Cùng thảo luận một số Case study về TTQT hay!!!!!

Anhduy

Thành viên
Em có vài tình huống TTQT sưu tầm trên mạng, anh tuantubeo và chị Ella_eva giải giúp em với ạ

Case study 1


Ngày 01/08/2010, công ty ABC ở Việt Nam ký hợp đồng nhập khẩu lô hàng thức ăn gia súc của công ty DEF ở Thái Lan theo phương thức thanh toán nhờ thu trả chậm 60 ngày sau ngày nhìn thấy hối phiếu. Ngày 08/08/2010, công ty DEF giao hàng, lập bộ chứng từ, hối phiếu và chuyển cho ngân hàng ThaiBank để thu hộ tiền ở công ABC. Sau khi nhận được chỉ thị nhờ thu từ công ty ABC, ThaiBank lập chỉ thị nhờ thu và chuyển toàn bộ chứng từ kèm hối phiếu đến Agribank HCM nhờ thu hộ tiền của công ty ABC. Agribank HCM nhận được bộ chứng từ kèm hối phiếu và chỉ thị nhờ thu ngày 12/08/2010 và thông báo ngay cho công ty ABC và gửi kèm hối phiếu. Công ty ABC nhận được vào ngày 13/08/2010, nhưng sau khi xác nhận với hãng vận chuyển, tàu chưa cập cảng. Công ty ABC quyết định chưa ký chấp nhận thanh toán tờ hối phiếu. Ngày 15/09/2010, công ty ABC nhận được giấy báo của hãng tàu là ngày 18/09/2010 tàu sẽ cập cảng. ngày 18/09/2010, công ty ABC quyết định ký chấp nhận thanh toán tờ hối phiểu để đổi lấy chứng từ nhận hàng.

Yêu cầu:


  1. Vẽ sơ đồ và phân tích tình huống phát sinh?
  2. Theo bạn, việc không chấp nhận thanh toán tờ hối phiếu của công ty ABC vào ngày 13/08/2010 có hợp lệ hay không? Tại sao? Hãy xác định thời hạn thanh toán của tờ hối phiếu trên.
Case study 2

Tại ngân hàng thu hộ A có tình huống như sau:

Ngân hàng C nhận chỉ thị nhờ thu theo điều kiện D/P từ ngân hàng chuyển chứng từ R. Ngày 18/5/2006, ngân hàng C đòi tiền người mua nhưng người mua từ chối thanh toán. Ngày 19/05/2006, ngân hàng C giữ bộ chứng từ và thông báo việc người mua từ chối thanh toán cho ngân hàng R, đồng thời yêu cầu người bán xử lý bộ chứng từ. Ngày 20/05/2006 ngân hàng C nhận được yêu cầu chuyển tiền thanh toán và giao bộ chứng từ của người mua. Do đó ngân hàng C đã nhận tiền và giao bộ chứng từ cho người mua vì người mua là khách hàng của ngân hàng.

Ngày 21/05/2006 khi ngân hàng C tiến hành lập lệnh chuyển tiền cho ngân hàng R thì lại nhận được lệnh yêu cầu chuyển trả bộ chứng từ của ngân hàng R. Ngân hàng C đã giải trình toàn bộ sự việc phát sinh với ngân hàng R. Tuy nhiên ngân hàng R không chấp nhận giải trình này và đe dọa kiện ngân hàng C.
Yêu cầu: Bạn hãy nhận xét về cách xử lý nghiệp vụ của ngân hàng C và ngân hàng A dựa trên URC522.

Case study 3


Vào ngày 5/10/07, Banco Santander bank có nhận được L/C có nội dung sau:
Sender: BNP Paripas
Receiver: Banco Santander bank
-------------------------------------------------------
31C Date of issue: 3 Oct 07
31D: Expiry date: 5 Dec 07
41D: Available with: Banco Santander bank by deffered
payment at 180 days after shipment date
44C: Latest date of shipment: 10 Nov 07
--------------------------------------------------------
Vào ngày 01/11/07, người thụ hưởng xuất trình bộ chứng từ đến Banco Santander bank để thương lượng. Ngân hàng này đã kiểm tra và xác định bộ chứng từ phù hợp L/C và đã ứng trước cho người thụ hưởng, sau đó gửi chứng từ đến BNP Paripas để yêu cầu thanh toán vào ngày đáo hạn. Nhưng BNP Paripas phát hiện bộ chứng từ giả mạo và từ chối hoàn trả cho ngân hàng Banco Santander bank. Vậy BNP Paripas hành động đúng hay sai?

