Có phải L/C chỉ dùng trong các trường hợp thanh toán có yếu tố quốc tế?

  • Bắt đầu Bắt đầu banker
  • Ngày bắt đầu Ngày bắt đầu

banker

Administrator
Hôm nay tự dưng ông sếp ra một chủ đề nho nhỏ.
Câu hỏi của sếp là:

L/C chỉ dùng trong các trường hợp thanh toán có yếu tố quốc tế . Đúng hay sai? Các DN Việt Nam với nhau (gọi nôm na là local business) có được dùng L/C làm phương thức thanh toán không?

Người bảo có, người bảo không, cả nhà mình cùng thảo luận xem như thế nào nhé!
 
Mình đã từng gặp trường hợp 2 DN XKVN sử dụng phương thức thanh toán LC (FOB), không nhất thiết phải có yếu tố thanh toán quốc tế mới được sử dụng LC. Thông thường, trong 2 DN này sẽ có 1 DN là trung gian (buyer đầu tiên) đứng ra mua hàng của DN kia (seller đầu tiên) rồi bán lại cho nhà NK cuối cùng ở NNg. Hàng của seller đầu tiên này sẽ được chuyển giao tại Cảng do buyer đầu tiên chỉ định và buyer đầu tiên này sẽ lo mọi thủ tục hải quan chuyển đổi sở hữu ngay tại Cảng. Sau đó, buyer đầu tiên này lại đóng vai trò là nhà XK-seller (có thể tiếp tục sử dụng phương thức thanh toán LC) cho bên mua khác ở nước ngoài. 2 LC này là độc lập. Đa phần các seller đầu tiên này là các DN chưa thể tìm được thị trường tiêu thụ ở nước ngoài nên mới phải thông qua trung gian như vậy.
Các bạn có ai có kinh nghiệm j chia sẻ thì thảo luận nhé ^^
 
Em nghĩ là do L/C chịu sự điều chỉnh của tập quán quốc tế (UCP,ISBP,...) do đó nên có lẽ sẽ ko có truong hợp sử dụng L/C trong thương mại nội địa vì như thế sẽ can thiệp khá sâu vào luật quốc gia ( trái với nguyên tắc về tự do hóa thuơng mai của WTO ):-D
@chị Lâm Thi Mỹ Hanh :cái trường hợp như c Hạnh nói e thấy nó khá giống với transferable L/C hoặc là back-to-back L/C .Nhưng dường như là buyer/seller đầu tiên có lẽ phải ở 2 quốc gia khác nhau.2 loại L/C trên nó thường được dùng để giảm thiểu rủi ro giao hàng hoặc "giấu" bạn hàng !
 
Theo mình thì sử dụng được trong nội bộ 1 quốc gia, vì các tập quán quốc tế như UCP, ISBP chỉ áp dụng khi mình tham chiếu đến nó.
 
Đây là nguyên văn một số ý kiến kết luận của ICC để bạn tham khảo thêm:
Official Opinion R305:
Faced with an order from a court, the issuing bank cannot ignore this and fulfil its obligations under the credit. This applies even where the bank may previously have given a notice of acceptance.
Local law will prevail over the obligations and responsibilities detailed in UCP. This applies to all parts of the world not just Country F.
Official Opinion R515:
During the five years that UCP 500 has been in effect, there have been numerous similar instances which have been brought to the attention of ICC. UCP 500 is to be seen as the basis upon which international trade, which is subject to payment by letters of credit, is to be carried out. It states the basic level of requirements and responsibility of the parties, unless the credit states otherwise. UCP 500 cannot, and does not, reflect law. Local law will always rule in a dispute situation.
The ICC continually seeks to bring the principles of its rules to the international community, including the legal profession in each country. It is also in the interest of banks worldwide that when faced with disputes under a letter of credit that the full effect and purpose of UCP 500 is made aware to the concerned court.
Official Opinion R312:
The fact that an order was placed on Bank A stopping it from honouring its obligation was outside the scope and application of UCP. This is a matter for local law.

