Giúp tôi về tính chính xác của Nhu cầu vay vốn của Khách hàng!

thuanhm

Thuỷ Thiên Nhu
Em có doanh nghiệp trước đây vay dài hạn đến 15 tỷ đồng nhưng toàn trả nợ trước hạn, hiện tại chỉ còn 2 tỷ tiền gốc trong khi thời hạn vay còn hơn 2 năm nữa.
Trên báo cáo tài chính thì lợi nhuận hàng năm chỉ 200tr.
Bây giờ nhu cầu của họ là định vay ngắn hạn khoảng 10 tỷ, một phần là vốn lưu động, một phần là để hợp lý chi phí trên báo cáo tài chính vì doanh nghiệp lấy đâu ra tiền để trả nợ ngân hàng trong khi báo cáo tc như vậy :">:">?

Các bác thấy có ổn lắm về nhu cầu của họ ko? Có thể nhu cầu vay sai nhưng nếu lịch sử tốt nhiều khi cũng phải linh động cho khách hàng?
 
Em nghĩ bác nên thẩm định kĩ lại mục đích của họ thì tốt hơn. Phải tìm hiểu xem thực sự người ta cần tiền làm gì rồi mới tính được. Thời buổi kinh tế khó khăn thế này nhiều thằng hôm trước còn khỏe re hôm sau đã ngắc ngoải rồi. Ngày xưa nó hoạt động tốt đâu có nghĩa là bây giờ nó vẫn hoạt động tốt đâu?
 
thanks bác, về mặt giải trình của họ về báo cáo tài chính như thế có đúng ko hả các bác/
Bên thuế họ có hay thắc mắc về nguồn tiền trả nợ ngân hàng ko hả các bác!
 
Em có doanh nghiệp trước đây vay dài hạn đến 15 tỷ đồng nhưng toàn trả nợ trước hạn, hiện tại chỉ còn 2 tỷ tiền gốc trong khi thời hạn vay còn hơn 2 năm nữa.
Trên báo cáo tài chính thì lợi nhuận hàng năm chỉ 200tr.
Bây giờ nhu cầu của họ là định vay ngắn hạn khoảng 10 tỷ, một phần là vốn lưu động, một phần là để hợp lý chi phí trên báo cáo tài chính vì doanh nghiệp lấy đâu ra tiền để trả nợ ngân hàng trong khi báo cáo tc như vậy :">:">?

Các bác thấy có ổn lắm về nhu cầu của họ ko? Có thể nhu cầu vay sai nhưng nếu lịch sử tốt nhiều khi cũng phải linh động cho khách hàng?

Không hiểu ý bạn này lắm. Mình thắc mắc 2 vấn đề:
1.KH trả nợ trước hạn sớm vậy mà lại ps nhu cầu vay ngắn hạn (sao k để tiền làm ngắn hạn đi mà lại trả nợ sớm)
2. KH vay hợp lý cp trong BCTC, nếu vay vì "hợp lý chi phí trên báo cáo tài chính vì doanh nghiệp lấy đâu ra tiền để trả nợ ngân hàng trong khi báo cáo tc như vậy ?"
 
Mình nghĩ bạn nên nói thêm các thông tin như: Doanh thu, Phải thu, phải trả bình quân,...chứ nói như vậy mơ hồ quá
Việc hợp lý hóa chi phí tài chính của DN: Bạn nên xem là KH hiện đang hạch toán chi phí vào mục nào (ví dụ như chi phí quản lý DN nay vì lý do nào nữa không phản anh vào được nữa - Khách hàng buộc phải chuyển sang hạch toán vào phần chi phí tài chính - chính là chi phí lãi vay)....
Bạn nói rõ hơn tình huống thì mình mới có thể trả lời thêm được
 
