Follow along with the video below to see how to install our site as a web app on your home screen.
Note: This feature may not be available in some browsers.
Giữa Luật và Lệ đều có ý nghĩa thi hành. Trong trường hợp câu hỏi của Sếp bạn nếu trả lời là sai thì e bạn hơi bị vất vả.
Đúng là UCP không cấm các DN trong cùng quốc gia sử dụng L/C. Theo pháp luật liên quan kinh doanh thương mại thì các doanh nghiệp được toàn quyền lựa chọn phương thức thanh toán cho mình.
Nghị định 160 mà một bạn đã đưa ra ở trên chắc là NĐ 160/2006/CP quy định thi hành chi tiết Pháp lệnh ngoại hối. Nghị định này không liên quan trực tiếp đến L/C.
Tuy nhiên tham chiếu theo Quyết định số 711/2001/QĐ-NHNN ngày25/5/2001 của Thống Đốc Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam về ban hành quy chế mở tín dụng thư nhập hàng trả chậm thì Thanh toán bằng thư tín dụng trả chậm (sau đây gọi là "nghiệp vụ L/C trả chậm") là một phương thức thanh toán tín dụng chứng từ có kỳ hạn do ngân hàng thực hiện để phục vụ cho việc nhập khẩu hàng hoá của các doanh nghiệp. Như vậy, ngành Ngân hàng Việt Nam hiểu rằng L/C phục vụ cho việc nhập khẩu hàng hóa hay liên quan Thanh toán Quốc Tế.
Thực tế hoạt động tại các NHTM trong nước hiện nay, khi ban hành quy định về thanh toán bằng hình thức tín dụng chứng từ đều nên rõ phạm vi " để thanh toán hàng hóa xuất, nhập khẩu). Do đó bạn nên tham khảo quy định cụ thể của ngân hàng mình. Nhưng theo tôi nghĩ chắc cũng không có ngoại lệ.
Các doanh nghiệp trong nước nên sử dụng phương thức bảo lãnh thanh toán của Ngân hàng theo quy chế về bảo lãnh trong nước sẽ phù hợp hơn sử dụng phương thức L/C. Theo L/C thì khi ngân hàng phát hành L/C phải thanh toán cho người bán nếu nhận đủ bộ chứng từ hợp lệ theo L/C (dù hàng có giao hay không giao), đấy chính là rủi ro mà ngân hàng phải gánh chịu khi phát hành L/C, do đó kể cả khách hàng trong nước có đề nghị ngân hàng cũng không dễ gì đồng ý ngay cả khi Luật không cấm.