Cùng thảo luận một số Case study về TTQT hay!!!!!

  • Bắt đầu Bắt đầu Anhduy
  • Ngày bắt đầu Ngày bắt đầu
mình có ý kiến về 1 vài tình huống như sau ( có gì nhờ các bạn góp ý, sửa đổi giúp nha):
case1: sau 60 ngày (tính từ ngày 14/8) sẽ là ngày hiệu lực của hối phiếu vì hối phiếu kí phát cho công ty ABC theo phương thức nhờ thu và công ty này nhận đc hối phiếu vào ngày 13/8. Do vậy việc chưa kí chấp nhận thanh toán vào 13/8 là hợp lệ theo điều 24 ulb.
case 2: theo điều 26c3(đoạn cuối) urc 522 ngân hàng C sau khi đã thông báo về việc từ chối thanh toán, nhC nên thông báo lại về quyết định chấp nhận thanh toán và chờ chỉ thị của ngân hàng R trong 60 ngày kể từ sau ngày gửi thông báo từ chối thanh toán hoặc sau ngày gửi thông báo lại (nếu có).
ngân hàng R nên hành động theo điều 9 urc522
case 3:theo điều 34ucp600, ngân hàng banco nếu chứng minh được kiểm tra trong sự cẩn trọng hợp lí và không phát hiện dấu hiệu của sự giả mạo tức là bộ chứng từ hoàn toàn hợp lệ (phù hợp với l/c) thì ngân hàng BNP phải thanh toán cho ngân hàng banco đúng hạn. sau đó, ngân hàng bnp có thể khởi kiện người xuất trình với tội danh lừa đảo (giả mạo chứng từ). Lưu ý: tính hợp lệ độc lập với tính chân thật. Ngân hàng chỉ chịu trách nhiệm với tính hợp lệ của bộ chứng từ thôi
những tình huống còn lại mình sẽ post ý kiến của mình lên sau. mong các bạn góp ý nhiệt tình để cùng nhau giải quyết các tình huống trên. cám ơn bạn anhduy nha ^^
 
Đúng là trong tình huống 3 ngân hàng phát hành không có quyền từ chối thanh toán cho ngân hàng chiết khấu vì theo điều 34 UCP600 như bạn nói, nhưng nếu đã phát hiện chứng từ giả mạo, liên quan đến vấn đề pháp luật thì việc ngân hàng chiết khấu nhận được tiền từ ngân hàng phát hành chắc phải đợi 1 thời gian dài vì chắc chắn ngân hàng phát hành sẽ đem ra tòa xử lí về vấn đề có sự Giả Mạo trong BCT và không chịu thanh toán ngay. Chính vì thế ngân hàng chiết khấu thường chiết khấu có truy đòi và phải rất cẩn trọng để tránh trường hợp này xảy ra
 
Case 3: người thụ hưởng xuất trình bộ chứng từ đến Banco Santander bank để thương lượng. Ngân hàng này đã kiểm tra và xác định bộ chứng từ phù hợp L/C và đã ứng trước cho người thụ hưởng
Banco Santander bank có thể chiết khấu miễn truy đòi hoặc có truy đòi đối với người thụ hưởng
BNP Paripas phát hiện bộ chứng từ giả mạo và từ chối hoàn trả cho ngân hàng Banco Santander bank. Nếu BNP chứng thực được BCT là giả mạo thì Banco B phải chấp nhận, BNP làm đúng. Nếu chiết khấu có truy đòi với người thụ hưởng thì Banco B sẽ không mất gì trong vụ này
Nói chung thì ngân hàng thường chiết khấu có truy đòi và như mình biết thì hiếm khi ngân hàng NHẬN ĐƯỢC BCT giả^^

Theo UCP 600, ngân hàng ko chịu trách nhiệm về tính thật giả của chứng từ, do đó, dù biết bộ chứng từ là giả mạo, theo luật, BNP Paripas vẫn phải là người chịu trách nhiệm thanh toán theo quy định của L.C mà mình đã phát hành. Việc giải quyết bộ chứng từ giả mạo chỉ có thể có 2 trường hợp:
- BNP Paripas gởi điện đến Banco và trình bày rõ vấn đề, mong nhận được sự hợp tác thiện chí của Banco trong việc yêu cầu khách hàng của mình hoàn trả tiền và không thanh toán. Tuy nhiên, đây chỉ là "LỜI KÊU GỌI THIỆN CHÍ", Banco ko chịu trách nhiệm gì về vấn đề này và nếu người bán (người làm bộ chứng từ giả mạo) không chịu trả lại tiền và chấp nhận không lấy tiền bộ chứng từ (ngân hàng Banco có thể gây sức ép "đạo đức" lên người bán)...nếu ko, BNP vẫn phải trả tiền như thường
- Bộ chứng từ giả mạo khi đó sẽ được giải quyết như là một trường hợp lừa đảo trong kinh doanh, người mua sẽ kiện người bán dựa trên hợp đồng đã ký trước đây về việc vi phạm hợp đồng ( chú ý là kiện "dựa trên hợp đồng", ko phải dựa trên L/C - do khi mở L/C thì L/c độc lập với hợp đồng) và việc giải quyết dựa trên luật đã quy định trên hợp đồng. Nếu là dựa trên luật của nước người bán thì phải liên hệ với cảnh sát của nước người bán, dựa trên luật nước người mua thì báo án ở nước người mua) hoặc vài loại hàng hóa (ví dụ: bông sợi) thì sẽ có hiệp hội bông sợi quốc tế...
Bạn lưu ý là ngân hàng ko có trách nhiệm về tính thật giả của chứng từ nên dù biết là lô hàng ko có thật thì chỉ có cách từ chối thanh toán duy nhất là....cố mà tìm ra điểm bất hợp lệ của chứng từ (nhưng mà nếu bắt Bất hợp lệ bừa bãi để từ chối thanh toán vẫn có thể bị ngân hàng bạn kiện lại lên ICC đấy). Vì ngân hàng ko phải thần thánh nên họ đã tự bảo vệ mình trước việc làm giả tinh vi các chứng từ hiện nay rồi bạn à. Nếu phải chịu trách nhiệm về tính thật giả của chứng từ nữa thì chẳng ngân hàng nào dám làm TTQT nữa đâu! Vì thu không bù được chi!

