ròng giảm nhé. Chọn đáp án B
tỷ giá ở đây là ngoại tệ/nội tệ đó
hạn chế nhập khẩu sẽ làm cho xuất khẩu ròng tăng. xuất khẩu ròng tăng làm cho cung ngoại tệ tăng. đồng nội tệ lên giá, tỉ giá giảm
dáp án A
 
A- Kiến thức chung: (40 điểm: mỗi câu 2 điểm, trắc nghiệm k giải thích)
1. Chính phủ muốn giá lúa giảm sẽ thực hiện biện pháp nào sau đây:
a. Thu mua lúa để dự trữ
b. Tăng thuế của phân bón
c. Giảm diện tích trồng lúa
d. Tăng diện tích trồng lúa
2. Mùa hè năm nay thời tiết nóng nực, lượng điều hoà nhiệt độ tiêu thụ tăng đột biến, nhà cung cấp không có đủ hàng dữ trự, cung tạm thời của mặt hàng điều hoà nhiệt độ:
a. Co giãn hoàn toàn
b. Hoàn toàn không co giãn
c. Co giãn
d. Đường cung dốc lên trên
3. Ở doanh nghiệp độc quyền, trong trường hợp chi phí biên lớn hơn doanh thu biên, doanh nghiệp sẽ:
a. Tăng giá, giảm sản lượng
b. Giảm giá, tăng sản lượng
c. Giảm giá, giảm sản lượng
d. Không câu nào đúng
4. Doanh nghiệp độc quyền có phần mất không là do nguyên nhân:
a. Bán sản phẩm với giá bằng chi phí biên
b. Bán sản phẩm với giá bằng doanh thu biên
c. Bán sản phẩm với giá lớn hơn chi phí biên
d. Bán sản phẩm với giá bằng chi phí cố định
6. Để đo chỉ tiêu dự trữ ngoại hối ta thường thấy người ta thường nói là Việt Nam đang tăng từ 15 tuần lên 18 tuần, tuần ở đây có nghĩa là gì? (từ câu này trở đi trí nhớ hơi bị tồi tàn)
7. Khi Việt Nam bán bảo hiểm cho doanh nghiệp của Nhật bản sẽ làm:
8. Khi có dự đoán cuối năm lạm phát tăng thì:
a. Lãi suất danh nghĩa sẽ tăng
b. Lãi suất danh nghĩa sẽ giảm
c. Lãi suất thực sẽ tăng
c. Lãi suất thực sẽ giảm
9. Thị trường thứ cấp là:
10. Khi đầu tư hoàn toàn không nhạy cảm với lãi suất thì:
a. Chính sách tài khoá không ảnh hưởng đến tổng cầu
b. Chính sách tiền tệ không ảnh hưởng đến tổng cầu
c. Chính sách tiền tệ không ảnh hưởng đến lãi suất
d. Cả chính sách tài khoá và tiền tệ đều không ảnh hưởng đến tổng cầu
11. Nhà nước muốn mở rộng chính sách tài khoá sẽ không dùng biện pháp nào sau đây:
a. Tăng chi tiêu chính phủ
b.
c.
d. Giảm lãi suất
12. Khi chính phủ thực hiện chính sách tài khoá mở rộng (tăng G giảm M) và ngân hàng trung ương thực hịên chính sách tiền tệ mở rộng thì sẽ:
a. Thu nhập tăng, lãi suất tăng
b. Thu nhập không rõ, lãi suất giảm
c. Thu nhập tăng lãi suất không rõ
d. Thu nhập tăng, lãi suất giảm
… (20 câu trong đấy có 2 câu cực kì khó mà chính em cũng k nhớ đc đề, đại thể là cái j mà tăng cung vốn, tài khoản vãng lai hay thu nhập ngoại tệ ròng j j đó)
B- Nghiệp vụ kế toán – thanh toán (60 điểm)
I- Lựa chọn phương án trả lời đúng không cần giải thích (20 điểm, 1 câu 1 điểm)
1. Theo quy định, ngân hàng phải trích lập quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ:
a. 5% LN sau thuế
b. 8% LN sau thuế
c. 10% LN sau thuế
d. 12% LN sau thuế
2. Hoạt động nào của ngân hàng không chịu thuế giá trị gia tăng:
3. Chỉ tiêu lợi ích của cổ đông thiểu số không được trình bày trên bảng báo cáo nào:
4. Ngân hàng thương mại có được tham gia kinh doanh chứng khoán không:
a. thoải mái
b. không được tham gia
c. Có, nhưng rất hạn chế
