Giá trị bản sao đăng ký xe do Ngân hàng cung cấp !?

  • Bắt đầu Bắt đầu mber
  • Ngày bắt đầu Ngày bắt đầu

mber

Verified Banker
E có 01 trường hợp tuy cũ nhưng mà lại rất mới, đó là 01 khách hàng thế chấp giấy chứng nhận đăng ký xe ô tô (cà vẹt) tại ngân hàng, và được ngân hàng cấp cho bản sao đăng ký xe có ký đóng dấu của ngân hàng. Tuy nhiên khi tham gia giao thông vi phạm xuất trình bản sao này thì cảnh sát giao thông không chấp nhận. Vậy trường hợp này xử lý ra sao các bạn, phải chăng Ngân hàng nên photo công chứng, sau đó đóng dấu mộc xác nhận Giấy chứng nhận đăng ký xe đang cầm cố tại ngân hàng
 
Trước khi làm giấy đi đường cho khách hàng thì phía Ngân hàng đã làm Thông báo gửi Cảnh sát giao thông có đầy đủ thông tin về Tên, CMND, Số khung, số máy...và thông tin về những phương tiện được thế chấp tai Ngân hàng cũng được cơ quan công an nhập liệu lên hệ thống theo dõi. Do đó, khi bị cảnh sát giao thông bắt khách hàng cứ tự tin mà đưa giấy đi đường do Ngân hàng ban hành ra, Ông nào gây khó dễ thì bảo nó về mà check thông tin :D
 
Trước khi làm giấy đi đường cho khách hàng thì phía Ngân hàng đã làm Thông báo gửi Cảnh sát giao thông có đầy đủ thông tin về Tên, CMND, Số khung, số máy...và thông tin về những phương tiện được thế chấp tai Ngân hàng cũng được cơ quan công an nhập liệu lên hệ thống theo dõi. Do đó, khi bị cảnh sát giao thông bắt khách hàng cứ tự tin mà đưa giấy đi đường do Ngân hàng ban hành ra, Ông nào gây khó dễ thì bảo nó về mà check thông tin :D
Ngân hàng làm TB là thông báo cho CSGT của địa phương nơi ngân hàng đang có trụ sở, chứ KH đi đường đến địa phương khác thì lại khác rồi bác ah (mặc dù Công an tiếp nhận và có thể nhập liệu trên hệ thống của họ), an toàn nhất là ngân hàng nên công chứng sao y bản chính cho KH để thực sự có thêm sự an tâm cho khách mặc dù việc này là hơi thừa
 
Ngân hàng làm TB là thông báo cho CSGT của địa phương nơi ngân hàng đang có trụ sở, chứ KH đi đường đến địa phương khác thì lại khác rồi bác ah (mặc dù Công an tiếp nhận và có thể nhập liệu trên hệ thống của họ), an toàn nhất là ngân hàng nên công chứng sao y bản chính cho KH để thực sự có thêm sự an tâm cho khách mặc dù việc này là hơi thừa
Khi thông tin về chiếc xe thế chấp Ngân hàng đã được gửi tới Cơ quan Cảnh sát giao thông thì họ sẽ đưa thông tin xe đó lên hệ thống Quốc gia nhé về đăng ký xe (Sau này, khi chiếc xe đó không còn được thế chấp tại Ngân hàng nữa thì Ngân hàng cũng phải làm thông báo gửi Cảnh sát giao thông về thông tin chiếc xe được giải chấp, để họ xóa trong hệ thống nhé). Do đó, dù khách hàng có đi đến tỉnh nào đi chăng nữa thì việc có giấy đi đường của Ngân hàng cấp đều hợp lệ, hợp pháp.
 
Khi thông tin về chiếc xe thế chấp Ngân hàng đã được gửi tới Cơ quan Cảnh sát giao thông thì họ sẽ đưa thông tin xe đó lên hệ thống Quốc gia nhé về đăng ký xe (Sau này, khi chiếc xe đó không còn được thế chấp tại Ngân hàng nữa thì Ngân hàng cũng phải làm thông báo gửi Cảnh sát giao thông về thông tin chiếc xe được giải chấp, để họ xóa trong hệ thống nhé). Do đó, dù khách hàng có đi đến tỉnh nào đi chăng nữa thì việc có giấy đi đường của Ngân hàng cấp đều hợp lệ, hợp pháp.
về lý thuyết là vậy nhưng công an có quán triệt ko lại là vấn đề, họ cứ bảo tôi ko biết, cứ đưa đăng ký đây rồi nói chuyện tiếp thì cũng chịu bác ah, họ là Luật - Luật là họ, thế nên an toàn nhất vẫn là cấp cho khách hàng cái công chứng sao y bản chính cà vẹt
 
Cảnh sát đòi thế là không đúng. Về cơ bản bạn chỉ cần photo, đóng dấu sao y, làm xác nhận ký tên giám đốc đóng dấu là có giá trị lưu hành :)
 