Case study 4


Tháng 6 năm 2007, công ty xuất nhập khẩu tổng hợp (CENTRIMEX) đã ký hợp đồng nhập khẩu 10.000 tấn phân Ure của công ty HELM (Đức) với giá 145 USD/tấn, tổng trị giá hợp đồng gần 1.500.000 USD

Nếu có vấn đề tranh chấp sẽ nhờ trọng tài Singapore hoặc Việt Nam giải quyết. CENTRIMEX tìm được ngay đối tác nhận mua toàn bộ số hàng trên, đó là công ty Vật tư Nông Sản Hà Nội với giá 1.610.616,6 USD. Như vậy, CENTRIMEX thu vào hơn 2 tỷ đồng nhờ phần chênh lệch sau khi giao dịch của thương vụ này.

Trong khi hàng trên đường đến VN (vào tháng 9/2007) lũ lụt chưa từng có đã xảy ra ở đồng bằng sông Cửu Long, nhu cầu về phân Ure xuống rất thấp, giá phân Ure ở thị trường VN giảm tới 40 USD/tấn so với lúc nhập khẩu. CENTRIMEX đối mặt với nguy cơ lỗ vốn gần 6 tỷ đồng (400.000 USD).

Ngày 29/09/2007 hàng cập cảng Sài Gòn an toàn, không có sự tổn thất. CENTRIMEX và sở giao dịch 1 (Ngân hàng NN&PTNN) nhận thấy trong bộ hồ sơ đề nghị thanh toán của Ngân hàng NHF tại Đức có 3 lỗi, qua đó từ chối không nhận hàng với lý do “Bộ hồ sơ có lỗi” và đòi phía đối tác (HELM) hoàn trả số tiền đã trả theo hợp đồng gần 1,5 triệu USD. Ba lỗi đó gồm:

Trên vận đơn không ghi ngày xếp hàng lên tàu (nhưng trên vận đơn có ghi ngày phát hành vận đơn).
Trên hối phiếu không ghi tên ngân hàng trả tiền (drawee có ghi sở giao dịch 1)
Số tiền diễn tả bằng chữ không đúng luật (sai lệch với số tiền ghi bằng số)

Còn số hàng 10.000 tấn phân Ure trên tàu không thể chờ đợi được nên công ty XNKTH 3 cho phép tàu rời cảng Sài Gòn. Sau đó Ngân hàng BHF xiết nợ 100% giá trị L/C bằng cách trừ chiết khấu từ tài khoản của ngân hàng NN&PTNN Việt Nam tại Ngân hàng BHF với số tiền gần 1,5 triệu USD, đồng thời bắt phía Việt Nam chịu phạt lãi trả chậm số tiền còn thiếu 10.162 USD. Sau khi mất cả tiền lẫn hàng, ngày 07/1102007, CENTRIMEX đã kiện công ty HELM ra trung tâm trọng tài quốc tế tại Việt Nam đòi bồi thường số tiền 1.666.000 USD cũng với lý do trên.

Biết rằng khi ký kết hợp đồng L/C được mở không hủy ngang tại Sở Giao Dịch 1 thuộc ngân hàng NN&PTNN Việt Nam và tuân theo quy tắc UCP 600. Chúng ta phải xử lý tình huống này như thế nào theo UCP 600?

Case study 5


Công ty xuất nhập khẩu (A) tiến hàng nhập khẩu phân bón từ một công ty tại Singapore (B). Đồng thời (A) tiến hàng bán toàn bộ lô hàng trên cho công ty vật tư nông nghiệp (C), và báo (C) đến nhận hàng tại cảng Hải Phòng.
Ngày giao hàng phân bón Trung Quốc chậm nhất là ngày 15/09/2007.

