Hồ sơ Sếp đưa rủi ro cao bạn sẽ làm gì

  • Bắt đầu Bắt đầu conan87
  • Ngày bắt đầu Ngày bắt đầu

conan87

Verified Banker
Trong đời làm tín dụng mình nghĩ chắc ai cũng đã từng làm hồ sơ của sếp đưa, mặc dù biết là hồ sơ có rủi ro 8-|, đưa ra các lý do thuyết phục để chứng minh nhưng sếp đều gạt đi #-o, nói theo cái lý của sếp. Đứng trước 1 hoàn cảnh như vậy, bạn là nhân viên tín dụng, bạn sẽ làm gì. Tiếp tục làm hồ sơ và lo ngay ngay nó sẽ quá hạn, :-s hay nộp đơn xin nghỉ việc và ra đi. Mong các anh chị làm tín dụng lâu năm có thể chia sẽ kinh nghiệm cho em cũng như các bạn mới bước và nghề tín dụng.
 
Trong đời làm tín dụng mình nghĩ chắc ai cũng đã từng làm hồ sơ của sếp đưa, mặc dù biết là hồ sơ có rủi ro 8-|, đưa ra các lý do thuyết phục để chứng minh nhưng sếp đều gạt đi #-o, nói theo cái lý của sếp. Đứng trước 1 hoàn cảnh như vậy, bạn là nhân viên tín dụng, bạn sẽ làm gì. Tiếp tục làm hồ sơ và lo ngay ngay nó sẽ quá hạn, :-s hay nộp đơn xin nghỉ việc và ra đi. Mong các anh chị làm tín dụng lâu năm có thể chia sẽ kinh nghiệm cho em cũng như các bạn mới bước và nghề tín dụng.


Haizzz !! cái này mình gặp nhiều rồi ...
Công nhận rủi ro từ phía Sếp cao lắm.
Tí chết đấy bạn ạ...Hồi đấy mình cũng mới vào, chưa có nhiều hồ sơ. Sếp(PGĐ chi nhánh) chuyển cho mình cái hsơ của DN vay mua ô tô qua thẩm định và phân tích mình thấy khách hàng này ko ổn mình có trao đổi với Sếp và cả trưởng phòng của mình nữa --> bằng kinh nghiệm Sếp đã ptích để mình tin tưởng khách hàng tiềm lực tài chính ổn định có khả năng trả nợ , và hsơ ấy Sếp làm hết mình chỉ mỗi ký tờ trình thui --> 2 tháng sau phát vay ...khách hàng psinh nợ quá hạn, đến ngày thứ 9 Sếp phải bỏ tiền túi ra trả...01 tháng sau Sếp chuyển công tác sang NH khác để lại mình với món nợ khó đòi của KH...ra rất nhiều thông báo( + phong bì) gửi các cơ quan ban ngành ngăn chặn giữ xe mà ko có kết quá, vì xe đi công trình ko biết chỗ nào mà tìm, đến nhà thì ko có nhà, mà nhà cũng đã bị bán ...
Lúc đó gọi điện nhờ Sếp can thiệt thì Sếp bảo anh đang bận, em phải xử khéo, đừng có gây áp lực cho người ta...
Khách hàng thì lúc đó cũng không mấy hợp tác, gọi điện tắt máy, cứ khất lần khất lượt, xe ô tô thì bảo bán rồi ...
Lần đó mình sợ đến nỗi gặp ác mộng liên tục, cũng may lúc trước mình có trao đôi qua với Trưởng phòng là mình ko muốn làm món đó nên khi sảy ra sự việc trên trưởng phòng cũng nói đỡ và giúp mình tìm hướng giải quyết.

-- Vậy nên khuyên bạn làm TD đừng tin ai... làm theo đúng qui định, qui trình của phát luật và hệ thống NH của bạn.
 
Còn hsơ người nhà sếp,CBNV tại hệ thống...cũng phải khá cẩn thẩn nhé !
Hồ sơ cá nhân. Sếp đưa mỗi Sổ đỏ photo, CMND, SHK, còn lại mình phải tự xử, số tiền vay thường chỉ 200trđ.
Xử như thế nào để hợp lý, vừa lòng sếp, lại ko bị ảnh hưởng đến mình.
Mình đã làm thế này - Cho vay sửa chữa nhà.
Nguồn trả nợ từ hđsxkd, hoặc Lương( chế thêm vài cài hđ lao động, bảng lương )- Hóa đơn mua hàng ...
Nói chung rất rất rủi ro...
Thẩm định ko tốt, hay có gì lăn tăn trao đổi luôn với sếp.