Áp dụng điều ước quốc tế hay luật trong nước?
Liên quan đến việc áp dụng điều ước quốc tế, đúng là trong các văn bản luật của Việt Nam đều có quy định trong trường hợp có ự khác nhau giữa quy định của luật/pháp lệnh/nghị định của Việt Nam và các quy định của điều ước quốc tế về cùng một vấn đề, thì áp dụng các quy định của điều ước quốc tế đó.

Quy định trên cho thấy Việt Nam chấp hành nghiêm chỉnh Công ước Viên mà Việt Nam là thành viên. Rõ ràng Việt Nam chấp nhận trường phái nhất nguyên, tức là chấp nhận quan điểm về tính ưu thế của pháp luật quốc tế so với luật quốc gia.

Năm 2006 Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 138/2006/NĐ-CP ngày 15-11-2006 quy định chi tiết thi hành các quy định của Bộ luật dân sự về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, theo đó khẳng định
việc áp dụng pháp luật dân sự Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, điều ước quốc tế, pháp luật nước ngoài và tập quán quốc tế tuân theo quy định tại Điều 759 của Bộ luật dân sự, tức là trong trường hợp điều ước quốc tế mà CHXHCNVN là thành viên có quy định khác với Bộ luật dân sự Việt Nam thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó (Điều 759.2) và trong trường hợp quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài không được Bộ luật dân sự, các văn bản pháp luật khác của CHXHCNVN, điều ước quốc tế mà CHXHCNVN là thành viên hoặc hợp đồng dân sự giữa các bên điều chỉnh thì tập quán quốc tế, nếu việc áp dụng hoặc hậu quả của việc áp dụng không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật CHXHCNVN (Điều 759.4).

Ngày 10/10/2001 Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Công ước Viên 1969 về Luật điều ước quốc tế. Theo tôi biết cho tới nay Việt Nam đã ký được hơn 1000 điều ước quốc tế song phương và là thành viên của gần 200 điều ước quốc tế đa phương.

UCP không phải là điều ước quốc tế mà là tập quán quốc tế được ICC tập hợp và thông qua và được áp dụng rộng rãi trong các giao dịch thanh toán bằng L/C. Tuy vậy, như ICC thừa nhận nó không phải là một văn kiện pháp lý chiếm ưu thế so với luật quốc gia.

Thực tế cho thấy các tranh chấp phát sinh giữa nhà xuất khẩu và nhập khẩu không phải là tranh chấp liên quan đến L/C hay chứng từ mà liên quan đến hàng hóa và các nghĩa vụ theo hợp đồng mua bán, do vậy, chúng được giải quyết trên cơ sở quy định của hợp đồng về giải quyết tranh chấp. Ngân hàng trong trường hợp này chỉ là một bên thứ ba liên quan có nghĩa vụ phải thực thi theo phán quyết của tòa án, chẳng hạn tạm ngừng thanh toán để giải quyết tranh chấp hoặc ngừng thanh toán do có yếu tố lừa đảo mà những vấn đề này thì nằm ngoài phạm vị điều chỉnh của UCP.

Cho đến nay không có nhiều quốc gia có luật quy định về giải quyết tranh chấp L/C trên tinh thần tôn trọng các quy định của UCP. Thực tế khi xét xử tranh chấp hợp đồng, các tòa án không quan tâm đến UCP. Điều này trong nhiều trường hợp làm ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng bị can thiệp. Có thể nói Trung Quốc là quốc gia đầu tiên ban hành quy định hướng dẫn các tòa án giải quyết tranh chấp liên quan đến L/C. Quy định này của Trung Quốc cho thấy các tòa án phải tôn trọng các quy định UCP. Tòa án chỉ can thiệp đối với ngân hàng khi tranh chấp đó có yếu tố gian lận, lừa đảo như chứng từ giả mạo, hàng ma…

Theo mình nghĩ việc sử dụng L/C vẫn được sử dụng trong thương mại nội địa, rất ít được sử dụng do có nhiều yếu tố gây rắc rối, mất nhiều thời gian, hầu hết được sử dụng trong thanh toán quốc tế.
 