Ngày 01/09/2007, theo yêu cầu của (C), A yêu cầu tu chỉnh L/C: cảng giao hàng Hải Phòng sửa đổi thành cảng Sài Gòn.
Đến cuối ngày 12/09 không có chấp nhận hay từ chối tu chỉnh từ phía công ty bán hàng Singapore (B), (A) quyết định không thay đổi kế hoạch giao hàng với (C), và báo cho (C) việc vẫn nhận lô hàng tại cảng Hải Phòng.
Ngày 15.09, (B) giao hàng tại cảng Sài Gòn. Trong khi đó, (C) lại điều phương tiện vận chuyển đến cảng Hải Phòng để nhận, kết quả là không nhận được hàng.

Ngày 25/09/2007 Ngân hàng phát hành L/C Việt Nam nhận được đơn xuất trình ghi cảng đến là cảng Sài Gòn. Và lô hàng đã được (B) vận chuyển đến cảng Sài Gòn.
Từ đó phát sinh tranh chấp giữa 3 bên:
Công ty XNK (A) từ chối thanh toán với lý do: cảng đến sai so với L/C gốc là cảng Hải Phòng.
Công ty Singapore (B) không đồng ý và dọa kiện (A) ra hội đồng tranh chấp quốc tế.
Công ty vật tư nông nghiệp (C) điều phương tiện đến Hải Phòng để nhận hàng: không có hàng, từ chối thực hiện hợp đồng đòi công ty XHK (A) bồi thường thiệt hại.

Hãy phân tích tình huống và theo bạn, mọi chi phí, tổn thất do chuyển cảng nhận hàng ai chịu. Tại sao?

Case study 6:

Một L/C không hủy ngang, trả ngay có trị giá 2,000,000.00 USD được mở ngày 06/9/2007 và hết hạn vào ngày 01/11/2007. L/C quy định: giao hàng trễ nhất vào ngày 6/10/2007, bộ chứng từ có thể xuất trình tại bất cứ ngân hàng nào để yêu cầu chiết khấu nhưng thời gian xuất trình là 21 ngày kế từ ngày giao hàng nhưng trong thời gian hiệu lực của L/C. Vào ngày 7/10/2007, người bán hàng xuất trình bộ chứng từ vào ngày 28/10/2007 để yêu cầu thanh toán từ ngân hàng mở L/C. Nhưng bộ chứng từ bị từ chối do giao hàng và xuất trình chứng từ trễ hạn. Ngay sau đó, hàng lên giá. Người bán đã thỏa thuận với khách hàng khác giá cao hơn. Còn người mua thứ nhật cũng đến ngân hàng xin chấp nhận bất hợp lệ, chấp nhận thanh toán để nhận được hàng. Người bán không đồng ý. Trong khi đó, NH mở L/C lại trao bộ chứng từ cho người mua thứ nhất đi nhận hàng. Theo bạn, trong tình huống này, hành xử của đối tượng nào đúng và đối tượng nào sai? Hãy phân tích và giải thích lý do.

Case study 7 & 8

Cho 2 bộ chứng từ xuất trình cho L/C (đính kèm). Yêu cầu:

  1. Phân tích nội dung của L/C phát sinh.
  2. Vẽ và trình bày quy trình mở và thanh toán cho L/C trên (lưu ý liên hệ thực tế)
  3. Giả sử bạn là nhân viên của ngân hàng VN, bạn hãy trình bày chi tiết quá trình kiểm tra từng chứng từ trong bộ chứng từ xuất trình theo L/C trên.