Chỗ mình Sếp thì thay đổi liên tục, chứ nhân viên thì ít lắm.


Mình trót sử lý vài bộ, giờ vẫn lo ngay ngáy, may mà đợt kiểm toán nội bộ vừa rồi sếp xin mấy món đấy ko giải trình chứ ko chết chắc :)
 
Trong đời làm tín dụng mình nghĩ chắc ai cũng đã từng làm hồ sơ của sếp đưa, mặc dù biết là hồ sơ có rủi ro 8-|, đưa ra các lý do thuyết phục để chứng minh nhưng sếp đều gạt đi #-o, nói theo cái lý của sếp. Đứng trước 1 hoàn cảnh như vậy, bạn là nhân viên tín dụng, bạn sẽ làm gì. Tiếp tục làm hồ sơ và lo ngay ngay nó sẽ quá hạn, :-s hay nộp đơn xin nghỉ việc và ra đi. Mong các anh chị làm tín dụng lâu năm có thể chia sẽ kinh nghiệm cho em cũng như các bạn mới bước và nghề tín dụng.

Nhìn từ quyết định sa thải ban lãnh đạo chi nhánh VietinBank
(theo Vneconomy)
Quyết định sa thải cả ban lãnh đạo một chi nhánh của VietinBank nên là điển hình cho trách nhiệm trước những vấn đề trong hệ thống ngân hàng nói chung.

Ngân hàng Công thương Việt Nam (VietinBank) vừa có quyết định sa thải 15 cán bộ chi nhánh ngân hàng này tại Bến Tre, do có nhiều sai phạm trong điều hành nghiệp vụ, dẫn đến nợ xấu lớn.

Với VietinBank, quyết định trên đặt trong bối cảnh nợ xấu ngân hàng này vừa gia tăng mạnh trong 6 tháng đầu năm 2012.

Cụ thể, trong tổng dư nợ tính đến 30/6/2012, nợ dưới tiêu chuẩn (nợ nhóm 3) của VietinBank chiếm 2.763 tỷ đồng, nợ nghi ngờ (nợ nhóm 4) là 1.912 tỷ đồng và nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5) là 2.254 tỷ đồng - tăng 147% so với mức 912,45 tỷ đồng hồi đầu năm nay. Tổng nợ xấu đến cuối tháng 6 là 6.929 tỷ đồng, tương đương với tỷ lệ nợ xấu 2,45%.

Đây là lần đầu tiên một ngân hàng thương mại công khai và chủ động tạo một lát cắt trách nhiệm như vậy. Trả lời trên VnExpress, Chủ tịch VietinBank Phạm Huy Hùng cho biết con số nợ xấu liên quan “chỉ khoảng vài chục tỷ đồng” và “vẫn có thể thu hồi được”.

Tính chất của sự kiện này không nằm ở con số và khả năng khắc phục được hậu quả hay không. Mà bên cạnh việc hạch toán vào kết quả kinh doanh chung, thực hiện xử lý theo quy định là trích lập dự phòng rủi ro, thì VietinBank đã chủ động xử lý đến nguồn gốc gây ra nợ xấu.

Nhìn ở góc độ đó, sự kiện này cần trở thành điển hình cho hệ thống (dù có thể có tình huống nếu VietinBank không chủ động thì trước sau gì cơ quan chức năng cũng vào cuộc?).

Tại cuộc trao đổi mới đây của Ngân hàng Nhà nước về vấn đề nợ xấu, nhiều thông tin trước nay được cho là nhạy cảm đã được thông tin khá chi tiết. Cơ quan này cũng đưa ra loạt giải pháp xử lý nợ xấu và nâng cao chất lượng tín dụng trong thời gian tới.

Có 6 nhóm giải pháp chung được đưa ra, nhưng tuyệt nhiên không có một điểm nào nói đến việc xử lý trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân liên quan; hay xử lý sâu xa các nguyên nhân gây nợ xấu. Như trường hợp trên của VietinBank, việc xử lý “chỉ khoảng vài chục tỷ đồng” nợ xấu thì rõ ràng nằm trong 6 nhóm giải pháp Ngân hàng Nhà nước nêu, nhưng cắt hẳn nguyên nhân gây nợ xấu thì mới là hợp lý.

