Giúp tôi về tính chính xác của Nhu cầu vay vốn của Khách hàng!

thuanhm

Thuỷ Thiên Nhu
Em có doanh nghiệp trước đây vay dài hạn đến 15 tỷ đồng nhưng toàn trả nợ trước hạn, hiện tại chỉ còn 2 tỷ tiền gốc trong khi thời hạn vay còn hơn 2 năm nữa.
Trên báo cáo tài chính thì lợi nhuận hàng năm chỉ 200tr.
Bây giờ nhu cầu của họ là định vay ngắn hạn khoảng 10 tỷ, một phần là vốn lưu động, một phần là để hợp lý chi phí trên báo cáo tài chính vì doanh nghiệp lấy đâu ra tiền để trả nợ ngân hàng trong khi báo cáo tc như vậy :">:">?

Các bác thấy có ổn lắm về nhu cầu của họ ko? Có thể nhu cầu vay sai nhưng nếu lịch sử tốt nhiều khi cũng phải linh động cho khách hàng?
 
Nói chung trong trường hợp này phải thận trọng xem xét "tình hình sử dụng vốn của khách hàng".

Nếu tài sản đảm bảo tốt.
Lịch sử tín dụng tốt.

Đánh giá tình hình nguồn vốn lưu động của khách hàng, có thể xem xét cho vay nhưng giải ngân từng phần căn cứ trên chứng từ sử dụng vốn khách hàng cung cấp.

Nếu khách hàng không cung cấp được chứng từ sử dụng vốn thì tạm ngừng giải ngân.
 
Trong TH này mình xin góp ý kiến như sau, bạn xem thế nào nhé:
- Đối vs DN ở VN thì 90%( có thể là hơn) BCTC là báo cáo láo ( kể cả có kiểm toán), dc dựng lên để đối phó vs cơ quan thuế, nên việc dựa vào BCTC là ko khả thi lắm. KH để lợi nhuận ít để tránh nộp thuế, nên trong cân đối nguồn trả nợ bạn phải bạn phải trao đổi vs KH xem họ có báo cáo nội bộ ko? vì nhiều DN họ duy trì 2 loại BCTC 1 để đối phó vs cơ quan thuế , 2 là để theo dõi hoạt đông thực.
- KH này là KH cũ bạn đã quản lý hay là KH mới? nếu là KH cũ thì hơn ai hết bạn hiểu nó đang làm gì, còn KH mới thì bạn nên tìm hiểu KH này có hoạt động thật ko? đầu vào, đầu ra ntn? có chứng từ chứng minh ko? bạn xin sao kê ở các NH mà KH đang quan hệ xem họ có hoạt động ko? ...
 
Có thể đây thuộc tình trạng nhiều doanh nghiệp có tiền nhưng đi vay vốn để lấy chi phí lãi vay nhằm mục đích hợp thức hóa các chi phí của nó. Trong TH này, bạn nên thử xem lịch sử tín dụng của KH trên CIC xem thế nào, bên cạnh đó, nguồn trả nợ của khách hàng lấy từ đâu? có khả thi không? Trong thực trạng hiện nay thì nhiều doanh nghiệp sử dụng các chiêu thức lừa đảo nhằm chiếm đoạt vốn NH. Có thể bạn nghe họ giải thích thì xuôi tai thật (rằng họ vay vốn là để hợp thức hóa chi phí, trước đó toàn trả nợ trước hạn như thể năng lực tài chính của họ là tốt,...) nhưng bạn không nên tin tưởng KH ngay, cần phải có thái độ hoài nghi và suy xét cẩn trọng. Dù họ có đủ nguồn trả nợ cho NH nhưng trong tình huống này thì họ nhu cầu sử dụng vốn 10 tỷ là không hợp lý, không có mục đích sử dụng vốn cụ thể. Nếu để KH vay vốn nhằm mục đích hợp thức hóa chi phí của DN thì khả năng rất cao là KH có dấu hiệu lừa đảo, hay thậm chí KH không lừa đảo thì cũng cho thấy KH này có tư cách không tốt, có những hành vi trái pháp luật. Vì vậy theo ý kiến của cá nhân mình thì không nên cho KH này vay, họ muốn vay thì phải có phương án vay vốn cụ thể và hợp lý.
 