Download tất cả tình huống theo đường dẫn:
http://www.mediafire.com/?c9x8eeqoc8x3a67
View attachment case study _TTQT.rar
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
@};-thanks nhé! nếu ai mà có ý định làm trong phòng TTQT thì rất có ích để ôn luyệ đây
 
Case study 5 là một tình huống có thật trên thực tế. Cụ thể như sau, mình up để các bạn tham khảo

Thương vụ này được bắt đầu từ ngày 17.7.2000, khi Hợp đồng ngoại thương số 611/171/20 được bên bán là Công ty Helm Dungenmittel GmbH, Hamburg (Đức) (gọi tắt là Công ty Helm) và bên mua là Công ty XNK tổng hợp III - chi nhánh Hà Nội (gọi tắt là Công ty Centrimex - HN) ký kết. Theo đó, Công ty Helm bán cho Công ty Centrimex - HN 10.000 tấn phân urê Trung Quốc, trị giá hợp đồng 1.451.935,75USD, thanh toán theo phương thức L/C thông qua ngân hàng bên bán BHF (Đức) và ngân hàng bên mua Sở Giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn I (gọi tắt là SGD No1). Sau khi L/C số LN/SGDI - 00/071 của thương vụ được mở tại SGD No-1 ngày 19.7.2000 bên bán bắt đầu bốc hàng lên tàu DEWAN-1 của Pakistan tại cảng Bayuquan (Trung Quốc) giao hàng cho bên mua theo điều kiện CFR quy định bởi các điều kiện thanh toán quốc tế INCOTERMS 2000 mà L/C của thương vụ này áp dụng. Điều kiện CFR là: Giao hàng tại nơi đi cho bên mua thông qua chủ tàu được bên mua uỷ nhiệm. Theo đó, khi hàng được giao qua lan can tàu, quyền sở hữu của bên mua về lô hàng đó bắt đầu được xác lập. Ngày 27.9.2000, tàu DEWAN-1 cập cảng TPHCM theo đúng hợp đồng đã ký. Tuy vậy, toàn bộ lô hàng này đã bị bên mua từ chối tiếp nhận với lý do: "Công ty chúng tôi không có vận đơn đường biển (B/L) để nhận hàng và vì bộ chứng từ không phù hợp với L/C". Như vậy Centrimex - HN đã tự chối bỏ hàng của chính mình. Tàu DEWAN-1 buộc lòng phải nhổ neo quay về làm thủ tục hoá giá lô hàng, lấy tiền tự trang trải các khoản chi phí vận chuyển.

Ai chịu trách nhiệm?Sau khi nhận được bộ chứng từ do Ngân hàng BHF gửi tới, SGD No-1 phát hiện thấy một số sai sót. Ngày 2.10.2000, SGD No-1 thông báo cho Công ty Centrimex - HN biết vấn đề này để họ cho ý kiến. Chỉ sau 1 ngày, ngày 3.10.2000, Công ty này phát công văn yêu cầu SGD No-1 từ chối thanh toán lô hàng. Những sai sót này là: Vận đơn đường biển B/L không ghi chú ngày bốc hàng lên tàu, số tiền bằng chữ ghi sai trên hối phiếu và tên của ngân hàng trả tiền cũng ghi sai trên hối phiếu.

Nhưng qua tham khảo nhiều chuyên gia trong ngành thương mại hàng hải, chúng tôi thấy như sau:
Đúng là trên B/L không ghi chú ngày bốc hàng lên tàu mà chỉ ghi ngày cấp vận đơn 6.9.2000. Tuy nhiên, theo Điều 25(a) (iv) của các quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng thư - ấn bản số 500 (gọi tắt là UCP 500) của Phòng Thương mại quốc tế (L/C ghi áp dụng quy tắc này), ngày cấp vận đơn được coi là ngày bốc hàng lên tàu và ngày giao hàng.

Số tiền 1.451.935,75USD được ghi bằng chữ trên hối phiếu: "Một*bốn*năm*một*chín*ba*năm** 75/100USD" không phù hợp với cú pháp Việt Nam, mà lẽ ra phải được viết là: "Một triệu bốn trăm năm mươi mốt nghìn chín trăm ba mươi lăm dollars và bảy mươi nhăm cent". Tuy nhiên, theo đoạn 2, Điều 13 (a) của UCP 500, "các chứng từ không được quy định trong thư tín dụng sẽ không được các ngân hàng kiểm tra". Trong thương vụ này, L/C không quy định Ngân hàng BHF phải có hối phiếu đi kèm để đòi tiền Công ty Centrimex - HN. Do vậy, hối phiếu ở đây không được coi là một chứng từ thanh toán.