Gần đây, “cục máu đông” trở thành như một thuật ngữ được dùng để nói về nợ xấu ngân hàng. Nó làm tắc mạch máu, khiến tín dụng không thông suốt, gây bất an cho cơ thể. Ý kiến chung là làm sao xử lý “cục máu đông” đó, cắt được nó đi để dòng máu lưu thông bình thường trở lại.

Đầu tuần này, người viết được trò chuyện với một chuyên gia. Ông từ chối xuất hiện cũng như nêu quan điểm của mình trên báo. Nợ xấu hệ thống là một chủ đề trao đổi, và ông bày tỏ sự thất vọng.

Thất vọng bởi việc bóc “cục máu đông” đó, hay lập công ty mua bán nợ mua đứt nó trở thành một giải pháp thu hút sự quan tâm của nhiều người. Trong khi đó, theo ông nhận thấy, chưa có hướng xử lý nào đề cập đến việc loại bỏ hoặc hạn chế những yếu tố tạo ra nó.

“Bóc được “cục máu đông” này, cắt được khối nợ xấu này rồi dần dà lại hình thành một khối khác thì sao? Cần tập trung ở những nguyên nhân tạo ra nó và xử lý những gốc rễ chứ không chỉ là giải quyết hậu quả”, chuyên gia này nói.

Ở sự kiện trên, có thể có những nguyên do và mục đích nào đó nữa, nhưng rõ ràng VietinBank đã chủ động xử lý một trong những tác nhân. Một trong những, bởi nợ xấu hiện nay một phần do cơ chế quản trị, kiểm soát của ngân hàng, một phần do người vay vốn gặp khó khăn, rộng hơn là do bối cảnh kinh tế và vì sao dẫn đến bối cảnh đó.

Lát cắt của VietinBank cũng nhắm đến là trách nhiệm. Xét chung hệ thống, nợ xấu tăng cao hiện nay trách nhiệm ở đâu? Ai chịu? Liệu có thể nâng cách xử lý của VietinBank lên tầm hệ thống?

Những câu hỏi khó. Còn thực tế, nợ xấu đang là một lý do để đặt ra yêu cầu tái cơ cấu hệ thống. Thế nhưng, cho đến nay, trường hợp do nợ xấu quá lớn buộc phải tái cơ cấu, sáp nhập, hợp nhất… đã có, nhưng lại chưa thấy ai đứng ra chịu trách nhiệm, ít nhất là với cổ đông, nhà đầu tư. Thậm chí, lãnh đạo của ngân hàng phải xử lý đó vẫn tiếp tục đảm nhiệm những vị trí quản trị, điều hành cao cấp của ngân hàng có hình hài mới. Và cứ như vậy thì có ổn?
 
Nói chung đã làm trong lĩnh vực ngân hàng thì mình tin là muốn trụ lâu phải có khả năng chịu nhiệt cực kỳ tốt, áp lực từ chỉ tiêu kinh doanh, cấp trên, kiểm soát nội bộ, khách hàng hối,... Mình nghĩ trong từng trường hợp mới có câu trả lời chính xác được.
Nói chung mình thấy là phải xác định được sếp này có theo được hay không, nếu thấy "ý ẹ" thì nghỉ luôn, đừng do dự để rồi mang suy nghĩ nghi ngờ cấp trên. Còn nếu thấy sếp là người biết thương lính, là người mình có thể theo để học hỏi,... thì nên xử lý linh hoạt. Mình nghĩ sếp mà thương lính thì sẽ ko đưa hồ sơ "ý ẹ" quá đâu, mà nếu có thì mình nghĩ bạn cứ từ chối, sếp sẽ ko nghĩ gì đâu.
Mình nghĩ quan trọng nhất là xác định được cấp trên của mình có thực sự là người để mình theo học hỏi,... hay không thôi. Tất nhiên là phải đề phòng nhưng cũng phải tin cấp trên mình, làm việc mà trên đề phòng dưới, dưới nghĩ trên ép thì ko có kết quả đâu :) --> Nên xin chuyển công tác nếu có suy nghĩ này :)
 