Đúng như các bạn nói, quan điểm của mình, L/C chỉ đơn là là một phương thức thanh toán áp dụng trong hoạt động thương mại được thỏa thuận giữa "người bán" và "người mua". (Các bạn xem thêm định nghĩa của wiki: http://en.wikipedia.org/wiki/Letter_of_credit)
Tuy nhiên, tại VN, cụm từ "L/C" hầu hết chỉ được nhắc đến trong Thanh toán Quốc tế và cụm từ "ng bán", "ng mua" được viết thành "nhà xuất khẩu", "người nhập khẩu" => gây hiểu lầm rằng chỉ có trong TMQT mới dùng đến hình thức này.

Thực tế ng ta ít dùng hình thức này trong nước vì:
Thứ nhất: nó phức tạp hơn các hình thức khác (VD: TT bằng tiền mặt, bảo lãnh ..)
Thứ hai: bản thân nó cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro ...
 
---------- Post added at 08:53 AM ---------- Previous post was at 08:51 AM ----------

[/COLOR]
Theo mình thì sử dụng được trong nội bộ 1 quốc gia, vì các tập quán quốc tế như UCP, ISBP chỉ áp dụng khi mình tham chiếu đến nó.
Mình thấy tùy trường hợp mà.Ví dụ như bạn lập chứng từ bằng điện tử.Một lẽ dĩ nhiên ,cho dù là mình không dẫn chiếu gì cả,người ta cũng sẽ sử dụng eUCP bản mới nhất đang effective để điều chỉnh ấy thôi :)
 
Trên thực tế mình đã từng nhận loại LC này của 2 DN nội địa rồi. Còn giao dịch thứ 2, liên quan giữa người mua đầu tiên (giờ đóng vai trò là người bán) cho nhà NK cuối cùng ở NNg lại được thể hiện qua 1 LC độc lập khác k liên quan đến seller 1. Trường hợp này hoàn toàn khác so với LC chuyển nhượng hay giáp lưng như bạn nói vì trên LC 1 chỉ có duy nhất 1 BAN. Người bán đầu tiên và người XK cuối cùng tuyệt đối k liên quan đến nhau trong phương thức thanh toán LC này. Họ chỉ có thông quan 1 DN trung gian như mình đã nói ở trên thôi.
 
Trên thực tế mình đã từng nhận loại LC này của 2 DN nội địa rồi. Còn giao dịch thứ 2, liên quan giữa người mua đầu tiên (giờ đóng vai trò là người bán) cho nhà NK cuối cùng ở NNg lại được thể hiện qua 1 LC độc lập khác k liên quan đến seller 1. Trường hợp này hoàn toàn khác so với LC chuyển nhượng hay giáp lưng như bạn nói vì trên LC 1 chỉ có duy nhất 1 BAN. Người bán đầu tiên và người XK cuối cùng tuyệt đối k liên quan đến nhau trong phương thức thanh toán LC này. Họ chỉ có thông quan 1 DN trung gian như mình đã nói ở trên thôi.
Cái này gọi là LC giáp lưng đấy em ạ
LC thứ 2 được mở dựa trên nội dung LC thứ 1, nội dung có thay đổi một ít như số tiền, thời hạn giao hàng, tên người bán, tên người mua...
LC hoàn toàn có thể được dùng trong nội địa, nhưng đồng tiền dùng để thanh toán thì có được dùng ngoại tệ hay không thì là 1 vấn đề khác theo quy định quản lý ngoại hối hiện hành
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Agribank Tuyển Dụng 2024

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,586
Số bình luận
528,101
Tổng số thành viên
352,690
Thành viên mới nhất
Như Ýy
Back
Bên trên