d. Có, nhưng phải thông qua công ty chứng khoán độc lập
5. Công cụ dụng cụ ngân hàng mua về sẽ được hạch toán theo:
a. giá thanh toán
b. giá trên hóa đơn
c. giá mua chưa bao gồm VAT cộng với chi phí để đưa CCDC vào trạng thái có thể hoạt động
d. Không đáp án nào đúng
6. Chứng khoán kinh doanh được ngân hàng hạch toán theo:
a. Giá gốc

b. mệnh giá
c. Giá mua
d. …
7.Trong kỳ, khách hàng trả nợ mà ngân hàng xếp loại vào nhóm 3, trong đó nợ gốc là 50tr, lãi là 12tr:
a. Làm tăng thu nhập khác của ngân hàng 62tr
b. Làm giảm nợ gốc theo dõi ngoại bảng 50tr
c. Làm giảm lãi dự thu theo dõi ngoại bảng 12tr
d. Làm giảm lãi dự thu 12tr
8. Vốn tự có cấp 1 của ngân hàng không có chỉ tiêu nào sau đây:
a. Lợi nhuận chưa phân phối
b. (Chắc chắn đúng)
c. (chắc chắn đúng)
d. Lợi thế thương mại
9. Doanh nghiệp không đựơc mở tài khoản nào sau đây:
a. Tài khoản thanh toán
b. Tài khoản tiết kiệm không kỳ hạn
c. Tài khoản vốn chuyên dùng
d. Tài khoản tiền gửi có kỳ hạn
10. Tài sản nào sau đây không được trích khấu hao:
a. Tài sản thuê tài chính
b. Tài sản thuê hoạt động
c. Tài sản cố định vô hình xác định được thời gian sử dụng
d.
11. đâu là công cụ phái sinh:
a. hợp đồng ngoại tệ giao ngay
b. Hợp đồng ngoại tệ kỳ hạn
c.
d.
12. Ngân hàng mua chứng khóan với mục đích kinh doanh mệnh giá 10.000 giá mua 25000/ 1 Cp. mua 10.000 Cp NH sẽ hạch toán:
a. Nợ TK CKKD 150tr Nợ TK Chi phí mua 100tr Có TKTM 250tr
b. N: TK CKKD 250tr C TKTM 250tr
c. Nợ: TK CKKD 250tr C: TK TM 250tr (và ghi chi tiết vào sổ kinh doanh CK)
D. Không phương án nào đúng
13. Chỉ tiêu đánh giá lại tài sản nằm ở khoản mục nào trên bảng cân đối kế toán
a. Tài sản có khác
b. Tài sản Nợ khác
c. Vốn chủ sở hữu
d.
…. (20 câu)
II- Lựa chọn phương án đúng và giải thích (20 điểm: lựa chọn đúng 1đ, giải thích đúng 1đ)
1. Trong kì phát sinh chi phí tiền điện và cước viễn thông là 400 trđ (chưa VAT 10%):
a. Nợ: Chi phí : 400tr Có: Tiền mặt 400tr
b. Nợ chi phí: 400tr Nợ VAT đc khấu trừ: 40tr Có: Tiền mặt 440tr
c. Nợ: Chi phí 440tr Có: Tiền mặt 440tr
d. Không phương án nào đúng
2. Quỹ nào sau đây khác các quỹ còn lại:
a. quỹ dự phòng tài chính
b. quỹ đầu tư công nghệ
c. quỹ…
d. quỹ….
3. Khi hạch toán tăng tài khoản “tài sản gán, xiết nợ chờ xử lý” sẽ làm:
a. tăng tài sản, tăng nguồn vốn
b. Tài sản và nguồn vốn k thay đổi
c. tăng tài sản, giảm NV
d. Giảm tài sản, giảm NV
4. Khi khách hàng thế chấp tài sản cho ngân hàng, kế toán hạch toán tăng khoản nhận thế chấp sẽ làm:
a. tăng tài sản, tăng nguồn vốn
b. Tài sản và nguồn vốn k thay đổi
c. tăng tài sản, giảm NV
d. Giảm tài sản, giảm NV
5. Chỉ tiêu tiền và tương đương tiền trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ của ngân hàng bao gồm các chỉ tiêu nào sau đây:
a. Tiền gửi thanh toán tại ngân hàng nhà nước
b. trái phiếu kho bạc (hay cái j đại loại thế) đáo hạn 6 tháng sau ngày mua
c. (giấy tờ có giá gì đó) dưới 3 tháng
d. a và c
e. b và c
6. TSCĐ nguyên giá 1,5 tỷ, trích khấu hao theo đường thẳng, khấu hao trung bình hàng năm là 225tr, đã trích khấu hao đc 675tr hỏi thời gian sử dụng của TSCĐ là:
a.