Về tên của ngân hàng trả tiền được ghi trên hối phiếu, qua xác minh chúng tôi thấy, đích thực đây là tên của SGD No-1. Trong hối phiếu có nhắc đến tên của Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam nhưng là để dẫn chiếu (đề cập) đến L/C. Theo cách lập luận trên, hối phiếu không phải là một chứng từ thanh toán.

Sau khi trao đổi và nhận được điện trả lời của Ngân hàng BHF phủ nhận những lỗi này, ngày 10.10.2000, trong khi con tàu DEWAN-1 còn buông neo tại cảng TPHCM, SGD No-1 còn đề nghị Công ty Centrimex chấp nhận bộ chứng từ đòi tiền do Ngân hàng BHF chuyển tới và mời công ty đến làm thủ tục đi nhận hàng. Ngày 17.10.2000, sau khi nhận được ý kiến của Ngân hàng BHF cho biết họ yêu cầu phải nhận được thanh toán chậm nhất vào ngày 19.10.2000, cùng ngày 17.10.2000, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - đơn vị chủ quản của SGD No-1 - đã có ý kiến bác bỏ những lỗi nói trên, chỉ thị SGD No-1 phải thanh toán ngay cho Ngân hàng BHF, đồng thời yêu cầu bên mua là Công ty Centrimex nhận nợ. Tuy nhiên, Công ty Centrimex-HN đã không thay đổi ý kiến, vẫn từ chối nhận hàng. Theo Interpol Việt Nam, hiện nay toàn bộ lô hàng trị giá 20 tỉ đồng này đã bị toà án Pakistan hoá giá để thanh toán chi phí vận chuyển cho con tàu DEWAN-1.

Tại sao Công ty Centrimex-HN lại cố tình chối bỏ lô hàng? Lý giải điều này, xin bạn đọc hãy tham khảo công văn số 88/HN ngày 12.10.2000 của Công ty Centrimex-HN gửi SGD No-1 thông báo về điều kiện nhận hàng mà Công ty đưa ra trong buổi làm việc với Giám đốc Công ty Helm Dungenmittel GmbH, Hamburg tại TPHCM chiều ngày 11.10, khi con tàu DEWAN-1 vẫn còn neo đậu tại cảng TPHCM, rằng: "Nhận hàng với điều kiện theo giá thị trường tại thời điểm nhận hàng và phải giám định lại chất lượng" (?!). Và xin hãy nhớ lại vào thời gian này, đang xảy ra lũ lụt lớn tại miền Trung và một số tỉnh miền Đông Nam Bộ, phân urê tụt giá nghiêm trọng. Đương nhiên, nếu nhận lô hàng này về, Công ty Centrimex-HN phải chấp nhận lỗ hàng tỉ đồng. Và, họ đã không chịu làm như thế.

Kết thúc vụ điều tra
Ngày 31/1, Cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội cho biết đã kết thúc điều tra lại theo kháng nghị của Viện KSND tối cao đối với vụ án thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Công ty Xuất nhập khẩu tổng hợp III (Centrimex) - Chi nhánh Hà Nội trong việc nhập khẩu hơn 10 ngàn tấn phân urê trị giá hơn 1,4 triệu USD.
Trong vụ này, trước đó, Tòa án nhân dân (TAND) TP Hà Nội đã tuyên phạt Hoàng Đình Dung, nguyên Giám đốc Chi nhánh Centrimex Hà Nội 7 năm tù, buộc phải bồi hoàn hơn 1,4 triệu USD; Vũ Thị Trầm, nguyên Phó Giám đốc Sở Giao dịch I (SGD I) - Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (NHNoVN) 5 năm tù và Đỗ Thị Minh, nguyên Phó phòng Kế hoạch kinh doanh SGDI NHNoVN 3 năm tù; buộc Trầm và Minh phải bồi hoàn cho SGD I hơn 10,6 ngàn USD.
Tuy nhiên, do có kháng nghị của Viện KSND tối cao, Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao đã tuyên hủy bản án nói trên và quyết định giữ nguyên mức án đối với Hoàng Đình Dung; chuyển hồ sơ cho cơ quan Công an điều tra lại hành vi Trầm và Minh; đồng thời yêu cầu xem xét trách nhiệm của ông Đặng Văn Đính, nguyên Phó Giám đốc SGD I - NHNoVN (nay là NHNoVN Chi nhánh Thăng Long).