Hihihi đây là vấn đề nan giải nhé. Nhưng mà hình như các bạn đang trao đổi ở đây toàn là "lính lác" nên cứ phán như Thánh ấy.
1. Nếu không đồng ý, thì các bạn cứ thăng tiến lên làm Chief đi hé -> Rồi các bạn cũng sẽ đưa hồ sơ cho "lính lác" của mình. Đây là điều tất yếu vì làm Sếp cũng phải quan hệ để phát triển đơn vị nên không thể tránh khỏi bị tác động từ các mối quan hệ (cũng có khi từ chính cá nhân sếp trên của Sếp)
2. Nếu cãi chối và quyết định không làm chỗ này được thì còn khối NH đang chờ bạn. hihihih đừng sai lầm nhé, đây sẽ là QĐ sai lầm của bạn đấy (cấp Lãnh đạo các Chi nhánh, PGD hoặc Hội sở đều quen biết nhau hết đấy)
3. Hãy tìm biện pháp tháo gỡ hài hòa cả đôi bên bạn à. Tuy nhiên mỗi trường hợp sẽ có mỗi cách xử lý nên không thể cụ thể ra từng vấn đề. Theo cá nhân tôi thì thế này:
* Tìn hiểu xem mối quan hệ của Sếp và KH như thế nào, vì sao lại gởi Sếp hồ sơ vay và vì sao Sếp lại nói tốt cho KH trong khi thực tế KH không được tốt.
* Nhân viên hãy cố làm hết mình và trình bày quan điểm rõ ràng, mạch lạc và công khai để Sếp thấy lý do từ chối là hợp lý và quan trọng là cách xử lý với Khách hàng làm sao để giữ thể diện, quan hệ của Sếp.
* Ko nên ghi âm buổi nói chuyện bàn luận với Sếp như vậy sẽ tự tạo khoản cách và đó cũng là lý do vì sao bạn bị để ý nhiều hơn.

Thanks all
 
Mình mới làm việc ở ngân hàng chưa hiểu hết những tình huống thực tế mong mọi ngừơi chỉ giáo thêm.
Vấn đề ở trên mình thấy bên cơ quan mình hồ sơ đi theo nhiều bộ phận. Nếu bạn làm hồ sơ nhưng trình lên tái thẩm, nếu hồ sơ có vấn đề tái thẩm hỏi mà bạn ko bảo vệ được KH của mình thì hồ sơ đấy cũng ko đc duyệt mà. Vì thế dù bạn làm hồ sơ nhưng chưa chắc hồ sơ đã được duyệt. Trừ khi cả bạn và tái thẩm đều bị sức ép từ sếp
 
Sếp thì cũng có người này người kia. Trong hoàn cảnh của bạn chủ topic trên, bạn phải đánh giá sếp là người như thế nào? tin tưởng được, uy tín thì mình có thể làm được. Nếu bạn thấy chưa tin tưởng sếp, mà hồ sơ sếp ép làm.Ở đây có 2 chiều hướng, thứ 1 bạn phân tích đúng(Hồ sơ xấu)mà sếp vẫn bắt làm, thì bạn đã vào "thế" rồi, không làm cũng khó sống lắm. Chiều thứ 2, ban chưa có kinh nghiệm nên đôi khi chưa nhìn được hết Khách hàng, trong khi KH đó sếp đã biết hoặc uy tín của người giới thiệu hồ sơ đó cho sếp đã được sếp thông qua, trường hợp này bạn phải làm là tất nhiên.
Mình may mắn vào NH gặp được sếp dễ gần và coi nhau như anh em, có gì nói cho nhau hết. KH mình đem về mình thấy OK là sếp cũng OK. Còn KH sếp như người quen, hay qua giới thiệu, nếu mình đi thẩm định xong thấy không ổn mình cũng nói thẳng sếp, sếp hoàn toàn không ép này nọ.
 
Mình mới làm việc ở ngân hàng chưa hiểu hết những tình huống thực tế mong mọi ngừơi chỉ giáo thêm.
Vấn đề ở trên mình thấy bên cơ quan mình hồ sơ đi theo nhiều bộ phận. Nếu bạn làm hồ sơ nhưng trình lên tái thẩm, nếu hồ sơ có vấn đề tái thẩm hỏi mà bạn ko bảo vệ được KH của mình thì hồ sơ đấy cũng ko đc duyệt mà. Vì thế dù bạn làm hồ sơ nhưng chưa chắc hồ sơ đã được duyệt. Trừ khi cả bạn và tái thẩm đều bị sức ép từ sếp
Ý kiến của sếp là chỉ đạo cuối cùng bạn ah, ý kiến của bộ phận tái thẩm chỉ là bảo lưu thôi, tái thẩm không cho vay, nhưng sếp cho vay là chuyện thường ngày ở phường bạn ah
 
Có bạn nào làm món cho vay đối với công ty Tnhh bán đấu giá tài sản chưa nhỉ, tư vấn cho mình làm thủ tục với, thấy bên NNo họ bảo chưa làm món nào như thế cả, nên k nhận.???
 
Back
Bên trên