b. 6,67
c. 3,67
d.
moi nguoi cung giai nha
 
tỷ giá thả nổi, hạn chế nhập khẩu sẽ làm cho cầu ngoại tệ giảm, cầu ngoại tệ giảm sẽ khiến cho giá ngoại tệ giảm làm tỷ giá giảm. Tỷ giá giảm khiến xuất khẩu ròng giảm nhé. Chọn đáp án B
tỷ giá ở đây là ngoại tệ/nội tệ đó
hạn chế nhập khẩu sẽ làm cho xuất khẩu ròng tăng. xuất khẩu ròng tăng làm cho cung ngoại tệ tăng. đồng nội tệ lên giá, tỉ giá giảm
dáp án A
Đáp án như em lovezuloveme vậy là đúng rồi, ở góc độ kinh tế học, thường thì muốn giải thích vấn đề nào thì phải dựa vào mô hình và thời gian tác động. Mình sẽ chốt lại cái vấn đề chính sách vĩ mô trong nền kinh tế mở trong trường hợp tỷ giá cố định và tỷ giá thả nổi luôn (các kiến thức tham khảo từ tài liệu ôn tập Kinh tế học ôn thi cao học của Đại học Kinh tế TP.HCM).
Trước hết về cái khoản hạn chế nhập khẩu (tác động tương tự như khi CP thực hiện CSTK mở rộng: tăng chi tiêu CP hoặc giảm thuế hoặc tăng chi chuyển nhượng) thì rõ ràng sẽ làm M giảm => tổng cầu tăng, IS dịch chuyển sang phải => sản lượng tăng, lãi suất tăng r > r* (r* là lãi suất thế giới): vốn nước ngoài đổ vào => cung ngoại tệ tăng => tỷ giá giảm, nội tệ lên giá => xuất khẩu giảm, nhập khẩu tăng => cán cân thương mại xấu đi => AD giảm, IS dịch chuyển sang trái. Kết quả, nền kinh tế có xu hướng tự điều chỉnh về điểm cân bằng E ban đầu: sản lượng không tăng lên, cán cân thương mại xấu đi. Nhận xét: trong cơ chế tỷ giá thả nổi, vốn luân chuyển tự do, chính sách tài khóa kém hiệu quả, cán cân thương mại xấu đi.
Nói thêm, trong trường hợp tỷ giá cố định, tương tự như trên: hạn chế nhập khẩu thì rõ ràng sẽ làm M giảm => tổng cầu tăng, IS dịch chuyển sang phải => sản lượng tăng, lãi suất tăng r > r* (r* là lãi suất thế giới): vốn nước ngoài đổ vào => cung ngoại tệ tăng => tỷ giá giảm. Tuy nhiên, để duy trì tỷ giá cố định, NHTW phải tung nội tệ ra để mua ngoại tệ vào (làm tăng dự trữ ngoại tệ quốc gia) nên cung tiền trong nước tăng => lãi suất giảm, đường LM dịch chuyển sang phải đến khi nào r = r*. Điểm khác biết là trong TH tỷ giá thả nổi thì tỷ giá giảm và tác động đến xuất khẩu ròng, còn trong TH tỷ giá cố định thì cái lãi suất r nó tăng ban đầu rồi bị NHTW tác động bị kéo về r*, tỷ giá cố định nên ko tác động đến xuất khẩu ròng trong ngắn hạn, tác động chủ yếu là cung tiền tăng, khuyến khích đầu tư tăng sản lượng.
Tóm lại:
Chính sach tài khóa: Trong cơ chế tỷ giá cố định thì CSTK có hiệu quả trong ngắn hạn, nhưng nếu thực hiện CSTK mở rộng thường xuyên và liên tục sẽ làm cho cán cân thương mại bị xấu đi. Còn trong cơ chế tỷ giá thả nổi thì CSTK mở rộng sẽ kém hiệu quả, cán cân thương mại bị xấu đi.
Chính sách tiền tệ: Trong cơ chế tỷ giá cố định, CSTT mở rộng sẽ kém hiệu quả vì vốn đổ ra nước ngoài, kém hiệu quả vì NHTW phải bình ổn tỷ giá. Còn trong cơ chế tỷ giá thả nổi thì CSTT mở rộng sẽ có hiệu quả cao, cán cân thương mại được cải thiện.
Nói chung, cố định hỗ trợ CSTK, thả nổi hỗ trợ CSTT vậy.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Back
Bên trên