1. Theo điều 58 Luật giao thông đường bộ:
"Người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ sau:
a) Đăng ký xe;
b) Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới quy định tại Điều 59 của Luật này;
c) Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới quy định tại Điều 55 của Luật này;
d) Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới."
2. Theo khoản 9, điều 1 của Nghị định 11/2012/NĐ-CP của chính phủ, sửa đổi Nghị định 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm có ghi rõ:
"“Điều 20a. Giữ giấy tờ về tài sản thế chấp
Trong trường hợp tài sản thế chấp là tàu bay, tàu biển hoặc phương tiện
giao thông quy định tại Điều 7a Nghị định này thì bên thế chấp giữ bản chính
Giấy chứng nhận quyền sở hữu tàu bay, Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển
Việt Nam, Giấy đăng ký phương tiện giao thông trong thời hạn hợp đồng thế
chấp có hiệu lực
”"

Hiện nay một số Ngân hàng đã ý thức được việc này, nhưng do nếu để KH giữ bản chính đăng ký xe thì rất nhiều rủi ro nên bắt buộc NH vẫn phải giữ lại và đề nghị KH làm hợp đồng gửi giữ (KH tự nguyện gửi trên cơ sở bị ép buộc, hahaha). Định kỳ NH sẽ cấp giấy xác nhận cho KH.
Tùy địa phương mà cơ quan CSGT có thể chấp nhận hoặc không chấp nhận cái giấy đó, nhưng nếu phạt thì cũng không sai :D
 
Nếu xét về mặt nguyên tắc, khi NH đăng ký thế chấp đối với TSBĐ là PTVT tại Trung tâm ĐKGDBD, và gửi thông báo cho Phòng CSGT tỉnh/thành phố thì TS (gắn với số khung, số máy) đó đã bị phong tỏa, cập nhật lên cơ sở dữ liệu và không giao dịch được thế chấp, mua bán, NH có thể yên tâm giao bản chính đăng ký xe cho khách hàng.
Tuy nhiên, xét trên thực tế, do mấy đặc thù sau ở VN mà việc này không khả thi:
- Cơ quan Công an không xác nhận cho việc đã phong tỏa hay chưa, Ngân hàng hoàn toàn ko thể biết điều này.
- Đăng ký xe cũng không có ghi nhận thông tin đã thế chấp (giống như Sổ đỏ), mà vẫn sạch sẽ.
- Thực tế việc mua bán xe mà không sang tên khá phổ biến tại VN, chỉ cần có đăng ký xe và giấy mua bán viết tay, do đó nếu giao đăng ký xe cho KH thì, KH có thể mang xe đã thế chấp đi bán, lúc đó sẽ phát sinh tranh chấp, kiện tụng về sau, rất phức tạp, khả năng thu hồi vốn thấp.

Do vậy, tốt nhất là NH làm sai nhưng vẫn nên giữ lại Đăng ký xe cho nó an toàn, KH không vay thì thôi, đành chấp nhận chứ biết sao.
 
Nếu xét về mặt nguyên tắc, khi NH đăng ký thế chấp đối với TSBĐ là PTVT tại Trung tâm ĐKGDBD, và gửi thông báo cho Phòng CSGT tỉnh/thành phố thì TS (gắn với số khung, số máy) đó đã bị phong tỏa, cập nhật lên cơ sở dữ liệu và không giao dịch được thế chấp, mua bán, NH có thể yên tâm giao bản chính đăng ký xe cho khách hàng.
Tuy nhiên, xét trên thực tế, do mấy đặc thù sau ở VN mà việc này không khả thi:
- Cơ quan Công an không xác nhận cho việc đã phong tỏa hay chưa, Ngân hàng hoàn toàn ko thể biết điều này.
- Đăng ký xe cũng không có ghi nhận thông tin đã thế chấp (giống như Sổ đỏ), mà vẫn sạch sẽ.
- Thực tế việc mua bán xe mà không sang tên khá phổ biến tại VN, chỉ cần có đăng ký xe và giấy mua bán viết tay, do đó nếu giao đăng ký xe cho KH thì, KH có thể mang xe đã thế chấp đi bán, lúc đó sẽ phát sinh tranh chấp, kiện tụng về sau, rất phức tạp, khả năng thu hồi vốn thấp.

Do vậy, tốt nhất là NH làm sai nhưng vẫn nên giữ lại Đăng ký xe cho nó an toàn, KH không vay thì thôi, đành chấp nhận chứ biết sao.
Tks bạn. Nhưng ở đây ý mình là việp cấp giấy chứng nhận cho khách hàng khi mình giữu bản chính thì cần bản công chứng hay bản có dấu mộc của ngân hàng . Vì theo mình được biết sau khi gửi cơ quan đăng ký thì ngân hàng được quyền cấp bản sao có đóng dấu xác nhận của ngân hàng là đủ. NHưng công an lại cứ đòi phải có công chứng.
 
Back
Bên trên