Thông thường cán bộ tín dụng sẽ sử dụng thông tin khách hàng nêu trong phương án kinh doanh để tiến hành phân tích nhu cầu vay vốn và tính hiệu quả của nhu cầu đó.

- Phân tích đầu vào: Trên cơ sở các hợp đồng đầu vào của phương án, cán bộ cần nắm rõ các quy định, điều khoản trong hợp đồng, về giá trị, thời gian thực hiện, tiến độ thanh toán, các tài liệu khác có liên quan...từ đó xác định xem nhu cầu vay của khách hàng có hợp lý hay không?

- Phân tích đầu ra: Tương tự như phân tích đầu vào, cán bộ cần nắm được tiến độ thực hiện của phương án đó như thế nào? Các tài liệu chứng minh cho "đầu ra" của phương án cần xác thực và phản ánh đúng thực tế. Ngoài ra, cần căn cứ vào doanh thu của các kỳ trước để đánh giá tính hợp lý nguồn thu đối với đầu ra của phương án kinh doanh...Đối với các phương án mà đầu ra không có các Hợp đồng kinh tế hoặc các tài liệu chưa phản ánh hết, cán bộ cần phân tích cụ thể báo cáo tồn kho, sổ theo dõi hàng, các bảng kê khai hóa đơn VAT, nộp thuế các kỳ trước...để phân tích nhu cầu vốn hợp lý với thực tế khi khách hàng phát sinh nhu cầu vay vốn :)
Hk hiểu ý của bạn cho lắm? Phương án kinh doanh lúc nào mà Ngân hàng không lập ra cho Khách hàng (đề nghị vay vốn và phương án vay vốn) nên vấn đề quan trọng là coi tình hình làm ăn của nó trong năm quá khứ và dự báo trong tương lai xem có còn phát triển hay duy trì được không. Nếu Cty làm ăn OK thì thay vì bạn có thể trình theo hướng là Cty sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu để đầu tư vào tài sản dài hạn (rút một phần nguồn vốn kinh doanh để thanh toán cho Ngân hàng) sẽ dẫn đến việc Cty thiếu hụt nguồn vốn lưu động nên cần vay Ngân hàng vậy thôi.
Lưu ý là phải coi lại cân đối vốn của Cty có đảm bảo không tránh trường hợp lấy vốn ngắn hạn mà đầu tư dài hạn là tiêu.
 
Theo mình bạn nên thẩm định lại khách hàng lần nữa.
1. Hợp lý chi phí tài chính: bạn nói với kh rằng kh cung cấp toàn bộ giấy tờ và cách thức hoạch toán của công ty.chi phí gì, hoạch toán ở đâu và làm như thế nào. Nói như vậy thì kh sẽ ko đưa và nói bạn làm gì cg đc, miễn là họ vay được (đối với kh dễ tính) hoặc kh nói qua loa về chuyện này thì bạn nói rằng mình cần phải thực sự hiểu mới giúp đc.
2. Vay vốn lưu động: bạn nên tính toán xem nhu cầu vay VLĐ của KH là bao nhiêu. Đầu vào của họ là ai, có uy tín ko, hóa đơn chứng từ có đáp ứng khi giải ngân ko, tài sản đảm bảo như thế nào. Bạn cần xin các hợp đồng còn hiệu lực nhé.
3. Lợi nhuận thấp do kh ko muốn nộp thế quá cao. Để xác minh lại, bạn cần ktra lại kê khai thuế của kh nhe.
Chúc bạn thành công.
 
Nếu tư cách tốt chưng minh trong lsu giao dịch.bạn nghieeng về cho vay có thể sau khi giaỉ ngân yêu cầu kh dùng 1 phần để bổ sung vld( dựa trên tte thẩm định).còn lại ký quỹ hoặc làm stk rồi phong tỏa.vẫn hợp lý, phù hợp vs nhu cầu doanh nghiệp.còn báo cáo vs thuế ntn là do doanh nghiệp thôi.
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,577
Số bình luận
528,088
Tổng số thành viên
351,505
Thành viên mới nhất
Breaking Benjam
Back
Bên trên