Quá trình điều tra lại đã có đủ cơ sở kết luận: Ngày 17/7/2000, Chi nhánh Centrimex Hà Nội ký hợp đồng mua của Công ty Helm (Cộng hòa LB Đức) 10 ngàn tấn phân urê với giá 145 USD/tấn theo hình thức CFR-FO, thanh toán bằng thư tín dụng (L/C) do NHNoVN phát hành. Hai bên thống nhất sử dụng qui tắc Incoterms 2000 điều chỉnh hợp đồng.

Ngày 19/7/2000, Chi nhánh Centrimex đã gửi giấy yêu cầu SGD I - NHNoVN mở L/C không hủy ngang, thanh toán ngay hơn 1,4 triệu USD cho Công ty Helm qua Ngân hàng BHF - Đức, với điều kiện: Chỉ thanh toán khi Công ty Helm xuất trình đủ chứng từ như đã nêu trong hợp đồng mua phân urê và L/C phải tuân thủ qui tắc UCP 500 (qui tắc và thực hành thống nhất tín dụng chứng từ).

Ngày 27/9/2000, tàu Dewan I chở hơn 10 ngàn tấn phân urê trị giá hơn 1,4 triệu USD cho Chi nhánh Centrimex Hà Nội, cập cảng TP HCM. Ngày 2/10/2000, SGD I NHNoVN nhận được bộ chứng từ đòi hơn 1,4 triệu USD do Ngân hàng BHF gửi đến.

Khi kiểm tra chứng từ, bị can Minh, Phó phòng Kế hoạch kinh doanh và bị can Trầm, Phó Giám đốc SGD I NHNoVN cho rằng bộ chứng từ có 3 lỗi so với qui định của UCP 500 nên đã thông báo cho Chi nhánh Centrimex Hà Nội biết. Ngay sau đó, Chi nhánh Centrimex Hà Nội đã gửi công văn cho SGD I NHNoVN từ chối thanh toán và gửi công văn cho đại lý hàng hải TP HCM từ chối nhận hàng vì không có chứng từ...

Trước tình hình đó, bà Trầm đã ký điện gửi Ngân hàng BHF thông báo người yêu cầu mở L/C đã từ chối thanh toán do bộ chứng từ có lỗi. Tuy nhiên, Ngân hàng BHF vẫn yêu cầu SGDI thanh toán và yêu cầu NHNoVN xem xét vì việc bắt lỗi của SGD I là không đúng.

Mặc dù NHNoVN xem xét và kết luận việc bắt lỗi của SGD I là không đúng, yêu cầu SGD I phải thanh toán L/C cho đối tác và Chi nhánh Centrimex đến nhận nợ tại ngân hàng nhưng ông Đính (thời điểm đó là Giám đốc SGD I), bà Trầm và Phòng Kế hoạch kinh doanh của đơn vị này không thực hiện. Do hàng không được giao, nên ngày 19/10/2000, tàu Dewan I đã chở hàng về Pakistan. Sau đó, Ngân hàng BHF cũng đã tự trích tài khoản của NHNoVN mở tại BHF số tiền hơn 1,4 triệu USD và phạt lãi chậm trả hơn 10,6 ngàn USD.

Như vậy, Chi nhánh Centrimex Hà Nội và SGD I - NHNoVN đã "mất cả chì lẫn chài", tiền thì vẫn phải trả mà hàng thì không được nhận. Thực tế, theo qui định thương mại quốc tế, hàng được bốc lên giao qua lan can tàu tại cảng giao hàng như CFR - Incoterms 2000 quy định là Chi nhánh Centrimex Hà Nội đã nhận hàng, vì vậy việc Chi nhánh Centrimex không nhận hàng là sai.