Chủ yếu xem doanh thu theo tờ khai VAT thế nào?
Nếu tỷ lệ doanh thu/dư nợ cao thì tốt
Ngoài ra thì mình xem xét biến động cũng như tỷ trọng của các khoản mục quan trọng như HTK, KPT, tiền, Đầu tư tài chính, cơ cấu nguồn vốn,...
Và đặc biệt quan trọng là rủi ro liên quan đến mặt hàng kinh doanh như thế nào?
Ví dụ như các DN xây dựng hiện nay dù có BĐS để thế chấp thì ngân hàng cũng chẳng mặn mà
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Chủ yếu xem doanh thu theo tờ khai VAT thế nào?
Nếu tỷ lệ doanh thu/dư nợ cao thì tốt
Ngoài ra thì mình xem xét biến động cũng như tỷ trọng của các khoản mục quan trọng như HTK, KPT, tiền, Đầu tư tài chính, cơ cấu nguồn vốn,...
Và đặc biệt quan trọng là rủi ro liên quan đến mặt hàng kinh doanh như thế nào?
Ví dụ như các DN xây dựng hiện nay dù có BĐS để thế chấp thì ngân hàng cũng chẳng mặn mà
doanh thu trên tờ khai thuế thường bị giảm nhiều so với doanh thu trong bao cao kế quả sản xuất kinh doanh. Vậy theo các bác nên phân tích theo cái nào? Nhiều trường hợp DT trên BCKQKD cao thì tỷ lệ DT/Dư nợ cao, nhưng DT báo cáo thuế thì thấp hơn nhiều tỷ lệ đó lại thấp hơn.
 
Thông tin bạn nói mình thấy chẳng rõ ràng gì cả. Nói chung chưa đủ thông tin để anh em bàn luận. Nhưng theo mình thấy thì:
1/ Bạn đã cho vay 15 tỷ vốn dài hạn => Vốn đối ứng của nó lúc bạn cho vay cũng k phải là nhỏ.
2/ Tỷ trọng vốn dài hạn trong tổng tài sản của công ty thông thường thế nào thì bạn biết đó (tùy ngành) nhưng thông thường vốn này chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản => Công ty này có tổng tài sản lớn => vốn ngắn hạn cũng to. :D
3/ Lợi nhuận hàng năm của công ty 200tr (Ít quá phải k). Nhưng theo quan điểm của mình thì khi bạn cho vay dài hạn hình thành nên tài sản sẽ dc khấu hao. Do tài sản có giá trị lớn nếu dc khấu hao nhanh thì chi phí khấu hao sẽ lớn => Lợi nhuận thấp là chuyện bình thường như cân đường hộp sữa.
4/ Nguồn trả nợ cho vay trung dài hạn là khấu hao và lợi nhuận hàng năm. Nó trả dc cũng chứng tỏ nó có nguồn từ khấu hao.
Kết luận: nếu mọi thứ dc dự đoán đúng (bạn xem lại nó theo hướng tiếp cận của mình thử) thì cho vay 10 tỷ ngắn hạn là điều hoàn toàn dc. bảo nó lập phương án tài trợ vốn lưu động đi bạn
Chốt lại : Mình nói toàn lý thuyết, bạn phải coi thực tiễn nó thế nào, nhiều khi chẳng biết nó làm gì, mà tiền cứ về ầm ầm...không như sách vở bạn ợ
Đôi lời chia sẽ :D
 
Thông thường cán bộ tín dụng sẽ sử dụng thông tin khách hàng nêu trong phương án kinh doanh để tiến hành phân tích nhu cầu vay vốn và tính hiệu quả của nhu cầu đó.

- Phân tích đầu vào: Trên cơ sở các hợp đồng đầu vào của phương án, cán bộ cần nắm rõ các quy định, điều khoản trong hợp đồng, về giá trị, thời gian thực hiện, tiến độ thanh toán, các tài liệu khác có liên quan...từ đó xác định xem nhu cầu vay của khách hàng có hợp lý hay không?

- Phân tích đầu ra: Tương tự như phân tích đầu vào, cán bộ cần nắm được tiến độ thực hiện của phương án đó như thế nào? Các tài liệu chứng minh cho "đầu ra" của phương án cần xác thực và phản ánh đúng thực tế. Ngoài ra, cần căn cứ vào doanh thu của các kỳ trước để đánh giá tính hợp lý nguồn thu đối với đầu ra của phương án kinh doanh...Đối với các phương án mà đầu ra không có các Hợp đồng kinh tế hoặc các tài liệu chưa phản ánh hết, cán bộ cần phân tích cụ thể báo cáo tồn kho, sổ theo dõi hàng, các bảng kê khai hóa đơn VAT, nộp thuế các kỳ trước...để phân tích nhu cầu vốn hợp lý với thực tế khi khách hàng phát sinh nhu cầu vay vốn :)
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,577
Số bình luận
528,088
Tổng số thành viên
351,505
Thành viên mới nhất
Breaking Benjam
Back
Bên trên