---------- Post added 20-05-2012 at 10:44 AM ----------

mình có ý kiến về 1 vài tình huống như sau ( có gì nhờ các bạn góp ý, sửa đổi giúp nha):
case1: sau 60 ngày (tính từ ngày 14/8) sẽ là ngày hiệu lực của hối phiếu vì hối phiếu kí phát cho công ty ABC theo phương thức nhờ thu và công ty này nhận đc hối phiếu vào ngày 13/8. Do vậy việc chưa kí chấp nhận thanh toán vào 13/8 là hợp lệ theo điều 24 ulb.
case 2: theo điều 26c3(đoạn cuối) urc 522 ngân hàng C sau khi đã thông báo về việc từ chối thanh toán, nhC nên thông báo lại về quyết định chấp nhận thanh toán và chờ chỉ thị của ngân hàng R trong 60 ngày kể từ sau ngày gửi thông báo từ chối thanh toán hoặc sau ngày gửi thông báo lại (nếu có).
ngân hàng R nên hành động theo điều 9 urc522
case 3:theo điều 34ucp600, ngân hàng banco nếu chứng minh được kiểm tra trong sự cẩn trọng hợp lí và không phát hiện dấu hiệu của sự giả mạo tức là bộ chứng từ hoàn toàn hợp lệ (phù hợp với l/c) thì ngân hàng BNP phải thanh toán cho ngân hàng banco đúng hạn. sau đó, ngân hàng bnp có thể khởi kiện người xuất trình với tội danh lừa đảo (giả mạo chứng từ). Lưu ý: tính hợp lệ độc lập với tính chân thật. Ngân hàng chỉ chịu trách nhiệm với tính hợp lệ của bộ chứng từ thôi
những tình huống còn lại mình sẽ post ý kiến của mình lên sau. mong các bạn góp ý nhiệt tình để cùng nhau giải quyết các tình huống trên. cám ơn bạn anhduy nha ^^

Case 1: bạn lưu ý là 60 ngày "at sight" nhé, do đó sẽ bắt đầu tính 60 ngày kể từ ngày người mua chấp nhận hối phiếu, nghĩa là 18/09/2010 cộng thêm 60 ngày nữa mới đến hạn thanh toán bạn à, ko phải là 60days after the day of draft exchange" như bạn tính đâu.
 
upup_____upup___upupupupupupup
upup_____upup___upupupupupupup
upup_____upup___upup______upup
upup_____upup___upup______upup
upup_____upup___upup______upup
upup_____upup___upupupupupupup
upup_____upup___upupupupupupup
upup_____upup___upup
upupupupupupu___upup
upupupupupupu___upup
 
xin phép đào mộ ạ
Theo mình case1 thì sẽ như này.
Theo điều 24, người cầm phiếu - ở đây là ngân hàng thu - ko có nghĩa vụ giao hối phiếu cho công ty ABC để xin chấp nhận --> tức là có giao cũng không vi phạm
Người bị ký phát - công ty ABC - được phép xuất trình vào một lần thứ 2 nào đó, tức là công ty hoàn toàn có quyền chuyển ngày xuất trình vào ngày khác nhưng theo điều 44, 45 thì nếu ko có quy định thời hạn xuất trình để xin chấp nhận thì người cầm phiếu - lúc này là công ty ABC - sẽ phải thông báo trong vòng 4 ngày kinh doanh về tình trạng chấp nhận hoặc kháng nghị.
==> Mình nghĩ là công ty ABC ko hợp lệ
 
mấy case study này hay thật nhỉ, mong các bạn có thêm nhìu tình huống để mọi ng học tập
 


Case 1: bạn lưu ý là 60 ngày "at sight" nhé, do đó sẽ bắt đầu tính 60 ngày kể từ ngày người mua chấp nhận hối phiếu, nghĩa là 18/09/2010 cộng thêm 60 ngày nữa mới đến hạn thanh toán bạn à, ko phải là 60days after the day of draft exchange" như bạn tính đâu.

Theo mình thì 60 ngày sẽ được tính kể từ ngày Ngân hàng nhận được chỉ thị nhờ thu (ngày làm việc tiếp theo ngày nhận chỉ thị nhờ thu là ngày thứ 1). Đương nhiên quyền chấp nhận hối phiếu hay không là của doanh nghiệp nhưng nếu đã chấp nhận thì ngày đáo hạn vẫn là tính theo đúng thời hạn như vậy. Mặc dù thời hạn là thế nhưng cũng có rất nhiều tình huống, doanh nghiệp đã chấp nhận để lấy chứng từ rồi nhưng đến ngày đáo hạn không thanh toán. Ngân hàng thu hộ không có trách nhiệm gì nên cũng chỉ theo dõi và nhắc doanh nghiệp thôi vì tự hai bên lựa chọn phương thức nhờ thu mà.
 
nguy hiểm nhỉ, nhưng mình tin chắc ngân hàng có cách để kiểm tra bct thật giả và thực tế mình đã làm việc với mb bên đó làm rất tốt
 
Back
Bên trên