Cũng khó hiểu về cách hành xử của đơn vị này, khi số phân urê nếu Chi nhánh Centrimex Hà Nội nhận và bàn giao cho Công ty Vật tư nông sản Hà Nội theo hợp đồng đã ký kết, thì đây là một thương vụ làm ăn có lãi; nhưng chi nhánh này lại không nhận nên đã bị Công ty Vật tư nông sản Hà Nội phạt vi phạm hợp đồng?!

Về phía các bị can Trầm, Minh do bắt lỗi sai, xuất phát từ sự yếu kém về nghiệp vụ chuyên môn để Chi nhánh Centrimex lợi dụng không nhận chứng từ, thanh toán tiền mua hàng, gây thiệt hại cho NHNoVN hơn 1,4 triệu USD. Sai phạm này có phần trách nhiệm của bị can Đính, là Giám đốc SGDI nhưng không thực hiện yêu cầu của lãnh đạo NHNoVN dẫn đến bị Ngân hàng BHF trừ tiền và phạt lãi chậm trả, gây thiệt hại cho NHNoVN. Vì vậy, ngoài việc giữ nguyên quan điểm đề nghị truy tố đối với hai bị can Trầm và Minh; Cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội còn đề nghị truy tố đối với bị can Đặng Văn Đính về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.

Qua vụ án này là bài học cho các doanh nghiệp khi làm ăn với đối tác nước ngoài cần nắm vững các quy định, luật lệ thương mại quốc tế; những chiêu trò "cùn", "cù nhầy" theo cách mà bị can Hoàng Đình Dung, nguyên Giám đốc Chi nhánh Centrimex Hà Nội áp dụng vừa gây mất uy tín cho doanh nghiệp; vừa không thể thực hiện được, bởi họ luôn nắm vững "luật chơi", có kinh nghiệm và luôn biết cách "cầm dao bằng chuôi".
 
mấy case study này hay quá. ai có ý kiến thì nêu ra cùng thảo luận chung nhé:-bd
 
case 6: Khi ngân hàng phát hành báo cho bên xuất khẩu bộ chứng từ có lỗi xong thì ngân hàng phát hành vẫn đang giữ bộ chứng từ và chờ chỉ thị tiếp theo. Lúc này sẽ có 2 trường hợp xảy ra
- Nếu bên nhập khẩu đến ngân hàng và chấp nhận những lỗi trong bộ chứng từ và chấp nhận thanh toán thì ngân hàng sẽ giao BCT cho nhà nhập khẩu và báo cho bên xuất khẩu là chấp nhận thanh toán
- Nếu bên Xuất khẩu gửi chỉ thị sang là Ok, chấp nhận những lỗi của BCT, chấp nhận việc ngân hàng phát hành không thanh toán, giờ gửi trả lại BCT cho tôi thì ngân hàng phát hành sẽ không có quyển chấp nhận thanh toán nữa
Nói chung chỉ thị nào đến trước thì ngân hàng phát hành sẽ thực hiện trước
 
Case 3: người thụ hưởng xuất trình bộ chứng từ đến Banco Santander bank để thương lượng. Ngân hàng này đã kiểm tra và xác định bộ chứng từ phù hợp L/C và đã ứng trước cho người thụ hưởng
Banco Santander bank có thể chiết khấu miễn truy đòi hoặc có truy đòi đối với người thụ hưởng
BNP Paripas phát hiện bộ chứng từ giả mạo và từ chối hoàn trả cho ngân hàng Banco Santander bank. Nếu BNP chứng thực được BCT là giả mạo thì Banco B phải chấp nhận, BNP làm đúng. Nếu chiết khấu có truy đòi với người thụ hưởng thì Banco B sẽ không mất gì trong vụ này
Nói chung thì ngân hàng thường chiết khấu có truy đòi và như mình biết thì hiếm khi ngân hàng NHẬN ĐƯỢC BCT giả^^
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,575
Số bình luận
528,080
Tổng số thành viên
351,402
Thành viên mới nhất
nhacaisodo66a
Back
Bên trên